Khái niệm, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tư pháp

Chuyên mụcTâm lý học Tâm lý học tư pháp

I. Khái niệm, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tư pháp – Nội dung này nằm trong Chương 1: Khái niệm tâm lý học tư pháp và vị trí của tâm lý học tư pháp trong hệ thống các khoa học.

 

Xem thêm các nội dung trong Chương I:

 

Khái niệm, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tư pháp

Mục lục:

  1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tư pháp
  2. Phương pháp luận & phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học tư pháp
    1. Phương pháp luận của Tâm lý học tư pháp
    2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của Tâm lý học tư pháp
  3. Mục đích, ý nghĩa của Tâm lý học tư pháp
    1. Mục đích của Tâm lý học tư pháp
    2. Ý nghĩa của Tâm lý học tư pháp

Tâm lý học hành vi

1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tư pháp

Nghiên cứu tâm lý của con người, nhưng không phải là nghiên cứu về tâm lý chung của con người. Tâm lý học tư pháp đi vào nghiên cứu tâm lý tư pháp hình sự: các vấn đề tâm lý phát sinh trong giải quyết vụ án hình sự & giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tư pháp:

– Cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp: là hệ thống các hoạt động tâm lý có mối quan hệ với nhau, nhằm đạt được mục đích chung của tố tụng hình sự. Các hoạt động này diễn ra trong suốt quá trình giải quyết các vụ án hình sự & giáo dục, cải tạo người phạm tội do những người tiến hành tố tụng & cán bộ tư pháp khác thực hiện. (v/d một số hoạt động tâm lý: nhận thức, thiết kế, giáo dục, giao tiếp, tổ chức…v/d: có tin báo tố giác tội phạm, ngay lập tức phải có mặt tại hiện trường để ghi nhận lời khai ban đầu, thu thập chứng cứ, đo đạc…=> nhận thức xem có dấu hiệu của tội phạm không)…Nghiên cứu vị trí, vai trò của các hoạt động tâm lý này trong mỗi một giai đoạn tố tụng khác nhau…

– Các hiện tượng tâm lý, đặc điểm tâm lý, quy luật tâm lý của các chủ thể tham gia vào hoạt động giải quyết vụ án hình sự và giáo dục cải tạo người phạm tội: 2 loại chủ thể: người tiến hành tố tụng & người tham gia tố tụng. Làm rõ hiện tượng tâm lý, đặc điểm tâm lý, quy luật tâm lý của 2 loại người này trong từng giai đoạn tố tụng. (V/d: vì sao bị can lo lắng, có thái độ thăm dò với cán bộ điều tra…Bị can & điều tra viên ở 2 chức năng tố tụng đối trọng nhau (gỡ tội & buộc tội). v/d: ngày mai là hết thời hạn tạm giam, nếu không lấy được lời khai, sự kiện đưa đến bế tắc,… thì cán bộ điều tra bị ảnh hưởng thi đua => tâm lý của người tiến hành tố tụng là dồn ép, để bị can khai ra…). Lí giải được vì sao có những biểu hiện tâm lý như vậy. Chú ý đến những biểu hiện tâm lý tiêu cực, tìm cách khắc phục để có thể giải quyết vụ án đúng đắn, nhanh chóng.

Các phương pháp tác động tâm lý được sử dụng trong hoạt động tư pháp nhằm nhận thức sự thật khách quan của vụ án hình sự và để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự: v/d: tâm lý tiêu cực, làm sao để thay đổi tâm lý này. V/d: người làm chứng lo sợ bị trả thù, không dám khai báo, làm thế nào? v/d: lúc mới vào lấy lời khai, bị can hồi hộp, làm thế nào để cho bị can trấn tĩnh => động viên, tạo cho họ không gian thoải mái, những người không có chức năng nhiệm vụ thì nên tránh ra…Làm thế nào để đương sự hợp tác tốt hơn….v/d: động viên, khích lệ về vật chất, tinh thần, cam kết bảo vệ 24/24…

Tâm lý học tư pháp là gì

Từ 3 đối tượng nghiên cứu trên => Khái niệm: Tâm lý học tư pháp là ngành khoa học nghiên cứu cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp, các hiện tượng tâm lý, đặc điểm tâm lý, quy luật tâm lý của các chủ thể tham gia vào hoạt động tư pháp và các phương pháp tác động tâm lý nhằm nhận thức sự thật khách quan của vụ án hình sự, giải quyết đúng đắn vụ án và giáo dục, cải tạo người phạm tội.

2. Phương pháp luận & phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học tư pháp

a) Phương pháp luận của Tâm lý học tư pháp

Phương pháp luận của một ngành khoa học được hiểu là những phạm trù, quan điểm, khái niệm chỉ đạo, định hướng cho việc nghiên cứu cho ngành khoa học đó.

Phương pháp luận của Tâm lý học tư pháp

– Chủ nghĩa duy vật biện chứng
– Chủ nghĩa duy vật lịch sử

*) Vai trò phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng

– Định hướng nghiên cứu khách quan về tâm lý con người

– Định hướng nghiên cứu toàn diện về tâm lý con người: đánh giá trên các phương diện khác nhau, trong các mối quan hệ đa dạng, phức tạp, quan hệ tổng hòa… v/d: kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng cũng là con người, cũng có những mối quan hệ gia đình, xã hội đặc thù. Chúng ta có thể khai thác, nghiên cứu các mối quan hệ ấy để tác động hiệu quả, để thấy được những mảng sáng, mảng tối trong con người, mở ra hướng hoàn lương cho họ.

– Định hướng nghiên cứu con người ở trạng thái “động”

*) Vai trò phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử

– Với quan điểm này thì con người là sản phẩm của lịch sử, giai cấp, văn hóa, tôn giáo, truyền thống nhất định
– Bản chất con người có thể thay đổi cùng với điều kiện lịch sử thay đổi
– Con người sống trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau là có sự khác nhau trong ý thức và hành động.

b) Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của Tâm lý học tư pháp

Tâm lý học tư pháp sử dụng phần lớn các phương pháp nghiên cứu của xã hội học, tâm lý học nói chung để khám phá đối tượng nghiên cứu. Gọi chung là phương pháp nghiên cứu nhân cách cá nhân.

– Phương pháp quan sát: là phương pháp dùng thị giác để quan sát các biểu hiệu bề ngoài (hành vi, thái độ) của con người một cách có tổ chức, có hệ thống và có mục đích rõ ràng, từ đó nhận thức về tâm lý của người được quan sát.

– Phương pháp đàm thoại (phỏng vấn): là phương pháp nghiên cứu tâm lý cá nhân thông qua giao tiếp và đặt câu hỏi có nội dung, mục đích, kế hoạch được định sẵn. Thông qua đàm thoại tâm lý của cá nhân được bộc lộ và có thể nhận thức được. Phương tiện chính: ngôn ngữ nói trực tiếp để trao đổi, tìm hiểu. Vừa có đàm thoại, vừa kết hợp quan sát. Yêu cầu câu hỏi ngắn gọn, mạch lạc, rõ ràng, đúng trọng tâm.

– Phương pháp thực nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu tâm lý cá nhân trong những điều kiện tự nhiên sẵn có hoặc được sắp xếp trước nhằm kiểm tra vấn đề tâm lý được đặt ra.

– Phương pháp phiếu điều tra: Là phương pháp nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi được soạn thảo nhằm thu thập ý kiến cá nhân, từ đó tâm lý cá nhân được bộc lộ và có thể nhận thức được. Hạn chế: nhiều khi người trả lời phiếu trả lời không thật, phóng đại, nói quá, nhưng mình lại ko thể quan sát được tâm lý cá nhân người đó trực tiếp.

– Phương pháp nghiên cứu tiểu sử: Là phương pháp nghiên cứu tiểu sử của con người thông qua các tài liệu viết về bản thân họ. Tài liệu tiểu sử có thể do người đó tự viết (nhật ký), người khác viết về họ (bạn bè, nhà nghiên cứu), tài liệu của cơ quan nhà nước quản lý (lý lịch).

– Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: Là phương pháp nghiên cứu tâm lý thông qua các hồ sơ, tài liệu về tội phạm và người phạm tội được tổng kết, ghi nhận, công bố. Đây là những tài liệu khoa học: công trình khoa học, báo cáo khoa học, đề tài nghiêu cứu khoa học về một loại tội nào đó (v/d: tội phạm ma túy, tội phạm chức vụ, kinh tế, tham nhũng…) với những đặc điểm pháp lý hình sự như thế nào, tội phạm học ra sao, đặc điểm tâm lý, quan điểm sống… của những người phạm tội thuộc nhóm tội đó như thế nào…

– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Phương pháp nghiên cứu tâm lý cá nhân qua việc nghiên cứu kết quả hoạt động của họ. Căn cứ vào kết quả hoạt động có thể biết được hứng thú, kỹ xảo, năng lực, nghề nghiệp, trạng thái tâm lý, điều kiện hoạt động của cá nhân. Đặc biệt nghiên cứu kiểu chữ viết của mỗi cá nhân cũng có thể phát hiện ra một số đặc điểm tâm lý riêng biệt của cá nhân. v/d: cho đương sự tự khai, cho giấy, viết để nghiên cứu, khi nghiên cứu bản tự khai, ngoài việc nghiên cứu nội dung bản tự khai, còn nghiên cứu chữ viết. v/d: đến hiện trường quan sát xem hiện trường có gì, vế thương trên cơ thể nạn nhân, … để phác thảo chân dung của hung thủ (cao, thấp, mập, ốm, đàn ông, phụ nữ, có kiến thức về y học ko…). v/d: vụ cướp ngân hàng ở Trà Vinh: đôi giày là đôi giày kỹ thuật, quần áo bảo hộ lao động… => sàng lọc đối tượng.

– Phương pháp giám định (phương pháp chuyên gia): là sử dụng đánh giá, kết luận của các nhà chuyên môn, có quá trình sử dụng nghiệp vụ cao để đánh giá. v/d: giám định tâm thần, giám định pháp y… vụ việc ở ngành nào, lĩnh vực nào cần có chuyên gia ở lĩnh vực đó: v/d: chuyên gia xây dựng cơ bản, chuyên gia kết cấu vật liệu, chuyên gia tài chính ngân hàng…v/d:cần phải trưng cầu giám định để biết tỷ lệ thương tật…

– Phương pháp nghiên cứu nhóm, tập thể: Là phương pháp tìm hiểu tâm lý cá nhân thông qua việc nghiên cứu tâm lý nhóm, nơi mà cá nhân đó có sự giao tiếp, chia sẻ, cộng tác thường xuyên, ổn định. v/d: hỏi ý kiến bạn bè, đồng nghiệp… ngưu tầm ngưu, mã tầm mã… hãy cho tôi biết anh chơi với ai…

3. Mục đích, ý nghĩa của Tâm lý học tư pháp

a) Mục đích của Tâm lý học tư pháp

– Cung cấp tri thức về những chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự & giáo dục, cải tạo người phạm tội.

– Góp phần xây dựng, áp dụng các biện pháp giáo dục, cảm hóa người phạm tội.

– Góp phần phòng ngừa tội phạm thông qua kiến nghị những biện pháp tác động tích cực đến tâm lý con người, khắc phục biểu hiện tâm lý tiêu cực.

b) Ý nghĩa của Tâm lý học tư pháp

 


 

Xem thêm các nội dung trong Chương II:

Xem thêm các nội dung trong Chương IV:

5/5 - (17253 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền