Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng về việc khởi kiện tranh chấp kinh doanh, thương mại

Chuyên mụcLuật Luật sư, Luật tố tụng dân sự Tranh chấp kinh doanh thương mại

Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng về việc khởi kiện tranh chấp kinh doanh, thương mại của luật sư.

>>> Xem thêm: Kỹ năng chuẩn bị khởi kiện tranh chấp kinh doanh, thương mại

Theo điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp về kinh doanh thương mại như sau: (i) tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có chức năng đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; (ii) tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; (iii) tranh chấp giữa người chưa phải thành viên của công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng cổ phần vốn góp với công ty, thành viên công ty; (iv) tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty; (v) các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Với quy định nêu trên, có thể nhận thấy phần lớn các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, ngoại trừ các tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của trọng tài thương mại. Để có thể tư vấn cho khách hàng trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án, luật sư cần lưu ý một số đặc thù sau khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng:

Về thời hiệu khởi kiện:

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp về kinh doanh, thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định thì thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại là hai năm, kể từ ngày đương sự biết được quyền và lễ hợp pháp của mình bị xâm phạm. Để xác định được thời hiệu khởi kiện cho một vụ án cụ thể, trước hết luật sư cần xác định xem quy định pháp luật chuyên ngành nào sẽ điều chỉnh vụ việc đó. Chỉ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành không có quy định về thời hiệu khởi kiện thì mới áp dụng quy định của bộ luật dân sự và bộ luật tố tụng dân sự.

Dưới đây là một số ví dụ về thời hiệu khởi kiện đối với một số tranh chấp nhất định được quy định trong pháp luật chuyên ngành.

Quan hệ pháp luật Thời hiệu khởi kiện
Các tranh chấp thương mại 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc khởi kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày giao hàng (Điều 319 Luật Thương mại 2005).
Hợp đồng bảo hiểm 03 năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp (Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000).
Về hư hỏng, mất mát hàng hóa 01 năm, kể từ ngày trả hàng hoặc ra phải trả hàng cho người nhận (Điều 169 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015).
Hợp đồng thuê tàu 02 năm, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng (Điều 219 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015).

Về khách hàng:

Khách hàng trong các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thương là tổ chức và đa phần là các doanh nghiệp. Đối với tranh chấp có giá trị lớn hoặc có ảnh hưởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp, có thể người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, ban giám đốc doanh nghiệp sẽ làm việc trực tiếp với luật sư. Một số công ty, tập đoàn có quy mô lớn, tổ chức chặt chẽ, bộ phận Pháp chế sẽ làm việc trực tiếp với luật sư. Một số doanh nghiệp sẽ cử một số cá nhân có liên quan trực tiếp đến tranh chấp làm việc với luật sư. Buổi họp với khách hàng trong nhiều trường hợp sẽ không diễn ra tại tổ chức hành nghề luật sư mà diễn ra tại địa điểm mà khách hàng đề suất, thường là trụ sở, văn phòng của khách hàng. Với thực tế nêu trên nên trước khi tiếp xúc khách hàng, luật sư cần tìm hiểu xem nhân sự tham gia buổi họp với luật sư là ai, tư cách đại diện như thế nào, có quyền đại diện, quyền cung cấp thông tin cũng như quyết định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp hay không. Nếu việc giải quyết tranh chấp được giao cho một hoặc một số nhân sự hiểu về tranh chấp, có khả năng cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp và phối hợp chặt chẽ với luật sư trong việc giải quyết tranh chấp thì tiến độ giải quyết công việc sẽ nhanh hơn. Việc tìm hiểu trước nhân sự của khách hàng tham gia cuộc họp sẽ giúp luật sư phối hợp với các nhân sự, chuyên gia khác của các hãng vật chuẩn bị và tham gia buổi làm việc được tốt hơn.

Về tính chất phức tạp của vụ việc:

Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thường có những phức tạp đặc thù xuất phát từ giá trị tranh chấp, các vấn đề kinh tế, kĩ thuật, văn hóa ảnh hưởng của tranh chấp đến uy tín kinh doanh của các bên. Do đó, có thể tư vấn cho khách hàng về việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong giai đoạn chuẩn bị khởi kiện, luật sư cần phải tìm hiểu nguyên nhân chính của tranh chấp cũng như những vấn đề chuyên môn của giao dịch để có thể tư vấn cho khách hàng hiệu quả.

Với ảnh hưởng của việc khởi kiện đến quan hệ, uy tín của các bên trong tranh chấp:

Khi có tranh chấp xảy ra, các bên thường đứng trên lập trường của mình để đưa ra các yêu cầu hoặc từ chối yêu cầu của bên kia. Bên đưa ra yêu cầu nếu không đạt được yêu cầu thường mong muốn đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án. Bên bị yêu cầu trong một số trường hợp do muốn bảo vệ quan điểm, lập trường của mình hãy vì một lí do nào khác thường không đồng ý giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải nên dẫn đến việc tranh chấp, đưa ra giải quyết tại tòa án. Tuy nhiên, các bên thường chưa Ý thức hết được ảnh hưởng của việc giải quyết tranh chấp đến quan hệ của các bên. Bản án của tòa án thường là dấu chấm hết cho quan hệ của các bên. Hậu quả xa hơn nữa là các bên dù là bên thắng hay thua sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng đến uy tín vì các lý do như các bên sử dụng các phương tiện truyền thông và việc xét xử tranh chấp thường diễn ra công khai (trong một số trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật kinh doanh thì các bên có thể đề nghị tòa án xét xử kín). 

Sự lạc quan của khách hàng về phương thức giải quyết tại tòa án: không phải doanh nghiệp nào, khách hàng nào cũng hiểu về quy trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án. Có một số doanh nghiệp khá là quan về phương thức giải quyết tranh chấp này mà bỏ qua việc lựa chọn những phương thức giải quyết tranh chấp khác. Trách nhiệm của luật sư trong giai đoạn tiếp xúc khách hàng trước khi khởi kiện là cung cấp, giải thích cho khách hàng hiểu rõ về thủ tục tố tụng dân sự đối với các vụ án kinh doanh, thương mại, ưu điểm và hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp này để khách hàng cân nhắc trước khi quyết định khởi kiện. 

Về điều khoản trọng tài:

Theo quy định tại điều sáu Luật Trọng tài thương mại năm 2010: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được”. Luật sư cần kiểm tra điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng, thỏa thuận để kiểm tra xem thỏa thuận trọng tài có hiệu lực hay không. Nếu thỏa thuận trọng tài có hiệu lực thì luật sư cần trao đổi với khách hàng về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Luật sư có thể phân tích ưu và nhược điểm của phương thức này để khách hàng đưa ra lựa chọn.

Về khả năng lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp khác:

Trước khi tư vấn cho khách hàng về thủ tục khởi kiện, luật sư cần giới thiệu cho khách hàng về thủ tục khởi kiện, tư vấn cho khách hàng các hình thức giải quyết tranh chấp khác như thương lượng, hòa giải. Trước khi đến gặp luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại, khách hàng thường đã tiến hành việc thương lượng nhưng không đạt hiệu quả. Để có thể thuyết phục khách hàng sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác ngoài tòa án, luật sư cần phải phân tích cho khách hàng đặc điểm của mỗi phương thức, đặc biệt là việc sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp này khi có sự tham gia của luật sư. Với kiến thức chuyên môn và kỹ năng của luật sư trong việc thương lượng, đàm phán giải quyết các tranh chấp, luật sư có thể giúp các bên hiểu rõ vị thế pháp lý của mình cũng như hệ quả của việc đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án. Đặc biệt, việc luật sư tư vấn cho khách hàng đánh giá, so sánh ưu và nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp dưới góc độ lý thuyết và thực tiễn sẽ là thông tin hữu ích để khách hàng tin nhắc trước khi quyết định có đưa tranh chấp ra giải quyết tại tòa án luôn hay không.

Án phí, lệ phí thi hành án và khả năng thi hành án:

Thông tin về lệ phí, lệ phí thi hành án và khả năng thi hành án cũng là những thông tin luật sư cần cung cấp cho khách hàng khi trao đổi với khách hàng về yêu cầu khởi kiện. Việc xác định án phí, lệ phí thi hành án và đặc biệt là khả năng thi hành án là điều mà các bên tham gia tranh chấp quan tâm vì đa phần các chủ thể trong quan hệ này là các doanh nghiệp và doanh nhân.

Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại căn cứ theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 để hướng dẫn khách hàng.

Khả năng thi hành án đối với các tranh chấp kinh doanh, thương mại là điều mà nhiều nguyên đơn vì quá chủ quan đã không đánh giá hết. Có rất nhiều tranh chấp với giá trị lớn và nguyên đơn thắng kiện ở cả hai cấp tòa nhưng không thể thi hành án được vì bị đơn không có khả năng thi hành án hoặc cố tình trốn tránh việc thi hành án. Kết quả là bên Nguyên không những không thi hành được bản án mà còn thiệt hại nhiều chi phí trong quá trình tố tụng tại hai cấp tòa.

Lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp:

Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại việc lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp cần có sự cân nhắc nhầm các mục đích sau: (i) tiết kiệm chi phí trong quá trình giải quyết tranh chấp; (ii) thuận tiện trong việc giải quyết tranh chấp; (iii) thuận lợi cho việc thi hành án. Đối với một tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì việc lựa chọn tòa án Theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn căn cứ vào quy định tại Điều 39, 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền