Nguồn của luật đầu tư

Chuyên mụcLưu trữ Luật Đầu tư

Nguồn của luật đầu tư

Nguồn của luật đầu tư là các văn bản quy phạm pháp luật hoặc tập quán, chứa đựng các quy phạm pháp luật về đầu tư. Trong thực tiễn điều chỉnh pháp luật về đầu tư hiện nay, nguồn cơ bản của luật đầu tư là các điều ước quốc tếpháp luật quốc gia.

 

Những nội dung liên quan:

 

Các văn bản pháp luật quốc gia

Các văn bản pháp luật về đầu tư cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tồn tại dưới nhiều hình thức, tên gọi và cấp độ khác nhau. Hình thức, tên gọi thứ bậc hiệu lực của các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật về đầu tư nói riêng được quy định trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong các văn bản pháp luật hiện hành về luật đầu tư ở Việt Nam, Luật Đầu tư năm 2014nguồn luật cơ bản của luật đầu tư. Cần lưu ý, đối với hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, các văn bản pháp luật nước ngoài có thể được áp dụng theo những điều kiện nhất định.

Điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế về đầu tư là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của công pháp quốc tế chủ yếu là các quốc gia nhằm thiết lập những nguyên tắc pháp lý bắt buộc để xác định, thay đổi hoặc hủy bỏ quyền và nghĩa vụ với nhau trong lĩnh vực đầu tư.

Điều ước quốc tế có giá trị áp dụng trên toàn lãnh thổ của tất cả các quốc gia tham gia điều ước. Các văn bản pháp luật quốc gia được ban hành phải có nội dung phù hợp với điều ước quốc tế. Về nguyên tắc chung, trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của pháp luật của một quốc gia với điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên, các quy định của điều quốc tế sẽ được áp dụng. Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong luật đầu tư của Việt Nam.

Điều ước quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế, các điều ước quốc tế về đầu tư được các nước sử dụng như là một công cụ quan trọng để tạo ra môi trường hấp dẫn cho đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nói riêng. Không ngoài xu hướng đó, trong nhiều năm qua Việt Nam đã không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác đầu tư với nhiều quốc gia trên thế giới. Các điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia ngày càng nhiều. Đến nay, Việt Nam đã ký kết gần năm mươi hiệp định (song phương hoặc đa phương) về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, như: Hiệp định về thúc đẩy và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Australia ngày 05/3/1991; Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về khuyến khích và bảo hộ Tư ngày 30/11/1991; Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Liên bang Nga về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ngày 16/6/1994; hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ngày 02/12/1994, Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN năm 1998; Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ ngày 23/7/2000 (Chương IV quy định về phát triển quan hệ đầu tư); Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ngày 14/11/2003.

Tập quán về đầu tư

Ngoài các văn bản pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế, thực tiễn phát triển của pháp luật về đầu tư còn biết đến nguồn tập quán. Tập quán về đầu tư thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ đầu tư khi các mối quan hệ này không được điều chỉnh bởi hợp đồng giữa các bên hoặc điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật của các quốc gia. Tuy vậy, trong bối cảnh hiện nay, tập quán không phải là nguồn phổ biến của luật đầu tư trên các bình diện quốc gia và quốc tế. Theo Luật Đầu tư năm 2014 của Việt Nam, nguồn tập quán được áp dụng giới hạn ở tập quán quốc tế và đầu tư và chỉ được áp dụng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài theo những điều kiện nhất định.

5/5 - (12495 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền