Kỹ năng chuẩn bị khởi kiện tranh chấp kinh doanh, thương mại

Chuyên mụcLuật Luật sư, Luật thương mại, Luật tố tụng dân sự Khởi kiện vụ án dân sự

Kỹ năng chuẩn bị khởi kiện tranh chấp kinh doanh, thương mại của luật sư. Tùy từng vụ việc, hồ sơ khởi kiện tranh chấp kinh doanh, thương mại sẽ khác nhau, nhưng về cơ bản có những loại sau:

>>> Xem thêm: Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng về việc khởi kiện tranh chấp kinh doanh, thương mại

  • Đơn khởi kiện;
  • Hợp đồng kinh doanh, thương mại hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng kinh doanh, thương mại; biên bản bổ sung, phụ lục hợp đồng (nếu có);
  • Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như bảo lãnh, thế chấp, cầm cố (nếu có);
  • Các tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện hợp đồng như việc giao nhận hàng, biên bản nghiệm thu, chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn động,
  • Các tài liệu giao dịch khác (nếu có);
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, các đương sự khác và những người liên quan như: giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người Đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực);
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm đơn khởi kiện ghi rõ số bản chính, bản sao;
  • Nếu các tài liệu trên bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt Nam theo quy định trước khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu. Nếu các tài liệu của các cá nhân, tổ chức nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Để tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ khởi kiện trong các tranh chấp về kinh doanh, thương mại luật sư cần có một số lưu ý sau: 

* Về đơn khởi kiện: các vụ án kinh doanh, thương mại phức tạp thường có nhiều tình tiết, chứng cứ và khách hàng thường có tâm lý đưa tối đa vào nội dung của đơn khởi kiện. Tuy nhiên, nếu không biết chọn lọc những tình tiết, chứng cứ quan trọng để đưa vào đơn khởi kiện thì sẽ dẫn đến tình trạng đơn khởi kiện không cô đọng, không rõ ràng khó hiểu. Đối với nội dung yêu cầu khởi kiện, luật sư cần giúp khách hàng xác định chính xác mong muốn, yêu cầu của mình. Trong trường hợp vụ án có giá nghịch, có yêu cầu liên quan đến một khoản tiền nhất định, luật sư tư vấn cho khách hàng xác định tính toán chính xác số tiền, khoản lãi nếu có để làm cơ sở cho tòa án xác định án phí và thụ lý vụ án. Chữ ký trong đơn khởi kiện phải là chữ ký của người đại diện hợp pháp của cơ quan tổ chức đó. Ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của doanh nghiệp. Ngay cả trong trường hợp nguyên đơn ủy quyền cho người khác làm đại diện theo ủy quyền giải quyết toàn bộ vụ án thì đơn khởi kiện vẫn phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

* Về các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm: trong ngủ sơ các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thường có nhiều tài liệu chứng cứ đặc thù mà chỉ có trong loại hồ sơ này như: hợp đồng kinh doanh, thương mại hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị như hợp đồng kinh doanh, thương mại, biên bản bổ sung, phụ lục hợp đồng nếu có; Tài liệu về bảo đảm thực hiện hợp đồng như bảo lãnh, thế chấp, cầm cố nếu có; các tài liệu, chứng cứ về việc thực hiện hợp đồng như việc giao nhận hàng, biên bản nghiệm thu, chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ tồn động. Trên cơ sở các thông tin, tài liệu khách hàng cung cấp trong quá trình tiếp xúc và kết quả của việc nghiên cứu hồ sơ, luật sư tư vấn cho khách hàng lựa chọn những tài liệu chứng cứ có liên quan trực tiếp, có giá trị chứng minh và đặc biệt là có ý nghĩa bảo vệ, cùng cố địa vị pháp lý của khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp. Luật sư cũng cần lưu ý đến chiến thuật, thời điểm cung cấp chứng cứ.

Trong một số vụ án có một loại chứng cứ là đối tượng của tranh chấp hoặc có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đó là bí mật kinh doanh. Theo khoản 23 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Bí mật kinh doanh là thông tin được thu thập từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”. Bí mật kinh doanh tạo cho người nắm giữ những ưu thế về kinh doanh lớn lên thường được các doanh nghiệp thực hiện nhiều biện pháp để bảo mật. Việc lập chứng cứ là bí mật kinh doanh trong hồ sơ khởi kiện là vấn đề luật sư và khách hàng cần cân nhắc và lưu ý để tránh trường hợp bí mật kinh doanh bị lộ ngoài ý muốn. Khi giao nộp cho tòa án, luật sư tư vấn cho khách hàng việc giao nhận tài liệu. Trong biên bản giao nhận tài liệu cần đề nghị ghi nhận và lưu ý đặc điểm của loại chứng cứ này để tòa án có biện pháp bảo mật thích hợp trong quá trình lưu giữ, sử dụng hồ sơ.

* Tài liệu về tư cách quản lý của người khởi kiện, các đương sự khác và người liên quan: giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp là những tài liệu mà khách hàng cần phải nộp kèm theo đơn khởi kiện. Luật sư tư vấn cho khách hàng nộp bản mới nhất vì có một số tài liệu như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể được sửa đổi, bổ sung. Đối với tài liệu về tư cách pháp lý của bị đơn, luật sư cần tiến hành việc thu thập. Trong một số trường hợp, quá trình làm việc trước đó, nguyên đơn chưa nhận được các giấy tờ, tài liệu này từ đối tác lên tranh chấp xảy ra, nguyên đơn thường có thể yêu cầu bị đơn cung cấp mà phải đề nghị cơ quan quản lý doanh nghiệp cung cấp tài liệu này. Nếu nguyên đơn có được tài liệu này trong hồ sơ khởi kiện thì vụ việc thụ lý, cũng như giải quyết vụ án sẽ tiết kiệm thời gian hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền