Tâm lý học tư pháp là gì?
Tâm lý học tư pháp là tâm lý học chuyên ngành về hoạt động tư pháp, nghiên cứu các hiện tượng, các đặc điểm và các quy luật tâm lý biểu hiện trong quá trình thực hiện tội phạm, trong điều tra, truy tố xét xử và thi hành án, đồng thời soạn ra các phương pháp tâm lý để sử dụng trong hoạt động tư pháp.
Giới thiệu về môn Tâm lý học tư pháp
Tâm lý học tư pháp là tâm lý học chuyên ngành được ứng dụng trong hoạt động tư pháp. Khi mới xuấ hiện, tâm lý học tư pháp chủ yếu nghiên cứu các quy luật tâm lý biểu hiện bên trong hoạt ư động xét xử đặc biệt là xét xử các vụ án hình sự.
Nội dung cơ bản
Chương I: Khái niệm tâm lý học tư pháp và vị trí của tâm lý học tư pháp trong hệ thống các khoa học
- I. Khái niệm, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tư pháp
- II. Nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp và hệ thống tâm lý học tư pháp
Chương II: Cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp và phương pháp tác động tâm lý
- I. Khái niệm cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp
- II. Hệ thống các hoạt động trong cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp
- III. Các phương pháp tác động tâm lý
Chương III: Đặc điểm tâm lý của hoạt động điều tra
- I. Cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra
- II. Đặc điểm tâm lý của bị can, người bị hại, người làm chứng trong hoạt động hỏi cung và lấy lời khai
- III. Đặc điểm tâm lý của một số hoạt động điều tra khác
- IV. Đặc điểm tâm lý và phẩm chất tâm lý cần thiết của điều tra viên và kiểm sát viên trong hoạt động điều tra