Cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra

Chuyên mụcTâm lý học Hoạt động điều tra

I. Cấu trúc tâm lý của hoạt động điều traNội dung này nằm trong Chương III: Đặc điểm tâm lý của hoạt động điều tra.

 

Xem thêm các nội dung trong Chương III:

 

1. Đặc điểm của hoạt động nhận thức

a) Đặc điểm

  • Chủ thể quan trọng nhất là điều tra viên:
  • Được tiến hành một cách trực tiếp trên cơ sở của hiện trường vụ án, những chứng cứ, tài liệu thu thập trong quá trình điều tra.
  • Mục đích của nhận thức trong giai đoạn này là nhằm xây dựng mô hình tư duy chân thực về những sự kiện đã xảy ra của vụ án hình sự.
  • Được tiến hành ngay sau khi khởi tố vụ án
  • Phải giải quyết một lượng thông tin rất lớn, đa chiều, chưa được chọn lọc.
  • Chủ yếu thông qua giao tiếp hai chiều giữa điều tra viên với những người tham gia tố tụng đồng thời không mang tính tập trung, liên tục và công khai
  • Thường bị ảnh hưởng bởi xúc cảm rất cao: sự nóng giận, sự vội vã, sự chủ quan, sự bực tức… đòi hỏi điều tra viên phải có khả năng kiềm chế, kiểm soát bản thân.

b) Nội dung nhận thức

  • Có hay không có sự việc phạm tội, hành vi phạm tội, người phạm tội và những thiệt hại cụ thể để đề xuất phương hướng xử lý
  • Mô hình tư duy về vụ án đã xảy ra trên thực tế
  • Những quy định cụ thể của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự trong việc giải quyết vụ án
  • Các nguyên nhân và điều kiện phạm tội để kịp thời khắc phục, phòng ngừa

c) Kết quả của hoạt động nhận thức trong điều tra phụ thuộc vào các yếu tố

  • Tính chính xác, đầy đủ, toàn diện của việc thu thập và xử lý các tài liệu có liên quan đến vụ án hình sự.
  • Sự chủ động, tích cực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như bản lĩnh nghề nghiệp và việc sử dụng các biện pháp tác động tâm lý cần thiết của các cán bộ điều tra.

Trong cấu trúc tâm lý hoạt động điều tra, nhận thức là hoạt động quan trọng nhất: đáp ứng cho mục đích tố tụng của giai đoạn này. Việc nhận thức đầy đủ hay không đầy đủ ảnh hưởng đến các giai đoạn tố tụng sau. Nhận thức trong giai đoạn này mà phiến diện, sơ suất, không hoàn thiện, thì các giai đoạn sau rất khó sửa chữa. Các vụ án oan sai, nguyên nhân chính thường tập trung ở giai đoạn điều tra.

2. Đặc điểm của hoạt động thiết kế

a) Đặc điểm

  • Hoạt động thiết kế chủ yếu do cá nhân điều tra viên thực hiện trên cơ sở của sự phân công, chỉ đạo chung của thủ trưởng cơ quan điều tra: cơ chế thủ trưởng. điều tra viên không phải là chủ thể ký vào các quyết định tố tụng (bắt, khám xét, tạm giữ…). Điều tra viên chỉ là người thừa hành. [với Tòa án thì lại khác, không hoạt động theo nguyên tắc “thủ trưởng chế”, do cơ chế của Tòa án là độc lập. Thẩm phán có sự độc lập tương đối với Chánh Tòa, Chánh án]. Thủ trưởng là người chịu trách nhiệm trong việc phân công trách nhiệm.
  • Thiết kế trong hoạt động điều tra nhằm đảm bảo khả năng nhận thức vụ án hình sự, loại trừ khả năng tiếp tục phạm tội, loại trừ khả năng cản trở hoạt động điều tra: Nhận thức là hoạt động quan trọng nhất, thiết kế đảm bảo hỗ trợ cho nhận thức đầy đủ. v/d: khi nào có được các chứng cứ đầy đủ, toàn diện thì mới khởi tố vụ án. Bắt sớm quá cũng dở (chưa đủ chứng cứ…), bắt trễ quá cũng dỡ (dứt đây động rừng…) => cần phải chọn đúng thời điểm.
  • Hoạt động thiết kế trong điều tra về cơ bản do pháp luật quy định (thẩm quyền, nội dung): ai là người ban hành quyết định trong hoạt động thiết kế (thủ trưởng trong trường hợp nào, phó thủ trưởng trong trường hợp nào). Thẩm quyền dành cho điều tra viên là rất hạn chế.
  • Hoạt động thiết kế trong giai đoạn điều tra thường được đặt song song với việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và phải tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật tố tụng hình sự: biện pháp đặc tình, trinh sát, nghe lén, đọc trộm thư tín, điện thoại, điện tín…

b) Biểu hiện của hoạt động thiết kế trong điều tra

  • Dự đoán diễn biến khó khăn, phức tạp của hoạt động điều tra và cần có những hoạt động thiết kế phù hợp để khắc phục
  • Xây dựng kế hoạch điều tra phù hợp
  • Ra quyết định tố tụng trên cơ sở quy định của luật tố tụng hình sự để đảm bảo khả năng nhận thức giá trị pháp lý của kết quả điều tra.

3. Đặc điểm của hoạt động giáo dục

a) Đặc điểm

  • Chủ yếu điều tra viên giáo dục đối với bị can
  • Là hoạt động giáo dục ban đầu, ở phạm vi hẹp
  • Chủ yếu thông qua giao tiếp trực tiếp, hai chiều và hạn chế tính công khai
  • Chủ yếu vẫn thông qua sự thuyết phục, vận động, tuyên truyền, giải thích của Điều tra viên với các đối tượng, kể cả với bị can.

b) Nội dung giáo dục

  • Phân tích cho bị can, người bị hại thấy được hành vi của mình đúng hay sai
  • Cung cấp các thông tin về pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với việc xử lý tội phạm và người phạm tội.

4. Đặc điểm của hoạt động giao tiếp, tổ chức và chứng nhận trong hoạt động điều tra

(Xem giáo trình)

 


 

Xem thêm các nội dung trong Chương II:

Xem thêm các nội dung trong Chương IV:

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền