Tổng hợp đề thi Luật sư và hành nghề luật sư (có đáp án)

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Đề thi Luật hanh-nghe-luat-su

[Hocluat.vn] Dưới đây là một số đề thi luật sư và hành nghề luật sư (có kèm theo đáp án – thang điểm chấm) để anh/chị tham khảo trước khi bước vào thi.

..

Những nội dung liên quan:

Đề thi Luật sư và hành nghề luật sư

Xem đáp án tại đây

Đề thi Luật sư và hành nghề luật sư – khóa đào tạo Luật sư 12 – Học viện Tư Pháp TP.HCM

Phần I: Lý thuyết

Câu 1 (2 điểm): Anh chị hãy viết lập luận để ủng hộ quan điểm sau: “ Thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí là lương tâm và trách nhiệm của người làm nghề Luật sư”. Theo anh chị để thực hiện nghĩa vụ đó anh chị cần phải làm gì?

Câu 2 (1,5 điểm):  Luật sư cần phải chú ý những vấn đề gì khi tranh luận?

Câu 3 (1,5 điểm): Anh chị hãy phân tích nội dung nguyên tắc “ Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng.”

Phần II: Bài tập (5 điểm)

Ngày 15/05/2010, Bà Nguyễn Thị Th đã ký một hợp đồng pháp lý với VPLS A do Luật sư K làm trưởng văn phòng đại diện.  Theo hợp đồng thỏa thuận thì VPLS A có trách nhiệm soạn đơn từ và cử Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Th ở cả hai phiên tòa Sơ thẩm và phúc thẩm trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại huyện B tỉnh H. Phí hai bên thỏa thuận là 100.000.000 triệu đồng ( Một trăm triệu đồng). Bà Th đã nộp cho VPLS A ( có biên lai thu phí). Luật sư K với tư cách là trưởng VPLS A và là người hướng dẫn cho anh B tập sự hành nghề Luật sư đã phân công cho B thực hiện việc này. Anh B đã tiến hành thực hiện các việc sau:

– Soạn thảo đơn từ cho bà Th.

– Đại diện VPLS A tham gia những buổi hòa giải.

Tuy nhiên, mở phiên tòa xét xử sơ thẩm thì VPLS A không cử ai tham gia phiên toà. Lúc này, bà Th phát hiện B chưa phải là Luật sư mà chỉ là tập sự Luật sư tại VPLS A. Bà Th cho rằng mình đã bị lừa gạt nên đã làm đơn lên Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh H, yêu cầu: Phải xử lý kỷ luật với anh B và Luật sư K vì đã lừa gạt khách hàng, đồng thời yêu cầu Luật sư K phải trả lại toàn bộ tiền thu lao mà bà đã nộp cho Văn phòng.

Câu 1 (1,5 điểm): Theo anh (chị) thì đơn yêu cầu của bà Th sẽ được chấp nhận như thế nào? Nếu anh ( chị ) ở vào trường hợp của anh B thì anh ( chị) sẽ làm như thế nào khi được phân công làm những việc đó?

Tình huống bổ sung: Theo đơn khiếu tố của bà Th, khi thỏa thuận về vấn đề thù lao, Luật sư K nói rằng mình là thông gia của thẩm phán được phân công giải quyết vụ án này, nên bà hãy tin tưởng là sẽ thắng trong vụ kiện. Vì thế, bà Th đã an tâm nộp toàn bộ thù lao.

Câu 2 (1,5 điểm): Anh (chị) hãy nhận xét về hành vi của luật sư K nếu sự việc mà bà Th nêu trong đơn khiếu tố là đúng sự thật.

Tình huống bổ sung: Quá trình Đoàn Luật sư H đang tiến hành giải quyết vụ việc có  ông N là người chạy xe ôm có đến trình bày: Ông N là người ở gần luật sư K. Trong những lần gặp nhau, luật sư K có đặt vấn đề: Nếu tôi tìm được khách hàng giới thiệu cho luật sư K thì mỗi khách hàng luật sư k sẽ đưa tôi 1.000.000 đồng. Đến nay tôi đã tìm cho ông K 5 khách hàng như ông K vẫn chưa thanh toán tiền cho tôi như lời hưa. Tôi  đề nghị Đoàn Luật sư có trách nhiệm buộc ông K trả tiền cho tôi.

Câu 3 (1 điểm): Theo Anh ( chị) Đoàn Luật sư tỉnh H có giải quyết yêu cầu của ông N không? Tại sao?  Nếu lời trình bày của ông N là đúng  thì Luật sư H có vi phạm gì không?
Sau vụ việc của bà Th, anh B có đơn gửi Đoàn Luật sư tỉnh H xin thay đổi Luật sư hướng dẫn.

Câu 4 (1 điểm): Theo Anh ( chị) Đoàn Luật sư tỉnh H sẽ giải quyết ra sau? Phân tích rõ tại sao?

Đề thi Luật sư và hành nghề luật sư – khóa đào tạo Luật sư 13 (Lớp G & H) – Học viện Tư Pháp TP.HCM

Xem đáp án tại đây

Phần I: Lý thuyết

Câu 1 (3 điểm):  Anh ( chị) hãy viết lập luận để chứng minh nhận định sau: “Nghề Luật sư ở Việt Nam hiện nay tuy còn nhiều cản trở  nhưng rất triển vọng để phát triển.”

Câu 2 (2 điểm): Trình bày các hình thức hành nghề Luật sư quy định trong Luật Luật sư 2006? Giải thích tại sao Luật Luật sư lại quy định nhiều hình thức hành nghề?

Phần II: Tình huống

Anh Hà và Chị Loan là vợ chồng muốn ly hôn. Cả 2 đã tìm đến luật sư An ( Bạn học cũ của cả hai) hiện là Trưởng Văn Phòng Luật sư X và nhờ luật sư An tham gia Phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích cho cả hai, vì anh Hà và chị Loan cho rằng họ đã thỏa thuận được các vấn đề chung cần được giải quyết. Nhưng qua trao đổi và tiếp xúc, Luật sư An thấy giữa họ có những bất đồng về tài sản nên đã tư vấn cho họ: Luật sư An sẽ bảo vệ cho một người và sẽ cử một luật sư của Văn Phòng Luật sư X bảo vệ cho bên kia. Anh Hà đồng ý để Luật sư An bảo vệ cho chị An, còn Anh thì được Luật sư An phân công cho luật sư T bảo vệ.

Câu 1 (1 điểm): Theo Anh (chị) việc làm của luật sư An có đúng không? Phân tích rõ tại sao?

Tình tiết bổ sung: Trong quá trình tư vấn cho chị Loan, luật  sư An đã tư vấn muốn được hưởng phần nhiều hơn trong khối tài sản cần bỏ đi tờ giấy mua nhà trước và tìm những người đã bán nhà trước đây nhờ họ xác nhận lại việc đã bán nhà lúc đầu cho cha mẹ chị sau đó cha mẹ chị nhờ vợ chồng chị đứng tên hộ mà thôi.

Câu 2 (2 điểm): Theo Anh ( chị) việc luật sư An tư vấn cho chị Loan như vậy là đúng hay sai? Phân tích rõ tại sao?  Nếu anh ( chị) là luật sư và anh (chị) muốn bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình, anh ( chị) có làm vậy không?

Sau đó, chị Loan và luật sư An có những bất đồng nên đã làm đơn gửi đến Ban chủ nhiệm Đoàn Luật Sư thành phố H, khiếu nại việc luật sư An mượn chị 300.000.000 đồng đã lâu nhưng không trả, đề nghị Đoàn Luật sư thành phố H buộc Luật sư An phải trả số tiền trên.

Câu 3 (1 điểm): Theo anh ( chị) đề nghị của chị Loan có được Đoàn Luật sư Thành phố H giải quyết không? Hướng giải quyết như thế nào?

Câu 4 (1 điểm):  Với tình huống trên, theo anh (chị) Luật sư An có vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư không? Phân tích rõ tại sao?

Đề thi Luật sư và hành nghề luật sư – Khóa đào tạo luật sư 13.1 (Lớp A, B, C, D) – Học viện Tư Pháp TP.HCM

Xem đáp án tại đây

Phần I: Lý thuyết

Câu 1. Anh/chị hãy trình bày nhận thức của mình về tính “trung thực” được quy định trong nguyên tắc hành nghề của luật sư.

Câu 2. Hãy phân tích làm rõ những việc luật sư không được làm trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng và với cơ quan nhà nước khác.

Phần II: Tình huống

Tình huống 1

Chị Trần Thị M sau khi có chứng chỉ đào tạo nghề luật sư đã được Văn phòng luật sư X nhận làm người tập sự dưới sự hướng dẫn của Trưởng Văn phòng là luật sư Nguyễn Văn T và được Đoàn Luật sư tỉnh K có quyết định công nhận. Khi vào tập sự tại văn phòng, theo yêu cầu của Luật sư T là cần phải trang bị thêm các phương tiện, thiết bị và trả tiền thuê văn phòng nên chị M đóng góp 15 triệu đồng cho luật sư T. Tuy nhiên, trong quá trình chị M tập sự, phát hiện thấy chị M có hành vi lôi kéo khách hàng của Văn phòng để làm riêng, luật sư T đã có văn bản đề nghị Đoàn luật sư tỉnh K ra quyết định kỷ luật xóa tên chị M ra khỏi danh sách người tập sự.

Câu hỏi 1. Theo anh/chị, Đoàn luật sư tỉnh K có thể xóa tên chị M ra khỏi danh sách người tập sự được không? Giải thích tại sao?

Tình tiết bổ sung

Khi biết luật sư T đã có văn bản đề nghị Đoàn luật sư tỉnh K ra quyết định kỷ luật xóa tên mình ra khỏi danh sách người tập sự, chị M có đơn khiếu nại và yêu cầu luật sư T phải trả lại 15 triệu đồng chị đã đưa cho luật sư T.

Câu hỏi 2. Theo anh/chị, yêu cầu của chị M có được chấp nhận không? Tại sao?

Tình huống 2

Luật sư K thuộc Văn phòng luật sư X được văn phòng cử làm người bào theo chế định bào chữa chỉ định cho bị cáo N, bị Tòa án đưa ra xét xử về một tội phạm có mức hình phạt là tử hình. Luật sư K đã đến gặp bà M, là mẹ của bị cáo N và nói rằng: việc bào chữa cho bị cáo N là rất khó khăn và phức tạp, rất có thể bị cáo sẽ bị kết án tử hình; nếu gia đình chi cho luật sư K thêm một khoản tiền thì luật sư sẽ hết sức tích cực bào chữa, hy vọng bị cáo chỉ bị kết án tù chung thân.

Câu hỏi 3. Anh/chị có nhận xét như thế nào về hành động của luật sư K? Giải thích tại sao lại có nhận xét như vậy?

Tình huống 3

Luật sư A đã được Cơ quan điều tra cấp giấy chứng nhận là người bào chữa cho bị cáo X, trong một vụ án mà X bị khởi tố và tạm giam về tội trộm cắp tài sản. Cha mẹ cua bị cáo X khi gặp luật sư A đã nói: Điều tra viên được giao điều tra vụ án đã gặp họ và nói rằng nếu họ chịu chi một khoản tiền (khá lớn) thì Điều tra viên sẽ tìm mọi cách để “giúp” cho bị cáo X được tại ngoại; họ rất thương con và cũng không thiếu gì tiền nên đề nghị luật sư cho họ cách giải quyết.

Câu hỏi 4. Nếu là luật sư A, anh/chị sẽ giải quyết tình huống này như thế nào? Giải thích tại sao?

Đáp án đề thi Luật sư và hành nghề luật sư – khóa đào tạo 13 (Lớp G & H) – Học viện Tư Pháp TP.HCM

1: Lý thuyết

Câu Nội dung trả lời Điểm
1 (3.0 điểm) Phân tích, chứng minh những khó khăn trở ngại:– Số lượng luật sư, chất lượng luật sư chưa đáp ứng nhu cầu xã hội.

– Nhận thức của người dân về nghề luật sư chưa đầy đủ.

– Một số luật sư chưa giữ đúng đạo đức, phẩm chất luật sư.

– Một số cơ quan Nhà nước, cơ quan tố tụng chưa tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư.

– Cơ chế pháp lý để đảm bảo luật sư hoạt động chưa đầy đủ

1.0 đ
Phân tích, chứng minh triển vọng phát triển là rất lớn:– Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm ( dẫn chứng);

– Xã hội càng hiểu đúng về vị trí, vai trò của Luật sư;

– Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng nhiều.

– Hệ thống pháp luật cho luật sư ngày càng hoàn thiện;

– Thể chế thuận lợi ( sự ra đời và phát triển của luật sư, liên đoàn luật sư);

– Môi trường trong trường và quốc tế thuận lợi hơn;

– Luật sư được đào tạo cơ bản,  có các điều kiện cần thiết hành nghề;

2.0đ
2 (2.0 điểm) Trình bày các hình thức của luật Luật sư 2006:Theo điều 23 luật Luật sư: Hình thức hành nghề luật sư

1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư;

2. Hành nghề với tư cách cá nhân;

Luật sư được chưa chọn một trong hai hình thức hành nghề quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này để hành nghề.

(Điều 33. Văn phòng Luật sư; Điều 34. Công ty Luật)

1.5đ

0.5đ

Phần 2: Tình huống

Câu Nội dung trả lời Điểm
1 (1 điểm) Theo đề bài thì Luật sư An đã thấy anh Hà và chị Loan đã  có những bất đồng về tài sản, nhưng Luật sư An lại tư vấn cho họ: Luật sư An sẽ bảo vệ một người là chị Loan, đồng thời phân công cho luật sư T cũng của Luật sư của văn phòng X để bảo vệ cho anh Hà. Việc làm của Luật sư An là trái pháp luật, vì:-Vi phạm điểm a khoản 1 điều 9: “ Cung cấp dịch vụ pháp lý có quyền lợi đối lập cho khách hàng trong cùng vụ việc.

-Vi phạm điều 11.2.3: “ Luật sư trong cùng một tổ chức hành nghề không đồng thời nhận vụ việc của khách hàng có quyền lợi đối lập.

2 (2.0 điểm) Việc luật  sư An đã tư vấn cho chị Loan muốn được hưởng phần nhiều hơn trong khối tài sản cần bỏ đi tờ giấy mua nhà trước và tìm những người đã bán nhà trước đây nhờ họ xác nhận lại việc đã bán nhà lúc đầu cho cha mẹ chị sau đó cha mẹ chị nhờ vợ chồng chị đứng tên hộ mà thôi.Việc tư vấn như vậy là trái pháp luật. Vì:

-Theo điểm b khoản 1 Điều 9: Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng sai sự thật, xúi giục đương sự khai sai sự thật”.

– Vi phạm quy tắc 14.1: “ Chủ động xúi giục khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật”

– Vi phạm quy tắc 24.2: “ Cung cấp thông tin tài liệu chứng cứ mà luật sư biết sai sự thật, hướng dẫn khách hàng tạo thông tin, tài liệu chứng cứ sai sự thật nhằm mục đích lừa dối cơ quan tố tụng”.

Nếu là Luật sư để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình tôi sẽ không làm như vậy. Vì đó là hành vi trái với quy định của luật Luật sư và trái Quy tắc đạo đức và ứng xử của nghề Luật sư.

0.25đ

1.5đ

0.25đ

3 (1 điểm) -Việc Luật sư An mượn chi Loan 300.000.000 đồng đó là quan hệ dân sự. Vì vậy, đề nghị của chị Loan sẽ không được Đoàn Luật sư H giải quyết.-Hướng giải quyết: Chị Loan có thể khởi kiện luật sư An bằng một vụ kiện dân sự tại Tòa án nơi có văn phòng Luật sư An hoạt động hoặc nơi cư trú của Luật sư An. 0.5đ

0.5đ

4 (1.0 điểm) Với tình huống trên, Luật sư An vi phạm đạo đức hành nghề Luật sư. Cụ thể:-Vi phạm điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 luật Luật sư là những điều cấm Luật sư không làm được.

– Vi phạm các quy tắc: 11.2.3, 14.1, 24.2

1.0đ

Đáp án Luật sư và hành nghề luật sư – Khóa đào tạo Luật sư 13.1 (Lớp A, B, C, D) – Học viện Tư Pháp TP.HCM

Phần I: Lý thuyết

CÂU YÊU CẦU NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM
1 (2,5 điểm) Trình bày nhận thức về tính “trung thực” trong nguyên tắc hành nghề của luật sư:* Với bản thân:– Tôn trọng sự lựa chọn luật sư của khách hàng; chỉ nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu hợp pháp của khách hàng (Quy tắc 6.2 Quy tắc đạo đức).

– Giải thích rõ cho khách hàng biết về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong quan hệ với luật sư, tính hợp pháp trong yêu cầu của khách hàng, những khó khăn thuận lợi… (Quy tắc 6.3)

0,5đ
* Với khách hàng:– Không xúi giục, kích động khách hàng kiện tụng hoặc có hành vi khác trái pháp luật (Quy tắc 14.1);– Không tạo ra các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, bất lợi cho khách hàng để lôi kéo đe dọa, làm áp lực để tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc mưu cầu lợi ích bất chính khác từ khách hàng (Quy tắc 14.6);

– Không sử dụng thông tin biết từ vụ việc mà luật sư đảm nhận để mưu cầu lợi ích cá nhân (Quy tắc 14.7);

– Không được làm cho khách hàng nhầm lẫn về khả năng, trình độ chuyên môn của mình, đưa ra những lời hứa hẹn để lừa dối khách hàng (Quy tắc 14.10);

– Không có những lời lẽ gây bất lợi cho khách hàng của mình (Quy tắc 23.3).

0,75đ
* Với cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan nhà nước khác:– Tôn trọng sự thật khách quan, không suy đoán chủ quan mang tính chất kích động, quy chụp, kết tội người khác… không cố tình trì hoãn, gây trở ngại cho việc xét xử bằng những phương cách bất hợp lý trái đạo đức (Quy tắc 23.3);– Không vì quyền lợi của khách hàng mà cố tình cung cấp những thông tin, tài liệu, chứng cứ mà luật sư biết rõ là sai sự thật, tham gia hay hướng dẫn khách hàng tạo thông tin, tài liệu, chứng cứ sai sự thật để cung cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc thực hiện những hành vi khác với mục đích lừa dối cơ quan tiến hành tố tụng (Quy tắc 24.2);

– Không tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi bất hợp pháp nhằm trì hoãn hoặc gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc (Quy tắc 24.3).

0,75đ
* Với đồng nghiệp:– Không sử dụng những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh (Quy tắc 18);– Xúi giục khách hàng từ chối đồng nghiệp để nhận vụ việc cho mình (Quy tắc 20.5.3) 0,25đ
* Với các cơ quan thông tin đại chúng:– Có thái độ tôn trọng và hợp tác trong việc cung cấp thông tin trung thực, chính xác, khách quan theo yêu cầu của các cơ quan này, nếu những thông tin đó không làm ảnh hưởng tới quy tắc bảo mật theo quy định của pháp luật và quyền lợi hợp pháp của khách hàng (Quy tắc 26.2);– Luật sư không được sử dụng cơ quan thông tin đại chúng để phản ánh sai sự thật nhằm mục đích cá nhân, động cơ khác hoặc tạo dư luận nhằm bảo vệ quyền lợi không hợp pháp của khách hàng (Quy tắc 26.3);

– Việc quảng cáo phải theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về các cam kết trong quảng cáo về chất lượng dịch vụ đối với xã hội (Quy tắc 27).

0,25đ
2 (2,0 điểm) Phân tích làm rõ những việc luật sư không được làm trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng:– Nêu quy tắc 24 và phân tích đầy đủ từng ý từng Quy tắc 24.1 đến 24.7 1,5đ
Phân tích làm rõ những việc luật sư không được làm trong quan hệ với cơ quan nhà nước khác:– Nêu và phân tích nội dung của Quy tắc 25.4. 0,5đ

Phần II: Tình huống

CÂU YÊU CẦU NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM
1 (1,0 điểm) Với những việc làm của chị M như trong tình huống nêu, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có thể căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 35 Thông tư số 21/2010/TT-BTP ngày 01/12/2010 về quy chế tập sự hành nghề luật sư: xóa tên chị M ra khỏi danh sách người tập sự vì đã có những vi phạm:– Khoản 3 Điều 14 Luật luật sư: “người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp; không được nhận thực hiện dịch vụ pháp lý của khách hàng”.– Khoản 1, 2, 5 Điều 11 Thông tư số 21/2010/TT-BTP ngày 01/12/2010 về quy chế tập sự hành nghề luật sư:

+ khoản 1 Điều 11 nêu: “tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư”;

+ khoản 2 Điều 11 nêu: “tuân theo điều lệ Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự, quy tắc đạo đức và ứng xử trong hành nghề luật sư”.

+ khoản 5 Điều 11 nêu: “tuân theo nội quy của tổ chức hành nghề luật sư”.

0,5đ

0,5đ

2(1,5 điểm) – Nếu chị M tự nguyện đóng góp thì không được chấp nhận;– Nếu do M và luật sư T thỏa thuận thì căn cứ vào nội dung thỏa thuận giữa hai bên. Nếu kkhông giải quyết được, chị M có thể khởi kiện luật sư T ra tòa án nơi có Văn phòng luật sư X hoạt động hoặc nơi cư trú của luật sư T. 0,5đ1,0đ
3(1,5 điểm) * Nhận xét về hành động của luật sư K: trái với nguyên tắc hành nghề luật sư, Quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư và các văn bản pháp luật khác có liên quan:* Giải thích vì sao có nhận xét đó: Với hành động luật sư K gặp bà M (mẹ của bị cáo N) đề nghị chi thêm một khoản tiền cho luật sư thì luật sư sẽ tích cực và làm hết sức mình để bào chữa tốt nhất cho bị cáo. Luật sư K đã vi phạm khoản 4 Điều 5 Luật luật sư “sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng”.– Luật sư K cũng vi phạm khoản 5 Điều 11 Nghị định 28/2007 ngày 26/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật luật sư và Mục I.2 TTLT số 66/2007/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn thù lao… của luật sư trong trường hợp được cơ quan tố tụng yêu cầu: “ngoài khoản thù lao và chi phí do cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán, luật sư không được đòi hỏi thêm bất cứ khoản tiền nào từ bị can, bị cáo hoặc thân nhân của họ”.

– Luật sư K vi phạm Quy tắc đạo đức 14.3: “Gợi ý hoặc đặt điều kiện để khách hàng tặng cho tài sản của khách hàng cho luật sư”…

– Luật sư K vi phạm Quy tắc đạo đức 14.5: “đòi hỏi từ khách hàng hoặc người có quyền lợi liên quan với khách hàng bất kỳ khoản tiền chi thêm hoặc tặng vật nào khoản thù lao và các chi phí kèm theo đã thỏa thuận, trừ trường hợp khách hàng tự nguyện thưởng cho luật sư khi kết thúc dịch vụ”.

– Luật sư K vi phạm Quy tắc đạo đức 14.6: “Tạo ra các tình huống xấu, những thông tin sai sự thật, bất lợi cho khách hàng để lôi kéo, đe dọa, làm áp lực nhằm tăng mức thù lao đã thỏa thuận hoặc mưu cầu lợi ích bất chính khác từ khách hàng”.

0,5đ

1,0đ

4 (1,5 điểm) Nếu là luật sư A, tôi sẽ giải quyết tình huống này:* Thể hiện sự chia sẻ với những bức xúc với tình cảm và nguyện vọng của cha mẹ X và giải thích về mặt pháp luật để cha mẹ bị cáo X hiểu rõ:– Trách nhiệm của người luật sư phải sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho X;

– Giải thích để cha mẹ X hiểu việc dùng tiền không thể giải quyết được yêu cầu của gia đình mà đó là hành vi trái pháp luật.

* Hướng dẫn cho cha mẹ X muốn cho X tại ngoại có thể làm đơn xin bảo lĩnh cho X (theo Điều 92 BLTTHS) nhưng với điều kiện:

– Trong đơn phải có ít nhất là hai người (ở đây cha, mẹ X) đứng ra bảo lĩnh;

– Khi bảo lĩnh, cha mẹ X phải làm giấy cam đoan không để X tiếp tục phạm tội và đảm bảo sự có mặt của X theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra.

– Đơn bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cha mẹ X cư trú về việc cha mẹ X có đủ điều kiện bảo lĩnh (về tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật).

– Cơ quan điều tra sẽ xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của X để Quyết định cho cha, mẹ X bảo lĩnh.

– Sau khi được bảo lĩnh nếu cha mẹ X vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này X sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

0,5đ

1,0đ

Download tài liệu về máy

Đề thi Luật sư và hành nghề luật sư PDF

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Các tìm kiếm liên quan đến đề thi Luật sư và hành nghề luật sư, thi hết tập sự luật sư năm 2017, đề thi và đáp án môn luật sư và nghề luật sư, đề thi môn hành chính lớp luật sư, đề thi hết tập sự luật sư, luật sư và nghề luật sư, đề thi môn tư vấn lớp luật sư, đề thi môn dân sự lớp luật sư, tài liệu môn pháp luật luật sư và nghề luật sư, đề thi môn kỹ năng thực hành nghề luật, bài tập môn luật luật sư, bài tập tình huống luật sư và nghề luật sư, tài liệu ôn thi luật sư

4.8/5 - (40 bình chọn)

Phản hồi

  1. Cho mình xin tài liệu và đáp án! email: duongtu281078@gmail.com
    Phần II: Bài tập (5 điểm)

    Ngày 15/05/2010, Bà Nguyễn Thị Th đã ký một hợp đồng pháp lý với VPLS A do Luật sư K làm trưởng văn phòng đại diện. Theo hợp đồng thỏa thuận thì VPLS A có trách nhiệm soạn đơn từ và cử Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Th ở cả hai phiên tòa Sơ thẩm và phúc thẩm trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại huyện B tỉnh H. Phí hai bên thỏa thuận là 100.000.000 triệu đồng ( Một trăm triệu đồng). Bà Th đã nộp cho VPLS A ( có biên lai thu phí). Luật sư K với tư cách là trưởng VPLS A và là người hướng dẫn cho anh B tập sự hành nghề Luật sư đã phân công cho B thực hiện việc này. Anh B đã tiến hành thực hiện các việc sau:

    – Soạn thảo đơn từ cho bà Th.

    – Đại diện VPLS A tham gia những buổi hòa giải.

    Tuy nhiên, mở phiên tòa xét xử sơ thẩm thì VPLS A không cử ai tham gia phiên toà. Lúc này, bà Th phát hiện B chưa phải là Luật sư mà chỉ là tập sự Luật sư tại VPLS A. Bà Th cho rằng mình đã bị lừa gạt nên đã làm đơn lên Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh H, yêu cầu: Phải xử lý kỷ luật với anh B và Luật sư K vì đã lừa gạt khách hàng, đồng thời yêu cầu Luật sư K phải trả lại toàn bộ tiền thu lao mà bà đã nộp cho Văn phòng.

    Câu 1 (1,5 điểm): Theo anh (chị) thì đơn yêu cầu của bà Th sẽ được chấp nhận như thế nào? Nếu anh ( chị ) ở vào trường hợp của anh B thì anh ( chị) sẽ làm như thế nào khi được phân công làm những việc đó?

    Tình huống bổ sung: Theo đơn khiếu tố của bà Th, khi thỏa thuận về vấn đề thù lao, Luật sư K nói rằng mình là thông gia của thẩm phán được phân công giải quyết vụ án này, nên bà hãy tin tưởng là sẽ thắng trong vụ kiện. Vì thế, bà Th đã an tâm nộp toàn bộ thù lao.

    Câu 2 (1,5 điểm): Anh (chị) hãy nhận xét về hành vi của luật sư K nếu sự việc mà bà Th nêu trong đơn khiếu tố là đúng sự thật.

    Tình huống bổ sung: Quá trình Đoàn Luật sư H đang tiến hành giải quyết vụ việc có ông N là người chạy xe ôm có đến trình bày: Ông N là người ở gần luật sư K. Trong những lần gặp nhau, luật sư K có đặt vấn đề: Nếu tôi tìm được khách hàng giới thiệu cho luật sư K thì mỗi khách hàng luật sư k sẽ đưa tôi 1.000.000 đồng. Đến nay tôi đã tìm cho ông K 5 khách hàng như ông K vẫn chưa thanh toán tiền cho tôi như lời hưa. Tôi đề nghị Đoàn Luật sư có trách nhiệm buộc ông K trả tiền cho tôi.

    Câu 3 (1 điểm): Theo Anh ( chị) Đoàn Luật sư tỉnh H có giải quyết yêu cầu của ông N không? Tại sao? Nếu lời trình bày của ông N là đúng thì Luật sư H có vi phạm gì không?
    Sau vụ việc của bà Th, anh B có đơn gửi Đoàn Luật sư tỉnh H xin thay đổi Luật sư hướng dẫn.

    Câu 4 (1 điểm): Theo Anh ( chị) Đoàn Luật sư tỉnh H sẽ giải quyết ra sau? Phân tích rõ tại sao?
    Cảm ơn bạn!

    • Nhờ anh chị gửi tài liệu vào email giúp em
      Em xin chân thành cảm ơn anh chị!

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền