Nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp và hệ thống tâm lý học tư pháp

Tâm lý học tư pháp

II. Nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp và hệ thống tâm lý học tư pháp – Nội dung này nằm trong Chương I: Khái niệm tâm lý học tư pháp và vị trí của tâm lý học tư pháp trong hệ thống các khoa học.

 

Xem thêm các nội dung trong Chương I:

 

1. Nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp

a) Nhiệm vụ chung

Kết quả nghiên cứu phải có tính ứng dụng nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động giải quyết vụ án hình sự và thi hành án hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm:

  • Nghiên cứu tâm lý chủ thể tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự và cải tạo người phạm tội.
  • Nghiên cứu đặc điểm các hoạt động của chủ thể trong quá trình giải quyếtvuụaán hình sự và cải tạo người phạm tội.
  • Nghiên cứu các phương pháp tác động tâm lý nhằm hỗ trợ cho hoạt động chứng minh vụ án hình sự và thi hành án hình sự.

b) Nhiệm vụ cụ thể

Đó là những nghiên cứu tâm lý cụ thể cần được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết vụ án hình sự trong từng giai đoạn tố tụng và cải tạo người phạm tội:

  • Điều tra
  • Xét xử
  • Bào chữa
  • Cải tạo

2. Hệ thống tâm lý học tư pháp

Cấu trúc về nội dung của tâm lý học tư pháp

  • Phần lý luận chung: gồm khái niệm về Tâm lý học tư pháp, cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp và các phương pháp tác động tâm lý => Chương 1 & chương 2
  • Phần cụ thể (phần riêng): gồm các vấn đề tâm lý cụ thể trong từng giai đoạn tố tụng (điều tra, xét xử, bào chữa, cải tạo) => Chương 3 => Chương 6

 


 

Xem thêm các nội dung trong Chương II:

5/5 - (17257 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền