Có thể phân loại cấu thành tội phạm căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm hoặc đặc điểm cấu trúc trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Cụ thể:
..
Những nội dung liên quan:
- Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của cấu thành tội phạm
- Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm? Cho ví dụ minh họa?
- Ví dụ về các loại tội phạm trong Bộ luật Hình sự
..
Phân loại cấu thành tội phạm
Mục lục:
- Phân loại cấu thành tội phạm căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
- Phân loại cấu thành tội phạm căn cứ vào đặc điểm cấu trúc trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm
1. Phân loại cấu thành tội phạm căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
Dựa vào tiêu chí này có 3 loại cấu thành tội phạm (CTTP) như sau:
a) Cấu thành tội phạm cơ bản
Cấu thành tội phạm cơ bản là loại cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội, đó là những dấu hiệu mô tả tội phạm cho phép phân biệt giữa tội này với tội khác.
Cấu thành tội phạm cơ bản đa số được quy định ở khoản 1 của phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Riêng Điều 123 Tội giết người, cấu thành tội phạm cơ bản được quy định ở Khoản 2.
b) Cấu thành tội phạm tăng nặng
Cấu thành tội phạm tăng nặng là loại cấu thành tội phạm ngoài các dấu hiệu định tội còn có thêm các dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (được gọi là các dấu hiệu định khung tăng nặng).
Các dấu hiệu định khung tăng nặng được quy định tại khoản 2, 3, 4 phần các tội phạm cụ thể (từ Điều 108 đến Điều 425). Trừ Điều 123 tội giết người, các dấu hiệu định khung tăng nặng được quy định tại Khoản 1.
>>> Xem thêm: Cấu thành tội phạm tăng nặng tội giết người
c) Cấu thành tội phạm giảm nhẹ
Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là loại cấu thành tội phạm ngoài các dấu hiệu định tội còn có thêm các dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể (được gọi là các dấu hiệu định khung giảm nhẹ).
Các dấu hiệu định khung giảm nhẹ được quy định tại khoản 4 của nhóm các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông.
Như vậy, có thể phác hoạ 3 loại cấu thành tội phạm này theo công thức sau:
Cấu thành tội phạm cơ bản = các dấu hiệu định tội.
Cấu thành tội phạm tăng nặng = các dấu hiệu định tội + dấu hiệu định khung tăng nặng.
Cấu thành tội phạm giảm nhẹ = dấu hiệu định tội + dấu hiệu định khung giảm nhẹ.
Do đó, nội dung được phản ánh trong 3 loại cấu thành tội phạm là các dấu hiệu với 3 loại – dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung tăng nặng và dấu hiệu định khung giảm nhẹ.
Về phương diện khoa học luật hình sự thì các dấu hiệu được quy định trong mỗi cấu thành tội phạm trong BLHS cũng chính là các tình tiết. Vì vậy, tương ứng với 3 loại dấu hiệu trong cấu thành tội phạm là 3 loại tình tiết – tình tiết định tội, tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết định khung giảm nhẹ.
Tình tiết định tội là những tình tiết được phản ánh bởi các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm cơ bản dùng để mô tả một loại tội. Chúng được quy định ở cả phần chung và phần các tội phạm cụ thể.
Tình tiết định khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ là những tình tiết làm thay đổi một lượng đáng kể tính chất nguy hiểm cho xã hội của một loại tội.
Ngoài ra, trong BLHS còn quy định trong phần chung tại Điều 52 và Điều 51 một loại tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là loại tình tiết không được ghi nhận trong các dấu hiệu cấu thành tội phạm (không có ý nghĩa trong việc định tội, định khung hình phạt mà chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt).
Chúng ta có thể phân biệt giữa tình tiết định khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ với tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) như sau:
Tiêu chí so sánh | Tình tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹ | Tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ. |
– Sự thay đổi về mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. – Ví trí pháp lý – Tính chất pháp lý trong việc xác định cấu thành tội phạm. |
– Làm thay đổi một lượng đáng kể. – Được quy định trong Khoản 2, 3, 4 phần các tội phạm cụ thể – Bắt buộc. |
– Làm thay đổi một lượng không đáng kể. – Được quy định tại Điều 51, Điều 52 của phần chung. – Không bắt buộc. |
2. Phân loại cấu thành tội phạm căn cứ vào đặc điểm cấu trúc trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm
Dựa vào tiêu chí này có 2 loại cấu thành tội phạm:
a) Cấu thành tội phạm hình thức
Cấu thành tội phạm hình thức là loại cấu thành tội phạm trong mặt khách quan chỉ có dấu hiệu hành vi khách quan.
>>> Xem thêm: Các tội có cấu thành hình thức trong Bộ luật hình sự 2015
b) Cấu thành tội phạm vật chất
Cấu thành tội phạm vật chất là loại cấu thành tội phạm có các dấu hiệu trong mặt khách quan là hành vi khách quan, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Cơ sở khoa học của việc xây dựng cấu thành tội phạm vật chất hoặc cấu thành tội phạm hình thức là:
* Nếu chỉ riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm hoặc hoặc hậu quả khó xác định thì xây dựng cấu thành tội phạm hình thức.
Ví dụ: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, Tội cướp tài sản.
* Nếu hậu quả dễ xác định hoặc bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chỉ thể hiện đầy đủ trong cả dấu hiệu hành vi và hậu quả thì xây dựng cấu thành tội phạm vật chất.
Ví dụ: Tội trộm cắp tài sản, Tội giết người.
c) Cấu thành tội phạm cắt xén
Trong Bộ luật Hình sự còn có một loại cấu thành tội phạm đặc biệt: Cấu thành tội phạm cắt xén là loại cấu thành tội phạm mà trong mặt khách quan chỉ có dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng dấu hiệu hành vi không phải là phản ánh chính hành vi phạm tội. Loại cấu thành tội phạm này được quy định tại Điều 109 – Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
>>> Xem chi tiết về cách phân loại này tại bài viết: Phân loại cấu thành tội phạm theo cấu trúc của cấu thành tội phạm
Dựa vào tiêu chí này có 3 loại cấu thành tội phạm (CTTP) như sau:
1) Cấu thành tội phạm cơ bản;
2) Cấu thành tội phạm tăng nặng;
3) Cấu thành tội phạm giảm nhẹ.
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân quy định tại Điều 109 BLHS 2015 là loại cấu thành tội phạm cắt xén. Trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm này được phản ảnh bởi một trong hai hành vi:
– Hành vi thành lập tổ chức, về bản chất thì đây là hành vi chuẩn bị phạm tội. Vì vậy nó được gọi là cấu thành tội phạm cắt xén.
– Hành vi tham gia vào tổ chức hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đối với hành vi này đây là cấu thành tội phạm hình thức.
Để lại một phản hồi