Tìm hiểu về Trách nhiệm hành chính

Chuyên mụcLuật hành chính Luật hành chính Việt Nam

Tìm hiểu về Trách nhiệm hành chính.

 

ĐỀ MỤC:

  1. Khái niệm, cơ sở phát sinh và đặc điểm trách nhiệm hành chính
  2. Vi phạm hành chính
  3. Các biện pháp trách nhiệm hành chính
  4. Thẩm quyền quy định trách nhiệm hành chính và xử lý vi phạm hành chính
  5. Thủ tục xử phạt

 


 

1. Khái niệm, cơ sở phát sinh và đặc điểm trách nhiệm hành chính

a) Khái niệm

Trách nhiệm hành chính là một trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm hành chính là hậu quả bất lợi mà chủ thể vi phạm hành chính phải gánh chịu theo quy định của pháp luật.

Hậu quả bất lợi này đượcthể hiện dưới hình thức chế tài hành chính. Như vậy, chế tài hành chính thể hiện mức độ trách nhiệm hành chính.

b) Cơ sở phát sinh trách nhiệm hành chính

Cơ sở phát sinh bất cứ loại trách nhiệm pháp lý nào cũng đều là vi phạm pháp luật. Không có vi phạm pháp luật thì không thể truy cứu trách nhiệm pháp lý. Như vậy, cơ sở phát sinh trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính.

c) Đặc điểm của trách nhiệm hành chính

  • Trách nhiệm hành chính được truy cứu theo thủ tục hành chính và chủ yếu do các cơ quan hành chính áp dụng.
  • Chế tài của trách nhiệm hành chính thì mức độ nghiêm khắc nhẹ hơn so với chế tài hình sự.
  • Cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hành chính là Pháp lệnh và các văn bản về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực.
  • Người bị truy cứu TNHC không mang án tích.

2. Vi phạm hành chính

a) Khái niệm – Đặc điểm

Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật, là hành vi cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định pháp luật phải bị xử phạt hành chính (khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh).

Các dấu hiệu chung của vi phạm hành chính :

  • Là hành vi trái pháp luật (trái với những quy định của nhà nước).
  • Tính chất trái pháp luật của vi phạm hc thể hiện ở dấu hiệu xâm phạm các quy tắc trong ql hc nhà nước.
  • Là hành vi có ‘lỗi ‘ (cố ý hay vô ý)
  • Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và không được pháp luật hình sự quy định ở phần Tội phạm
  • Là hành vi theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

b) Cấu thành vi phạm hành chính

  • Mặt khách quan của vi phạm hành chính à những dấu hiệu bên ngoài của VPHC, bao gồm:
    • Hành vi trái pháp luật : vi phạm hành chính phải là hành vi (hành động hoặc không hành động) :
    • Pháp luật cấm
    • Không thực hiện hành vi pháp luật buộc phải thực hiện
    • Không thực hiện đúng những gì pháp luật yêu cầu
    • Có tính nguy hiểm cho xã hội.
    • Hậu qủa do VPHC gây ra:
    • Xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ (trật tự quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, sở hữu nhà nước, là quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân), bao gồm hậu qủa vật chất và hậu qủa phi vật chất.
    • Mối liên hệ nhân qủa: Với các vi phạm hành chính mà hậu quả là yếu tố bắt buộc thì phải xác định giữa hành vi vi phạm và hậu quá có quan hệ nhân quả trực tiếp.
    • Thời gian, địa điểm: Cũng tương tự mối quan hệ nhân quả, đây không phải là yếu tố bắt buộc trong mặt khách quan của cấu thành vi phạm hành chính, chỉ đối với những vi phạm hành chính nhất định thì địa điểm, thời gian mới đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định có vi phạm xảy ra hay không.
    • Phương tiện, công cụ thực hiện vi phạm hành chính : cũng là một trong những yếu tố bắt buộc trong một số cấu thành vi phạm hành chính.
  • Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những dấu hiệu bên trong, thể hiện thái độ, trạng thái tâm lý của người vi phạm đối với hành vi trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và với hậu qủa do hành vi đó gây ra cho xã hội, bao gồm các dấu hiệu:
    • Lỗi: Là dấu hiệu bắt buộc
    • Lỗi có hai dạng: lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
    • Độ tuổi và khả năng nhận thức là căn cứ để loại trừ yếu tố lỗi trong vi phạm hành chính
    • Động cơ, mục đích vi phạm: Là dấu hiệu không bắt buộc.
  • Chủ thể VPHC
    • Cá nhân: là công dân Việt Nam
    • Nhóm chủ thể là người chưa thành niên :

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi : xử phạt về hành vi cố ý

Người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi : bị xử phạt về mọi hành vi.

  • Nhóm chủ thể thông thường: là những người đã thành niên và chịu xử phạt hành chính theo quy định pháp luật với mọi VPHC do mình thực hiện.
  • Nhóm chủ thể là người có chức vụ: nhóm chủ thể này hiện nay không được pháp lệnh tách ra thành một nhóm độc lập như các nhóm chủ thể khác.
  • Tổ chức : Tổ chức là chủ thể VPHC bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị – xã hội, .v.v…
  • Cá nhân, tổ chức nước ngoài VPHC trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCNVN thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
  • Khách thể vi phạm hành chính là những lợi íchbị xâm phạm bở vi phạm hành chính.

3. Các biện pháp trách nhiệm hành chính

a) Các hình thức xử phạt chính

  • Cảnh cáo: được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với tất cả các VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện
  • Phạt tiền (Điều 14 Pháp lệnh) : Mức tối thiểu là 10.000 và tối đa là 500.000.000 đồng, và mức khác được quy định trong các luật chuyên ngành.
  • Trục xuất (Điều 15 Pháp lệnh): Trục xuất có thể được áp dụng với tư cách là hình thức phạt chính hoặc hình thức phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. Nếu đuợc áp dụng với tư cách là hình thức phạt bổ sung thì phải đuợc áp dụng kèm theo hình thức phạt chính là phạt tiền.

b) Các hình thức phạt bổ sung (Điều 16, 17 Pháp lệnh):

Chỉ được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính

  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
  • Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính: Là việc sung vào công qũy nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp với vi phạm hành chính.

c) Các biện pháp khắc phục hậu quả

  • Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép
  • Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện
  • Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại.
  • Các biện pháp khác do Chính phủ quy định.

4. Thẩm quyền quy định trách nhiệm hành chính và xử lý vi phạm hành chính

a) Thẩm quyền quy định trách nhiệm hành chính

Theo Điều 2 Pháp lệnh hiện hành Chính phủ là chủ thể có thẩm quyền quy định hành vi nào là vi phạm hành chính.

b) Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính

  • Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính : được quy định tại chương IV của Pháp lệnh. Các chủ thể sau đây có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính : Chủ tịch UBND các cấp, lực lương CAND, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, cơ quan thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành, Giàm đốc Cảng vụ, cơ quan thi hành án dân sự, Toà án nhân dân;…
  • Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp vi phạm hành chính do nhiều chủ thể cùng có thẩm quyền xử lý, thì (Điều 42 Pháp lệnh):
    • Trong trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
    • Nếu các VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra VPHC.
  • Nguyên tắc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính Điều 41 Pháp lệnh.

c) Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính (Điều 3 – Pháp lệnh)

  • Mọi vi phạm hành chính phải đuợc phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay.
  • Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi thực hiện vi phạm hành chính.
  • Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
  • Các nguyên tắc mang tính chất kỹ thuật:
    • Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt 1 lần.
    • Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi đó.
    • Một người thực hiện nhiều vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức xử lý, mức xử phạt đối với từng vi phạm hành chính. Nếu các vi phạm hành chính bị phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.
  • Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, biện pháp xử lý phù hợp.
  • Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc thực hiện vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc những bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

5. Thủ tục xử phạt

Có hai loại thủ tục xử phạt vi phạm hành chính : thủ tục đơn giản và thủ tục có lập biên bản.

a) Thủ tục đơn giản

  • Là loại thủ tục được áp dụng trong trường hợp xử phạt VPHC bằng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000 -200.000 đồng.
  • Đình chỉ VPHC (Đ.53 Pháp lệnh)
  • Không lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ.
  • Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.
  • Quyết định xử phạt phải đồng thời gủi cho cơ quan thu tiền phạt để kiểm tra, giám sát, theo dõi.

b) Thủ tục đơn giản

Thủ tục có lập biên bản, còn gọi là thủ tục thông thường. Hầu hết các vi phạm hành chính được xử lý thông qua các bước sau:

  • Áp dụng các biện pháp ngăn chặn bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính (xem mục 4.6), đình chỉ vi phạm hành chính (Đ.53 Pháp lệnh) và lập biên bản vi phạm hành chính (Điều 55 Pháp lệnh). Nội dung biên bản khoản 2, Điều 55 pháp lệnh quy định một biên bản vi phạm hành chính phải có các nội dung cần thiết thể hiện được toàn bộ tình hình về việc xảy ra tại thời điểm lập biên bản.
  • Ra quyết định xử phạt (Đ.56 Pháp lệnh)
    • Về thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, đối với những vụ việc phức tạp là 30 ngày
    • Nội dung quyết định xử phạt xem khoản 3 Điều 56 Pháp lệnh
    • Về hiệu lực: quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định ghi ngày có hiệu lực khác.
  • Thi hành quyết định xử phạt
    • Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày (Đ.64 Pháp lệnh).
    • Quá thời hạn trên, cơ quan có thẩm quyền tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

6. Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử phạt VPHC (chương V Pháp lệnh)

  • Tạm giữ người theo thủ tục hành chính (Đ.44, 45 Pháp lệnh)
  • Tạm giữ phương tiện, tang vật VPHC (Đ. 46 Pháp lệnh)
  • Khám người theo thủ tục hành chính (Đ.47 Pháp lệnh)
  • Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính (Đ. 48 Pháp lệnh)
  • Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện VPHC (Đ. 49 Pháp lệnh)
  • Bảo lãnh hành chính (Đ.50 Pháp lệnh)
  • Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật VN trong thời gian làm thủ tục trục xuất (Đ.51 Pháp lệnh)
  • Truy tìm đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác bỏ trốn (Đ.52 Pháp lệnh).

 


Các tìm kiếm liên quan đến Trách nhiệm hành chính, cho ví dụ về trách nhiệm hành chính, vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính, năng lực trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hành chính phát sinh khi nào, các nguyên tắc chung của trách nhiệm hành chính, số lượng các biện pháp trách nhiệm hành chính, cơ sở truy cứu trách nhiệm hành chính, dấu hiệu trách nhiệm hành chính

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền