Giới thiệu về môn luật tố tụng hình sự
Luật tố tụng hình sự là môn khoa học pháp lí cung cấp những kiến thức lí luận và thực tiễn về TTHS và khả năng áp dụng trong thực tế. Môn học này gồm hai nội dung cơ bản: Những vấn đề lí luận chung về TTHS và những giai đoạn tố tụng cụ thể trong trình tự tố tụng giải quyết vụ án hình sự.
Môn học luật TTHS nghiên cứu các quy định của pháp luật và những quan điểm khoa học về trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế trong Tố tụng hình sự.
Tổng hợp các tài liệu ôn tập, ôn thi, hướng dẫn tự học môn luật tố tụng hình sự
Tổng hợp các tài liệu hướng dẫn tự học môn luật tố tụng hình sự: giáo trình, bài giảng, đề cương, đề thi, câu hỏi lý trắc nghiệm, nhận định đúng sai, câu hỏi lý thuyết và bài tập tình huống môn môn luật tố tụng hình sự,…
Tóm tắt nội dung môn luật tố tụng hình sự
Vấn đề 1. Khái niệm luật TTHS; nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của TTHS
1.1. Khái niệm TTHS, luật TTHS, các giai đoạn TTHS, khoa học luật TTHS và mối liên quan với các ngành khoa học khác
1.2. Nhiệm vụ của luật TTHS; Nguồn của luật Tố tụng hình sự;
1.3. Các nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự.
1.3.1. Nhóm các nguyên tắc đặc thù
1.3.2. Các nguyên tắc khác: bảo đảm Pháp chế XHCN; bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; bảo đảm quyền bình đẳng trước toà án; xác định sự thật của vụ án hình sự; thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và tuân theo pháp luật; xét xử tập thể và có hội thẩm tham gia.
Vấn đề 2. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia TTHS
2.1. Xác định khái niệm, đặc điểm các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng; những quy định chung về việc thay đổi người tiến hành tố tụng
2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; tổ chức, nguyên tắc hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng; những trường hợp cụ thể thay đổi người tiến hành tố tụng
Vấn đề 3. Chứng cứ và chứng minh
3.1. Khái niệm chứng cứ, các thuộc tính của chứng cứ, nguồn chứng cứ. Đối tượng chứng minh và phân loại đối tượng chứng minh, nghĩa vụ chứng minh, quá trình chứng minh
3.2. Phân loại chứng cứ
3.3. Cơ sở lí luận của chứng cứ, các quan điểm về chứng cứ, phân loại chứng cứ. Quá trình chứng minh trong các giai đoạn tố tụng khác nhau
Vấn đề 4. Biện pháp ngăn chặn
4.1. Khái niệm, căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn, phân biệt biện pháp ngăn chặn và biện pháp cưỡng chế; liệt kê được các biện pháp ngăn chăn cụ thể; phân tích biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam
4.2. Các biện pháp ngăn chặn khác.
4.3. Thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn
Vấn đề 5. Khởi tố vụ án hình sự
5.1. Thẩm quyền khởi tố vụ án; căn cứ, cơ sở khởi tố vụ án hình sự; căn cứ không khởi tố vụ án; khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại
5.2. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự; trình tự khởi tố vụ án
5.3. Quyền hạn, trách nhiệm của viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố.
Vấn đề 6. Điều tra vụ án hình sự
6.1. Thẩm quyền điều tra; các quyết định của cơ quan điều tra
6.2. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa một số hoạt động điều tra: Khởi tố bị can, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, khám xét, tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét, xem xét dấu vết trên thân thể, khám nghiệm hiện trường
6.3. Những quy định chung về hoạt động điều tra; các hoạt động điều tra khác
Vấn đề 7. Truy tố
7.1. Các quyết định của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố
7.2. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của giai đoạn truy tố
7.3. Các hoạt động của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố: Nhận và nghiên cứu hồ sơ
Vấn đề 8. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
8.1. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của toà án; giới hạn xét xử; các quyết định của toà án trong quá trình chuẩn bị xét xử
8.2. Những quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên toà; trình tự phiên toà sơ thẩm hình sự
8.3. Hoạt động nhận, nghiên cứu hồ sơ; những việc cần làm sau khi kết thúc phiên toà
Vấn đề 9. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
9.1. Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm; phạm vi xét xử phúc thẩm; thẩm quyền của toà án cấp phúc thẩm
9.2. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của giai đoạn xét xử phúc thẩm; những quy định chung; trình tự phiên toà phúc thẩm
9.3. Phúc thẩm các quyết định của toà án sơ thẩm
Vấn đề 10. Thi hành bản án, quyết định của toà án
10.1. Những quy định chung về thi hành bản án và quyết định của toà án
10.2. Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của thi hành án hình sự; thi hành hình phạt tử hình, hình phạt tù; hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù
10.3. Thi hành các loại hình phạt khác; giảm thời hạn, miễn chấp hành hình phạt; xoá án tích
Vấn đề 11. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án
11.1. Tính chất của giám đốc thẩm, tái thẩm; căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
11.2. Những vấn đề pháp lí khác về giám đốc thẩm và tái thẩm
11.3. Phân biệt thủ tục giám đốc thẩm với xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và thủ tục tái thẩm