[PDF] Giáo trình Luật sư và đạo đức hành nghề luật sư

Chuyên mụcGiáo trình luật, Luật Luật sư Giáo trình Luật sư và đạo đức hành nghề luật sư
Giáo trình Luật sư và đạo đức hành nghề luật sư

Giáo trình Luật sư và đạo đức hành nghề luật sư – Nhà xuất bản Tư pháp được biên soạn và xuất bản dùng cho chương trình đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp.

..

Những nội dung liên quan:

..

Giới thiệu về Giáo trình Luật sư và đạo đức hành nghề luật sư

Giáo trình Luật sư và đạo đức nghề luật sư được biên soạn và xuất bản dùng cho chương trình đào tạo nghề luật sư – Phần đào tạo kỹ năng cơ bản của Học viện Tư pháp. Giáo trình được xây dựng trên nguyên tắc: (i) Nội dung bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức, chuẩn đầu ra của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành và chương trình môn học Luật sư và đạo đức nghề luật sư do Giám đốc Học viện Tư pháp ban hành; (ii) Tiếp cận nội dung nghiên cứu từ góc độ kỹ năng nghề nghiệp đặc thù của luật sư.

Nhằm xây dựng nguồn học liệu cho phần đào tạo cơ bản nêu trên, Học viện Tư pháp đã rà soát các giáo trình, tài liệu hiện có và biên soạn bổ sung các giáo trình, tài liệu mới. Với học liệu môn học Luật sư và đạo đức nghề luật sư, kết quả rà soát cho thấy các nội dung đặc thù liên quan tới Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam được Hội đồng luật sư toàn quốc ban hành theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019, thay thế Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2011 chưa được đề cập cụ thể trong các tài liệu hiện hành. Bộ Quy tắc đạo đức được ban hành và có hiệu lực vào ngày 13/12/2019, cùng với Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật ban hành kèm theo Quyết định số 203/QĐ-HĐLSTQ ngày 19/12/2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc là hai văn bản nội bộ rất quan trọng, có thể ví như một văn bản thuộc về luật nội dung và một văn bản thuộc về luật hình thức trong nội bộ nghề luật sư, làm công cụ giữ gìn các giá trị chuẩn mực nghề nghiệp của đội ngũ luật sư trước xã hội và đồng thời là căn cứ để áp dụng xử lý các hành vi vi phạm trong nội bộ tổ chức luật sư. Những nội dung này cần được luận giải, phân tích để làm rõ sự cần thiết phải quy định các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, việc thực hiện các quy tắc đó như thế nào cũng như những điều cần tránh trong quá trình hành nghề để không vi phạm các quy tắc đạo đức… Bên cạnh đó, Giáo trình tiếp tục chi tiết hóa đặc trưng, bản chất nghề nghiệp luật sư, một nghề có những đặc thù riêng biệt về vị trí, vai trò, chức năng và cách thức mà nó tồn tại, phát triển trong xã hội. Những giá trị cốt lõi của nghề luật sư, những cơ hội và thách thức nghề nghiệp sẽ được làm rõ, sứ mệnh nghề nghiệp, tư cách pháp lý, chức năng xã hội, năng lực, phẩm chất, tố chất của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp; khơi dậy, lan tỏa tinh thần nghĩa hiệp, niềm đam mê và khát vọng cống hiến cho công lý, công bằng xã hội đối với những người đã lựa chọn sẽ vững bước trên con đường hành nghề luật sư.

Giáo trình Luật sư và đạo đức hành nghề luật sư - Học viện Tư pháp
Giáo trình Luật sư và đạo đức hành nghề luật sư – Học viện Tư pháp

Với mong muốn hoàn thiện hơn nữa học liệu phục vụ hoạt động đào tạo nghề luật sư, đặc biệt là sự đổi mới trong phương pháp tiếp cận, truyền tải nội dung chuyên môn của giáo trình, Học viện Tư pháp tổ chức biên soạn Giáo trình Luật sư và đạo đức nghề luật sư (Tái bản lần thứ nhất).

Tập thể tác giả hy vọng Giáo trình sẽ là tài liệu học tập hữu ích cho học viên lớp đào tạo nghề luật sư nói riêng và học viên của Học viện Tư pháp nói chung. Đồng thời, đây cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho các luật sư trong quá trình hành nghề.

Mặc dù tập thể tác giả đã có rất nhiều cố gắng song do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, Giáo trình khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các luật sư, các giảng viên, những người quan tâm đến nghề luật và học viên để Giáo trình ngày càng hoàn thiện.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Hà Nội, tháng 5 năm 2021

HỌC VIỆN TƯ PHÁP

Chủ biên và tập thể tác giả biên soạn Giáo trình Luật sư và đạo đức hành nghề luật sư

CHỦ BIÊN

TS. Ngô Thị Ngọc Vân

ThS. Tống Thị Thanh Thanh

TẬP THỂ TÁC GIẢ

TS. Lê Mai Anh – Chương 1
TS. Nguyễn Xuân Thu – Chương 1
TS. Đoàn Trung Kiên – Chương 2
TS. Ngô Hoàng Oanh – Chương 2
TS. LS. Phan Trung Hoài – Chương 2, 4
TS. Ngô Thị Ngọc Vân – Chương 4
ThS. LS. Lê Đăng Tùng – Chương 6
LS. Trần Văn An – Chương 5
ThS. Nguyễn Hữu Ước – Chương 3
ThS. Tống Thị Thanh Thanh – Chương 3, 5
TS. LS. Chu Thị Trang Vân – Chương 7
ThS. LS. Diệp Hoài Nam – Chương 8
ThS. Phạm Quỳnh Lan – Chương 7, 8

Hội đồng thẩm định Giáo trình Luật sư và đạo đức hành nghề luật sư

(Theo Quyết định số 1880/QĐ-HVTP ngày 11/11/2020 của Giám đốc Học viện Tư pháp)

Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS. NGUYỄN MINH HẰNG
Trưởng Khoa Đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp

Ủy viên Phản biện 1:
LS. HOÀNG VĂN HƯỚNG
Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Ủy viên Phản biện 2:
LS. CHU MẠNH CƯỜNG
Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội

Ủy viên:
TS. LÊ THỊ THÚY NGA
Trưởng Khoa Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên,
Luật sư, Học viện Tư pháp

Ủy viên Thư ký:
ThS. ĐỖ THỊ THU HẰNG
Phó Trưởng Phòng Quản lý khoa học và Trị sự, Tạp chí Nghề luật,
Học viện Tư pháp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự
  • BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sự
  • CQNN: Cơ quan nhà nước
  • CQTHTT: Cơ quan tiến hành tố tụng
  • LĐLSVN: Liên đoàn luật sư Việt Nam
  • LLS: Luật Luật sư
  • LS: Luật sư
  • NLS: Nghề luật sư
  • TAND: Tòa án nhân dân
  • TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
  • TCHNLS: Tổ chức hành nghề luật sư
  • TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
  • VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Nội dung của Luật sư và đạo đức hành nghề luật sư

Lời giới thiệu 7
Chương 1. NGHỀ LUẬT SƯ VÀ LUẬT SƯ
1. Nghề luật sư 11
1.1. Khái niệm nghề luật sư 11
1.2. Đặc điểm nghề luật sư 13
1.3. Những thách thức của nghề luật sư 21
1.4. Sự phát triển của nghề luật sư 24
2. Luật sư 29
2.1. Khái niệm luật sư 29
2.2. Sứ mệnh và chức năng xã hội của luật sư 32
2.3. Địa vị pháp lý của luật sư 42
2.4. Năng lực nghề nghiệp của luật sư 48
Chương 2. HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
1. Hành nghề luật sư ở Việt Nam 62
1.1. Nguyên tắc hành nghề 62
1.2. Hoạt động hành nghề 75
1.3. Hình thức và phương thức hành nghề của luật sư 82
2. Hành nghề luật sư ở một số nước trên thế giới 88
2.1. Hành nghề luật sư ở Đức 88
2.2. Hành nghề luật sư ở Hoa Kỳ 93
2.3. Hành nghề luật sư ở Pháp 105
2.4. Hành nghề luật sư ở Anh 111
2.5. Hành nghề luật sư ở Nga 117
Chương 3. TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI – NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ
1. Tổ chức hành nghề luật sư 123
1.1. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư 123
1.2. Điều kiện, thủ tục thành lập tổ chức hành nghề luật sư 125
1.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư 127
1.4. Văn phòng giao dịch, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư 129
1.5. Hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, tạm ngừng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư 131
1.6. Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam 136
2. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư 141
2.1. Liên đoàn luật sư Việt Nam 141
2.2. Đoàn luật sư 159
Chương 4. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ TRONG QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG
1. Những vấn đề chung 178
1.1. Quan hệ giữa luật sư và khách hàng 178
1.2. Sự cần thiết quy định quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp điều chỉnh mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng 182
1.3. Các quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa luật sư và khách hàng 188
2. Thực hiện quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với khách hàng 190
2.1. Những quy tắc cơ bản trong quan hệ với khách hàng 190
2.2. Nhận và thực hiện vụ việc
Chương 5. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ TRONG QUAN HỆ VỚI ĐỒNG NGHIỆP
1. Những vấn đề chung 252
1.1. Tình đồng nghiệp của luật sư 252
1.2. Sự cần thiết phải quy định quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp điều chỉnh mối quan hệ giữa luật sư với đồng nghiệp 255
1.3. Ý nghĩa, vai trò của quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ giữa luật sư với đồng nghiệp 257
1.4. Các quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa luật sư với đồng nghiệp 258
2. Thực hiện quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong mối quan hệ giữa luật sư và đồng nghiệp 258
2.1. Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp 258
2.2. Cạnh tranh nghề nghiệp 261
2.3. Ứng xử của luật sư khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp 262
2.4. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp 263
2.5. Ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư và trong hành nghề với tư cách cá nhân 272
2.6. Quan hệ của luật sư hướng dẫn với người tập sự hành nghề luật sư 273
2.7. Quan hệ của luật sư với tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư 273
2.8. Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong mối quan hệ với đồng nghiệp được thể hiện qua việc làm, ứng xử hàng ngày của luật sư 274
Chương 6. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ TRONG QUAN HỆ VỚI CƠ QUAN, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KHÁC
1. Những vấn đề chung 277
1.1. Mối quan hệ giữa luật sư với cơ quan, người tiến hành tố tụng và cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác 277
1.2. Sự cần thiết phải quy định quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp điều chỉnh mối quan hệ giữa luật sư với cơ quan, người tiến hành tố tụng và cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác 278
1.3. Các quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa luật sư với cơ quan, người tiến hành tố tụng và cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác 280
2. Thực hiện quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với cơ quan, người tiến hành tố tụng và cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác 280
2.1. Quan hệ với cơ quan, người tiến hành tố tụng 280
2.2. Quan hệ với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác 293
Chương 7. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG VÀ QUẢNG CÁO
1. Những vấn đề chung 299
1.1. Vai trò của luật sư trong hoạt động thông tin, truyền thông 300
1.2. Vai trò của hoạt động quảng cáo trong hành nghề luật sư 302
1.3. Giới hạn trách nhiệm pháp lý và đạo đức của luật sư khi tham gia hoạt động thông tin, truyền thông và quảng cáo 303
2. Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư khi tham gia hoạt động thông tin, truyền thông và quảng cáo 305
2.1. Yêu cầu tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư khi tham gia hoạt động thông tin, truyền thông 305
2.2. Trách nhiệm của luật sư khi sử dụng các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội 317
3. Quy tắc đạo đức và trách nhiệm của luật sư khi quảng cáo 323
Chương 8. ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1. Những vấn đề chung 332
2. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư của một số nước châu Âu 334
2.1. Bộ quy tắc đạo đức của luật sư Liên minh châu Âu 334
2.2. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư của Anh 341
3. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư của Hoa Kỳ 349
4. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư của một số nước châu Á 361
4.1. Singapore 362
4.2. Nhật Bản 368
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 373

Giáo trình Luật sư và đạo đức hành nghề luật sư PDF

Xem trước và tải về: Giáo trình Luật sư và đạo đức hành nghề luật sư PDF mới nhất 2022 của Học viện Tư pháp.

5/5 - (3856 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền