Hoạt động thiết kế trong hoạt động tư pháp

Chuyên mụcTâm lý học giao-trinh-tam-ly-hoc-tu-phap

Đây là nội dung của Mục 3 nằm trong Chương III. Các chức năng tâm lý của hoạt động tư pháp.

 

Xem thêm các nội dung khác của Chương III

 


 

Mục 3: Hoạt động thiết kế trong hoạt động tư pháp

 

1. Khái niệm hoạt động thiết kế

Hoạt động thiết kế là tổng hợp các thao tác tư duy nhằm xác lập kế hoạch hành động để đạt các mục đích đã dự định

Hoạt động thiết kế trong HĐTP -> là sự hình dung sơ bộ về các bược và kết quả của HĐTP

Bản chất của hoạt động thiết kế trong HĐTP thể hiện ở chỗ trước khi bắt tay vào thực hiện một dạng hoạt động tư pháp nào đó, những người tiến hành tố tụng đã xây dựng trong đầu mình một mô hình hoạt động trong thực tiễn, đã xác định được tương đối cụ thể kết quả hoạt động của mình

2. Mục đích của hoạt động thiết kế trong hoạt động tư pháp

Hoạt động thiết kế nhằm tạo điều kiện để kế hoạch hóa:

  • Hoạt động khởi tố
  • Hoạt động điều tra
  • Hoạt động truy tố
  • Hoạt động xét xử
  • Hoạt động giáo dục công dân
  • Hoạt động thi hành án
  • Hoạt động đấu tranh chống, phòng ngừa tình trạng phạm tội

3. Các bước của hoạt động thiết kế

Hoạt động thiết kế được tiến hành qua 3 bước:

  • Hoạt động dự đoán
  • Hoạt động lập kế hoạch
  • Hoạt động ra quyết định

3.1. Dự đoán

Là hoạt động tư duy đặc biệt nhằm đoán trước diễn biến, kết quả của các quá trình trong hoạt động tư pháp

-> Không thể dự đoán kết quả cuối cùng một cách tuyệt đối

Quá trình dự đoán về các hoạt động tương lai được gọi là sự tiên đoán, nhìn thấy trước

Một hình thức đặc biệt của sự tiên đoán là sự linh cảm trước về kết quả HĐTP -> chỉ có thế hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm phong phú về quá trình tố tụng

Yêu cầu của hoạt động dự đoán:

  • Phải có đầy đủ cơ sở về sự kiện
  • Không thành kiến, định kiến với các sự việc, sự kiện
  • Hiểu biết rõ ràng các mục đích của dự đoán
  • Sử dụng đúng các phương pháp dự đoán cụ thể

Hoạt động dự đoán được thực hiện với sự hỗ trợ của các phương pháp sau đây:

Phương pháp khoanh vùng

Khoanh vùng đối tượng nghiên cứu -> Rút ra kết quả dự đoán

-> Giúp ta gạt bỏ được những hoạt động thừa, mất thời gian trong quá trình tố tụng

Phương pháp phản xạ

Được sử dụng để phán đoán về một số sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sở của những thông tin nhất định

-> Đòi hỏi những người tiến hành tố tụng khi phán đoán phải có phẩm chất tâm lý ổn định và có trình độ chuyên môn tốt

Hoạt động dự đoán có 3 hướng cơ bản:

  • Dự đoán về những hành động cho bản thân
  • Dự đoán nhằm tổ chức hành động của những người tham gia tố tụng
  • Nhằm dự đoán trước  hoạt động của những người tham gia tố tụng và đoán trước hành động chống đối, phản ứng của họ

3.2. Lập kế hoạch

Lập kế hoạch là việc vạch các phương hướng và các bước hành động cụ thể để đạt được các hoạt động đã dự định

Xác định được các phương tiện, điều kiện cần thiết để thực hiện hoạt động này

Hoạt động lập kế hoạch là sự kết hợp các yếu tố của: Hoạt động nhận thức và hoạt động thiết kế

* Lập kế hoạch đề cập đến các vấn đề cơ bản sau:

  • Trước hết hoạt động lập kế hoạch được thực hiện nhằm xác minh, kiểm tra, phân tích và tông hợp các chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật vụ án
  • Hoạt động LKH đề cập đến quá trình nghiên cứu các giả định đã đặt ra trong khi kiểm tra, phân tích, tổng hợp các sự kiện được xác minh
  • Hoạt động lập kế hoạch được thực hiện để ngăn chặn tội phạm, xóa bỏ các điều kiện tái phạm tội
  • HDDLKH còn nhằm tạo ra khả năng hoạt động một cách liên tục, đồng bộ của những người tiến hành tố tụng trong quá trình tố tụng

Hoạt động lập kế hoạch có thể được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của HĐTP

Để thực hiện tốt Hoạt động lập kế hoạch -> Phải thực hiện tốt hoạt động dự đoán

3.3. Ra quyết định

HĐRQĐ là việc hình thành một quyết định, hoặc một bản án cụ thể trên cơ sở xem xét, hoặc so sánh đối chiều các chứng cứ đã được xác định của vụ án với các điều luật cụ thể, sao cho phù hợp với diễn biến của quá trình tố tụng

Ra quyết định là hành động ý chí đảm bảo quá trình xác minh sự thật về vụ án. Các hành động ý chí phức tạp bap gồm những giai đoạn sau:

  • Xác định mục đích và hướng tới đạt được mục đích
  • Nhận thức khả năng và phương tiện đạt mục đích
  • Phân tích các động cơ
  • Ra quyết định
  • Khắc phục những khó khăn chủ quan và khách quan nảy sinh trong khi thực hiện quyết định

Khi ra quyết định, cần phải so sánh mô hình sự kiện cũng như các sự kiện đã được xác định với luật tố tụng và luật hình sự, dân sự …-> Nhờ đó mới giải quyết thỏa đáng các vẫn đề:

  • Khả năng tố tụng của việc thực hiện hành động
  • Các điều kiện cần thiết để thực hiện hành động
  • Giải quyết vấn đề về phương tiện cần thiết để thực hiện hành động

Trong mọi trường hợp, quá trình ra quyết định luôn diễn ra sau khi hình thành niềm tin. Niềm tin là kết quả của sự phát triển của các quá trình và trạng thái tâm lý nhất định là kết quả của các thao tác tư duy.

4/5 - (3 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền