Quy luật thay thế các kiểu nhà nước theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin

Chuyên mụcLịch sử nhà nước và pháp luật, Lý luận nhà nước và pháp luật, Triết học Nhà nước tư sản

1. Kiểu nhà nước là gì?

Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản,đặc thù của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong 1 hình thái kinh tế xã hội nhất định.

 

Những nội dung liên quan:

 

Quy luật thay thế các kiểu nhà nước theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin

Mục lục:

  1. Khái niệm kiểu nhà nước
  2. Nguyên nhân sâu xa của sự thay thế kiểu nhà nước
  3. Sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử mang tính quy luật
    1. Quy luật thứ nhất của sự thay thế các kiểu nhà nước là tính tất yếu khách quan
    2. Quy luật thứ 2 của sự thay thế các kiểu nhà nước là kiểu nhà nước mới thay thế kiểu nhà nước cũ thông qua các cuộc cách mạng xã hội
    3. Quy luật thứ 3 của sự thay thế các kiểu nhà nước là kiểu nhà nước mới bao giờ cũng ưu việt và tiến bộ hơn kiểu nhà nước cũ bị thay thế
    4. Quy luật thứ 4 của sự thay thế các kiểu nhà nước là tính kế thừa

Cách mạng vô sản

2. Nguyên nhân sâu xa của sự thay thế kiểu nhà nước

Mầm mống của mỗi sự thay thế đều nằm trong lòng chế độ cũ. Khi hạt giống đó phát triển đến một mức nhất định, giai cấp cầm quyền cũ bị lật đổ và giai cấp mới giành được chính quyền thông qua 1 cuộc cách mạng xã hội. Giai cấp mới giành được chính quyền, về cơ bản tiến bộ hơn so với giai cấp cũ nhưng vẫn kế thừa những ưu điểm của giai cấp cũ.

Xem thêm:

3. Sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử mang tính quy luật

Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin trong phép duy vật biện chứng thì quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các sự vật,hiện tượng hay giữa các mặt của sự vật hiện tượng.nói sự thay thế các kiểu nhà nước có tính quy luật bởi kiểu nhà nước mới thay thế kiểu nhà nước cũ đều lặp lại những đặc điểm,dấu hiệu chung mà sự thay thế nào cũng có.

a) Quy luật thứ nhất của sự thay thế các kiểu nhà nước là tính tất yếu khách quan

Đây là 1 biểu hiện quan trọng của quy luật phát triển và thay thế các hình thái kinh tế xã hội trong thượng tầng chính trị pháp lý. Xét theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin trong phép duy vật biện chứng thì 1 hình thái kinh tế xã hội là 1 sự vật khách quan còn lực lượng sản xuất là mặt nội dung và quan hệ sản xuất là hình thức của hình thái kinh tế xã hội.Quan hệ sản xuất biến đổi chậm hơn,lúc đầu quan hệ sản xuất còn là thích hợp cho lực lượng sản xuất. Nhưng do lực lượng sản xuất biến đổi nhanh hơn nên sẽ đến lúc quan hệ sản xuất lạc hậu hơn so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sẽ trở thành yếu tố kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển.Để mở dường cho lực lượng sản xuất phát triển, con người phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất. Sự thay đổi của phương thức sản xuất là 1 điều khách quan bởi bản thân quan hệ sản xuất là 1 sự vật,mang tính tất yếu là do sự phát triển của lực lượng sản xuất là không ngừng,con người ngày càng phát triển và nhận thức sâu sắc hơn về thế giới khách quan.

Trong suốt quá trình lịch sử thế giới đã có 4 kiểu nhà nước ra đời và thay thế nhau,đều do sự ra đời và thay thế các hình thái kinh tế xã hội.

Nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử, ra đời trên cơ sở tan rã của chế độ thị tộc,bộ lạc,gắn liền với chế độ tư hữu và phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng. Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ được xây dựng dựa trên cơ sở chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và người nô lệ. Nô lệ không có tư liệu sản xuất, bị coi là tài sản của chủ nô, vì vậy bị bóc lột rất tàn nhẫn và phải phục tùng vô điều kiện những ý muốn của chủ nô. Sự bóc lột không có giới hạn đó làm cho mâu thuẫn chủ nô và nô lệ ngày càng gay gắt. Nô lệ không muốn bị bóc lột,họ đứng lên đấu tranh chống lại chủ nô. Mặt khác,giai cấp chủ nô cũng nhận thấy không thể duy trì quan hệ sản xuất cũ. Họ giải phóng nô lệ,giao đất canh tác cho họ và thu thuế trên những vùng đất đó. Chính điều đó đã dẫn đến sự chuyển hoá dần từ phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ sang phương thức sản xuất phong kiến.Nhà nước chiếm hữu nô lệ dần bị diệt vong và thay vào đó là nhà nước phong kiến.

Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là quan hệ sản xuất phong kiến đặc trưng bằng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất và 1 phần sức lao động của nông dân. Nông dân không có ruộng đất,phải làm thuê cho địa chủ và nộp tô thuế. Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và các cuộc phát kiến địa lí đem lại nguồn của cải lớn về Châu Âu. Trên cơ sở đó,công cuộc tích luỹ tư bản được tiến hành, hình thành 2 giai cấp mới tư sảnvô sản.Giai cấp tư sản đang lên,có vị thế kinh tế nhưng lại bị chế độ phong kiến và giáo hội cùng quan hệ sản xuất phong kiến kìm hãm. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và chế độ phong kiến ngày càng gay gắt,họ đứng lên đấu tranh.hình thái kinh tế xã hội phong kiến dần bị thay thế bởi hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa và nhà nước tư sản ra dời thay thế nhà nước phong kiến.

Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa,chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư kiệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư.người nông dân, công nhân vẫn tự do,và về hình thức vẫn bình đẳng với chủ. Tuy nhiên,do không có tư liệu sản xuất,người công nhân phải làm thuê và kết quả,họ vẫn lệ thuộc vào nhà tư sản. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở thời kì đầu là những quan hệ sản xuất tiến bộ so với quan hệ sản xuất phong kiến, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Nhưng do được xây dựng dựa trên cơ sở tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư, khi chủ nghĩa tư bản phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, những quan hệ đó đã trở nên mâu thuẫn,không còn phù hợp với lực lượng sản xuất đã phát triển đến 1 trình độ xã hội hoá rất cao. Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt,đòi hỏi phải có 1 cuộc cách mạng để xoá bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thiết lập 1 quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là kiểu quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất sẽ dẫn đến sự thay thế hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa tư bản sang xã hội chủ nghĩa và sự thay thế kiểu nhà nước tư sản bằng kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.

b) Quy luật thứ 2 của sự thay thế các kiểu nhà nước là kiểu nhà nước mới thay thế kiểu nhà nước cũ thông qua các cuộc cách mạng xã hội

Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác tiến bộ hơn là 1 quy luật tất yếu. Tuy nhiên, giai cấp thống trị đại diện cho phương thức sản xuất cũ không bao giờ chịu rời bỏ quyền lực nhà nước,do vậy giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới phải tập trung lực lượng đấu tranh cho họ. Như vậy sự thay thế các kiểu nhà nước chỉ được diễn ra thông qua con đường là các cuộc cách mạng.1 kiểu nhà nước mới xuất hiện trong quá trình cách mạng khi giai cấp cũ bị lật đổ và giai cấp thống trị mới giành được chính quyền.

Vào giai đoạn cuối của chế độ chiếm hữu nô lệ.Ở phương Tây, đế quốc Rôma lâm vào tình trạng khủng hoảng.Từ thế kỉ III,những cuộc đấu tranh của nô lệ làm cho sản xuất bị giảm sút,đình đốn. Người Giéc-man là 1 bộ tộc lớn sinh sống ở phía Bắc và Đông Bắc Rôma từ nhiều thế kỉ trước công nguyên,đến thế kỉ IV do sự tấn công của người Hung nô vào khu vực Đông và Nam Âu,các bộ lạc người Giéc-man ồ ạt xâm nhập vào lãnh thổ Rôma.Năm 476,đế chế Rôma sụp đổ, chế độ chiếm nô kết thúc, xã hội của người Giéc-man bước vào quá trình phong kiến hoá.Ở phương Đông, chế độ chiếm nô tuy không rõ ràng, nhưng cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thiên niên kỉ III TCN từ thời nhà Hạ.Trải qua các thời kì Xuân Thu-Chiến Quốc,đến năm 221 TCN, nhà Tần là nước lớn mạnh hơn cả đã thông nhất Trung Quốc, xác lập chế độ phong kiến.

Do sự phát triển của lực lượng sản xuất cùng với thành quả của các cuộc phát kiến địa lí ở Châu Âu làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất phong kiến.giai cấp tư sản đã tiến hành các cuộc cách mạng chống lại nhà nước phong kiến: cách mạng Hà Lan (1566), cách mạng tư sản Anh (1649).Và với đỉnh cao là cách mạng tư sản Pháp (14/7/1789), chế độ phong kiến lung lay khắp Châu Âu. Đến giữa thế kỉ XIX,chủ nghĩa tư bản đã xác lập trên toàn Châu Âu.Ở Châu Á,Nhật Bản là nước duy nhất tiến hành cách mạng tư sản thông qua cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868.

Tính đến nay,sự tồn tại của nhà nước tư sản đã mang lại cho văn minh nhân loại nhiều tiến bộ lớn,nhưng do tồn tại trên cơ sở tư hữu về tư liệu sản xuất,các nhà tư sản nước tư sản vẫn không thể thoát khỏi những hạn chế của nó, tức là sự thống trị của 1 số ít nắm quyền lực về kinh tế, vẫn còn tình trạng người bóc lột người.Chính vì vậy,việc thay thế nhà nước tư sản bằng 1 kiểu nhà nước mới tiến bộ hơn vẫn là 1 xu thế lịch sử. Với thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 10 Nga,lần đầu tiên trong lịch sử,chủ nghĩa xã hội được thiết lập,kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời. Tiếp đó.nhà nước xã hội chủ nghĩa được hình thành ở Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên,Lào, Cu Ba thông qua các cuộc cách mạng như cách mạng tháng 8/1945 ở Việt Nam. Hiện nay nhà nước xã hội chủ nghĩa mới chỉ xuất hiện ở 1 số nước,có mầm mống ở 1 số nước Mỹ la tinh, nhưng trong tương lai sẽ là kiểu nhà nước tiến bộ nhất và tồn tại trên khắp thế giới. Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, chủ nghĩa xã hội sẽ tiêu vong và không còn tồn tại kiểu nhà nước nào nữa.

c) Quy luật 3 của sự thay thế các kiểu nhà nước là kiểu nhà nước mới bao giờ cũng ưu việt và tiến bộ hơn kiểu nhà nước cũ bị thay thế

Theo quan điểm của chủ nghĩa mác-Lênin thì sự thay thế các kiểu nhà nước tuân theo nguyên lý của sự phát triển. Nhà nước mới bao giờ cũng đại diện cho phương thức sản xuất mới,dựa trên phương thức sản xuất mới và thúc sự phát triển của phương thức sản xuất mới.Đó là sự hoàn thiện trong quá trình phát triển của các kiểu nhà nước.Nhà nước chiếm nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử,ra dời và phát triển dựa trên quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ.Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và hình thái kinh tế xã hội,kiểu nhà nước phong kiến ra dời thay thế nhà nước chủ nô.

Vì là đại diện cho phương thức sản xuất mới nên nhà phong kiến có nhiều điểm tiến bộ hơn nhà nước chủ nô.Sự xuất hiện của nó đánh dấu 1 bước phát triển mới của xã hội loài người, nó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội mà đặc biệt là xoá bỏ ách nô lệ cho những người lao động, nâng cao năng suất lao động xã hội.hình thức bóc lột của nhà nước phong kiến tinh vi hơn,đỡ tàn bạo hơn nhà nước chủ nô. Nông dân đã có kinh tế riêng, có 1 số quyền công dân,có thể lập gia đình riêng. Về chức năng,hình thức,bộ máy nhà nước phong kiến tiến bộ hơn, tổ chức chặt chẽ,hình thức đa dạng hơn.

Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước hoàn thiện nhất trong lịch sử các kiểu nhà nước bóc lột. So với quan hệ sản xuất phong kiến, nông dân, công nhân được tự do,về hình thức bình đẳng với chủ như những công dân. Tuy nhiên,do không có tư liệu sản xuất,họ vẫn bị lệ thuộc vào giai cấp tư sản. Hình thức bóc lột của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản tinh vi và vô hình hơn.Xét về mặt lịch sử,nhà nước tư sản với những thể chế dân chủ là 1 tiến bộ lớn so với nhà nước phong kiến, đặc biệt trong thời kì đầu đã xác lập những thể chế dân chủ nghị viện,quyền tự do dân chủ,phổ thông đầu phiếu… Nhưng sau đó,các quyền tự do dân chủ ngày càng bị thu hẹp. Nhà nước tư sản cũng rất đa dạng về hình thức do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế,tương quan lực lượng giữa các giai cấp và mức độ mâu thuẫn giữa chúng.

Tuy là kiểu nhà nước hoàn chỉnh hơn nhưng nhà nước tư sản vẫn có bản chất là nhà nước bóc lột.Và tuân theo quy luật tất yếu của lịch sử,nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời. Đây là kiểu nhà nước ưu việt ,tiến bộ nhất và là kiểu nhà nước cuối cùng. Tính ưu việt tiến bộ nhất của nó được thể hiện trên mọi mặt. Với cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà đặc trưng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, lao động là nghĩa vụ của tất cả các thanh viên trong xã hội,thực hiện nguyên tắc phân phối theo số lượng và chất lượng lao động. Các thành viên trong xã hội hoàn toàn bình đẳng trong sở hữu về tư liệu sản xuất,trong lao động và trong hưởng thụ. Nền tảng xã hội là liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân,do dân,vì dân,dân chủ là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

d) Quy luật thứ 4 của sự thay thế các kiểu nhà nước là tính kế thừa

Nhà nước mới ra đời không bao giờ đập tan hoàn toàn kiểu nhà nước cũ mà bao giờ cũng kế thừa những mặt,những yếu tố tích cực của nhà nước cũ còn phù hợp với nó.

Nhà nước phong kiến ra dời trên cơ sở kế thừa rất nhiều yếu tố của nhà nước chiếm nô. Quan hệ sản xuất phong kiến xây dựng dựa trên cơ sở chiếm hữu về tư liệu sản xuất bởi nó phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất lúc bấy giờ. Về chức năng,nhà nước phong kiến cũng kế thừa nhà nước chủ nô như bảo vệ chế độ sở hữu của giai cấp thống trị,trấn áp nhân dân lao động. Nhà nước phong kiến cũng tiến hành chiến tranh để mở rộng lãnh thổ như nhà nước chủ nô. Về hình thức thì nhà nước phong kiến vẫn là chính thể quân chủ,bộ máy nhà nước mang tính quân sự, tập trung, quan liêu, Về pháp luật,nhà nước phong kiến vẫn duy trì hình thức chủ yếu là tập quán pháp.

Cũng theo quy luật kế thừa đ,nhà nước tư sản ra đời trên cơ sở kế thừa những điểm của nhà nước phong kiến phù hợp với mình. Đó là bản chất bóc lột,chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự áp bức thống trị của thiểu số người với đa số nhân dân. Về đối ngoại, nhà nước tư sản cũng âm mưu nô dịch các dân tộc khác,Về hình thức thì nhà nước tư sản kế thừa chế độ quân chủ ở 1 chừng mực nhất định, đó là chế độ quân chủ lập hiến.

Cũng ra dời và thay thế nhà nước tư sản theo quy luật kế thừa,nhưng nhà nước xã hội chủ nghĩa với bản chất chuyên chính vô sản, 1 nhà nước của dân, do dân, vì dân, đã xoá bỏ tất cả những quan hệ bóc lột cùng chế độ tư hữu về lực lượng sản xuất, chỉ kế thừa những yếu tố tiến bộ tích cực với mục đích của cuộc cách mạng vô sản. Giai cấp vô sản kế thừa bộ máy nhà nước cũ, cải tạo và phục vụ cho mục đích của mình, cải tạo và kế thừa các cơ sở kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, kế thừa các quan điểm nhân quyền, tự do dân chủ trong các tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Pháp. Về hình thức pháp luật, nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng kế thừa yếu tố tích cực của pháp luật tư sản như xây dựng hiến pháp…

Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác trong lịch sử là một quy luật tất yếu,khách quan của lịch sử. Mặc dù hiện nay, sự thay thế này diễn ra chưa hoàn toàn bởi nhà nước xã hội chủ nghĩa chưa được thiết lập trên toàn thế giới nhưng trong tương lai,nhà nước tư sản sẽ tiêu vong,nhà nước xã hội chủ nghĩa – kiểu nhà nước tiến bộ nhất và là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử sẽ được xác lập trên toàn thế giới. Và sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ tiêu vong,sau đó sẽ không còn một kiểu nhà nước nào khác nữa.


Các tìm kiếm liên quan đến Quy luật thay thế các kiểu nhà nước: chứng minh kiểu pháp luật sau tiến bộ hơn kiểu pháp luật trước, quy luật thay thế các kiểu pháp luật, các kiểu nhà nước phát triển theo xu hướng nào, bảng so sánh các kiểu nhà nước, kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước, các kiểu tổ chức bộ máy nhà nước trên thế giới, kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử, chứng minh nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử, nguyên nhân sâu xa của sự thay thế kiểu nhà nước là, theo quan điểm của chủ nghĩa mác – lênin, sự thay thế các kiểu nhà nước là do, theo học thuyết mác – lênin, sự thay thế kiểu nhà nước sau đối với kiểu nhà nước trước trong lịch sử phát triển xã hội, kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử loài người là, hình thái kinh tế xã hội không tồn tại kiểu nhà nước tương ứng là

5/5 - (28738 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền