Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện trong các vụ án hôn nhân và gia đình

Quyền yêu cầu phản tố về ly hôn

Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện trong các vụ án hôn nhân và gia đình.

Sau khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng và kiểm tra điều kiện khởi kiện của khách hàng, nếu khách hàng quyết định khởi kiện thì luật sư cần tư vấn giúp khách hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Hồ sơ khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình gồm: Đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm đơn khởi kiện để chứng minh cho yêu cầu của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. Ngoài những điểm chung về kỹ năng soạn thảo đơn khởi kiện, kỹ năng chuẩn bị giấy tờ, tài liệu chứng minh cho tư cách chủ thể người khởi kiện thì sự khác nhau của hồ sơ khởi kiện đối với các lĩnh vực lao động, kinh doanh, thương mại, dân sự theo nghĩa hẹp so với hồ sơ khởi kiện tranh chấp về hôn nhân và gia đình chính là ở các giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của đương sự là có căn cứ. Giấy tờ, tài liệu này được luật sư xác định và chuẩn bị dựa trên yêu cầu cụ thể của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình mà các bên có tranh chấp. Đơn cử việc chuẩn bị hồ sơ khởi kiện trong một số tranh chấp hôn nhân và gia đình phổ biến sau:

Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản ly hôn:

– Trường hợp khách hàng là nguyên đơn: các giấy tờ, tài liệu có thể cung cấp là giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy tờ, tài liệu chứng minh căn cứ cho ly hôn như biên bản hòa giải cơ sở, biên bản ghi lời khai của người làm chứng (họ hàng, đoàn thể, đồng nghiệp, hàng xóm) về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, giấy tờ chứng minh cho quyền sở hữu tài sản của vợ chồng; công sức đóng góp, duy trì, tôn tạo, phát triển tài sản chung của vợ và chồng; giấy khai sinh của con; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi (nếu có), ý kiến của con trên bẩy tuổi với nguyện vọng ở với bố hoặc mẹ?…

– Trường hợp khách hàng là bị đơn: những vấn đề cần thống nhất với nguyên đơn, khách hàng không cần cung cấp chứng cứ chứng minh. Những nội dung không thống nhất thì khách hàng phải cung cấp chứng cứ để phản bác lại yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Chẳng hạn, phản bác lại ý kiến về việc xác định nhà và đất đang ở là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì bị đơn phải cung cấp các giấy tờ chứng minh nhà và đất là tài sản riêng của bị đơn (được tặng cho riêng, được thừa kế hoặc được hình thành trước thời kỳ hôn nhân) hoặc là tài sản của người thứ ba (bố mẹ của bị đơn cho vợ, chồng ở nhờ,…) thông qua các hợp đồng như tặng cho tài sản, các giấy tờ, tài liệu về phân chia di sản thừa kế mà bị đơn được hưởng riêng hoặc giấy tờ, tài liệu chứng minh thời điểm hình thành tài sản trước hôn nhân,…

– Trường hợp khách hàng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: cung cấp các giấy tờ, tài liệu chứng minh vợ chồng có quyền lợi hoặc nghĩa vụ đối với khách hàng thông qua các giao dịch dân sự mà khách hàng đã giao kết với nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản mà vợ hoặc chồng là nguyên đơn hoặc bị đơn trong vụ án hoặc cả hai vợ chồng cho rằng đó là tài sản chung của vợ chồng,…

Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:

– Khách hàng là nguyên đơn sẽ cung cấp các giấy tờ, tài liệu như: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, các sĩ tờ khác chứng minh quan hệ hôn nhân hợp pháp, các giấy tờ chứng minh cho khối tài sản chung (giấy tờ chứng minh quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với tài sản chung như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, giấy đăng ký xe ô tô, xe máy,… biên bản thỏa thuận tài sản chung đã chia, chưa chia,…).

– Khách hàng là bị đơn, tùy từng nội dung phản bác phản bác về khối tài sản chung để chia, cách chia, phần được chia để đưa ra các chứng cứ phù hợp chẳng hạn, bị đơn thống nhất được khối tài sản chung được chia nhưng phản bác ý kiến về phần được chia vì cho rằng công sức đóng góp của bị đơn đối với tài sản chung được chia nhiều hơn nguyên đơn thì phải cung cấp giấy tờ, tài liệu như: các biên lai thu tiền phải nộp tiền để có được tài sản chung đó, giấy tờ chứng minh bị đơn có thu nhập nhiều hơn nguyên đơn lên tích lũy để hình thành tài sản chung lớn hơn (bảng lương, thu nhập thêm ngoài lương,…).

Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện để xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ:

– Khách hàng là nguyên đơn cung cấp các giấy tờ, tài liệu chứng minh con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân; do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân; sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm. Dứt hôn nhân hoặc sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ, chồng (giấy chứng tử, giấy chứng nhận kết hôn), hoặc các tài liệu, chứng cứ gián tiếp chứng minh trong thời gian thụ thai đứa trẻ, người đàn ông bị kiện và mẹ đứa trẻ đã yêu thương nhau, hứa hẹn kết hôn nhưng sau đó không kết hôn nữa; trong thời gian thụ thai đứa trẻ, người đàn ông bị kiện và mẹ đứa trẻ đã chung sống như vợ chồng, khi đứa trẻ sinh ra phải người đàn ông bị kiện đã yêu thương đến trẻ như con mình; các giấy tờ hay thư tử cho người đàn ông bị kiện viết xác nhận đứa trẻ là con của họ; kết luận giám định ADN giữa con và cha/mẹ.

– Khách hàng là bị đơn thì cung cấp các chứng cứ ngược lại với những chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp như thời điểm thành thai trước thời kỳ hôn nhân, con sinh ra trước thời kỳ hôn nhân,… chứng cứ chứng minh kết luận giám định ở đi ăn dứa bị đơn và con là giả mạo,

Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp về sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

Sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kĩ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Theo khoản 22, khoản 23 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, mang thai hộ có hai hình thức: mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Theo quy định tại khoản 6 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, chỉ có tranh chấp phát sinh từ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mới thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Trên thực tế, có nhiều tình huống tranh chấp có thể xảy ra khi thực hiện mang thai hộ bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm như người mang thai hộ không giao con cho bố mẹ hoặc bố mẹ không nhận con khi được sinh ra hay ban đầu là mang thai hộ vì mục đích giúp đỡ nhưng sau phát sinh tranh chấp đòi tiền công hoặc lợi ích vật chất từ người nhờ mang thai hộ; tranh chấp thừa kế giữa đứa trẻ sinh ra và người mang thai hộ,

– Khách hàng là nguyên đơn: dựa vào từng yêu cầu cụ thể trong quan hệ tranh chấp để cung cấp các giấy tờ, tài liệu như sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai hộ giữ bệnh viện có thẩm quyền và nguyên đơn, các hóa đơn viện phí, giường bệnh, giám định ADN của con được sinh ra nếu có, hoặc thỏa thuận về việc mang thai hộ giữa vợ/chồng và người mang thai hộ, giám định ADN của đứa trẻ được sinh ra theo phương pháp mang thai hộ,…

– Khách hàng là bị đơn: dựa vào từng ý kiến phản bác và yêu cầu phản tố để đưa ra giấy tờ tài liệu phù hợp.

Tương tự, đối với các tranh chấp khác về hôn nhân gia đình được quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trên cơ sở xác định tư cách đương sự của khách hàng và luật sư bảo vệ, yêu cầu cụ thể của khách hàng, quan hệ pháp luật tranh chấp mà luật sư sẽ cung cấp giấy tờ, tài liệu ban đầu đủ để chứng minh yêu cầu của khách hàng là có căn cứ và hợp pháp để tòa án thụ lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu phản tố và đơn yêu cầu độc lập của khách hàng.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền