Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của cấu thành tội phạm

Chuyên mụcLuật hình sự Cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội cụ thể được quy định trong bộ luật hình sự.

 

Những nội dung liên quan:

>>> Xem thêm nhiều bài viết khác liên quan đến cấu thành tội phạm

 

Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của cấu thành tội phạm

Mục lục:

  1. Khái niệm cấu thành tội phạm
  2. Các đặc điểm của cấu thành tội phạm
    1. Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm đều do luật định
    2. Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm mang tính đặc trưng điển hình
    3. Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm có tính bắt buộc
  3. Ý nghĩa của cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm

1. Khái niệm cấu thành tội phạm

 Hiện tượng của tội phạm trộm cắp tài sản
Hiện tượng của tội phạm trộm cắp tài sản

Như vậy, hiện tượng trộm cắp tài sản rất phong phú, đa dạng. Mỗi trường hợp phạm tội trộm cắp khác nhau thì sự thể hiện về thực tế là khác nhau như: khác nhau về con người thực hiện tội phạm, khác nhau về thủ đoạn phạm tội, khác nhau thời gian, địa điểm, công cụ phương tiện phạm tội, khác nhau về tài sản bị chiếm đoạt, khác nhau về người bị hại, vv… Nhưng bất kỳ một trường hợp phạm tội trộm cắp nào cũng phải thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm trộm cắp tài sản đó là: người phạm tội phải từ đủ 16 tuổi trở lên,có năng lực trách nhiệm hình sự, tội phạm xâm phạm tới quan hệ sở hữu, hành vi lén lút, hành vi bí mật chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý và với hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Các dấu hiệu này được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS) tại Điều 138. Các dấu hiệu này được gọi là các dấu hiệu cấu thành tội phạm (CTTP) của tội trộm cắp tài sản.

Chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa tội phạm với cấu thành tội phạm của một loại tội như sau:

Tội phạm – hiện tượng
(Tồn tại trong thực tế khách quan. Đa dạng,
phong phú).
Cấu thành tội phạm- Mô hình lý luận
(Là các dấu hiệu đặc trưng cho một loại tội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Chỉ có một cấu thành tội phạm
cho một loại tội)
– Khách thể: Quan hệ xã hội trực tiếp bị tội phạm xâm hại.
– Mặt khách quan: hành vi khách quan, hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp thủ đoạn, thời gian địa điểm, hoàn cảnh phạm tội.
– Chủ thể: tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự.
– Mặt chủ quan: lỗi động cơ, mực đích phạm tội.
– Khách thể: Quan hệ xã hội trực tiếp bị tội phạm xâm hại.
– Mặt khách quan: hành vi khách quan, hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp thủ đoạn, thời gian địa điểm, hoàn cảnh phạm tội.
– Chủ thể: tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự.
– Mặt chủ quan: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.

=> Từ những nội dung đã phân tích như trên có thể đưa ra khái niệm cấu thành tội phạm như sau: Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho một loại tội cụ thể được quy định trong bộ luật hình sự.

Nội dung của cấu thành tội phạm chính là sự phản ánh các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Các dấu hiệu đó là: Quan hệ xã hội bị xâm hại, độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi khách quan, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, lỗi,động cơ, mục đích phạm tội.

Các dấu hiệu bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm là: quan hệ xã hội bị xâm hại, độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi khách quan và lỗi.

Một cấu thành tội phạm của một loại tội luôn luôn phải chứa đựng đầy đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm. Đó là: khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Song các dấu hiệu trong mỗi một cấu thành tội phạm có thể nhiều ít khác nhau.

cac-yeu-to-cau-thanh-toi-pham
Các yếu tố cấu thành tội phạm

2. Các đặc điểm của cấu thành tội phạm

a. Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm đều do luật định

Chỉ Nhà nước mới có quyền quy định một hành vi nào là tội phạm bằng cách là mô tả những dấu hiệu đó và quy định chúng trong Bộ luật Hình sự. Cơ quan giải thích và áp dụng pháp luật chỉ được phép giải thích nội dung những dấu hiệu đã được quy định trong Bộ luật Hình sự. Việc thêm hoặc bớt bất kỳ một dấu hiệu nào đó của cấu thành tội phạm đều có thể dẫn đến tình trạng định tội sai hoặc bỏ lọt tội hoặc làm oan người vô tội.

Các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm của một loại tội được quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự như: tuổi, tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự, lỗi; và chúng được quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự như dấu hiệu: hành vi khách quan, hậu quả của tội phạm, quan hệ xã hội bị xâm hại…

b. Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm mang tính đặc trưng điển hình

Một loại tội phạm chỉ được đặc trưng bởi một cấu thành tội phạm và một cấu thành tội phạm chỉ đặc trưng cho một loại tội phạm, đó là dấu hiệu đặc trưng. Dấu hiệu đặc trưng của cấu thành tội phạm còn thể hiện ở chỗ chỉ các dấu hiệu nào nói lên bản chất đặc trưng của loại tội đó để phân biệt tội phạm đó với tội phạm khác mới được ghi nhận trong cấu thành tội phạm.

Một dấu hiệu có thể được phản ánh trong nhiều cấu thành tội phạm nhưng giũa các cấu thành tội phạm khác nhau phải có ít nhất một dấu hiệu khác nhau Đó là dấu hiệu điển hình.

Ví dụ về dấu hiệu của cấu thành tội phạm mang tính đặc trưng điển hình
Ví dụ

Hoặc ví dụ về cấu thành tội phạm trộm cắp với cấu thành tội phạm lừa đảo có rất nhiều dấu hiệu chung giống nhau như: quan hệ sở hữu bị xâm hại, độ tuổi, năng lực TNHS, hành vi chiếm đoạt tài sản, lỗi cố ý trực tiếp. Nhưng giữa 2 cấu thành tội phạm này có 2 dấu hiệu mang tính điển hình cho mỗi cấu thành tội phạm đó là: hành vi lén lút trong tội trộm cắp tài sản và hành vi gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Như vậy, giữa 2 cấu thành tội phạm khác nhau phải khác nhau ít nhất một dấu hiệu, đó chính là dấu hiệu điển hình.

c. Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm có tính bắt buộc

Một hành vi chỉ bị coi là tội phạm khi nó thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm. Nếu thiếu hoặc thừa bất kỳ một dấu hiệu nào đó thì nó có thể không phải là tội phạm hoặc tội phạm khác. Nghĩa là tất cả dấu hiệu của cấu thành tội phạm đều là điều kiện cần và đủ để định tội danh.

Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm là các dấu hiệu bắt buộc được quy định ở phần chung hoặc phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật Hình sự.

Chú ý: Một số trường hợp trong đồng phạm hoặc phạm tội chưa đạt hay trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì hành vi của người phạm tội thiếu đi một hoặc một số các dấu hiệu trong một cấu thành tội phạm. Trường hợp này khi định tội phải kết hợp các quy phạm pháp luật phần chung về đồng phạm, các giai đoạn thực hiện tội phạm. Vì mỗi quy phạm pháp luật phần các tội phạm cụ thể chỉ phản ánh các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đã hoàn thành và đối với trường hợp phạm tội riêng lẻ.

3. Ý nghĩa của cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự

Điều 2 BLHS quy định: “Chỉ người nào thực hiện một hành vi phạm tội được quy định trong BLHS mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Cơ sở để xác định một hành vi bị coi là tội phạm khi thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu được phản ánh trong cấu thành tội phạm.

– Cấu thành tội phạm là điều kiện cần và đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều kiện cần chỉ có dựa vào các dấu hiệu của cấu thành tội phạm mới xác định được trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

Điều kiện đủ ngoài những dấu hiệu được phản ánh trong cấu thành tội phạm để xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội không cần xác định bất kỳ một dấu hiệu nào khác.

– Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của định tội danh

Để định tội danh cho một trường hợp phạm tội cụ thể người áp dụng pháp luật phải căn cứ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm để đi đến kết luận hành vi đó phạm vào điều nào, khoản nào trong BLHS. Đó cũng chính là kết quả của hoạt động định tội danh.

5/5 - (30993 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền