Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật đầu tư

Luật Đầu tư

Luật đầu tư là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh.

..

Những nội dung liên quan:

..

Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật đầu tư

  1. Khái niệm luật đầu tư
  2. Đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư
  3. Phương pháp điều chỉnh của luật đầu tư

Luật Đầu tư

Khái niệm luật đầu tư

Hoạt động đầu tư được thực hiện trong môi trường xác định. Môi trường đầu tư bao gồm tập hợp các yếu tố có tác động, chi phối hoạt động đầu tư, trong đó có pháp luật về đầu tư. Sự tồn tại và phát triển của hoạt động đầu tư chính là cơ sở thực tiễn cho sự ra đời và phát triển của pháp luật đầu tư. Thực tiễn cho thấy trong cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư quốc tế, các quốc gia đều chú trọng việc cải thiện môi trường đầu tư, Trong đó công việc được đặc biệt coi trọng là xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật.

Luật đầu tư là một nội dung cơ bản trong chương trình nghiên cứu và giảng dạy Pháp luật bự, Trong đó công việc được đặc biệt coi trọng là xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật.

Luật đầu tư là một nội dung cơ bản trong chương trình nghiên cứu và giảng dạy Pháp luật bậc. Tuy nhiên, cho đến nay khoa học pháp lý Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về lĩnh vực pháp luật này. Về lý luận, từ quan điểm tiếp cận hệ thống, có thể xem xét khái niệm luật đầu tư theo hai mức độ: Nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, luật đầu tư bao gồm tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động đầu tư. Các quan hệ đầu tư trải rộng trên nhiều giai đoạn, nhiều lĩnh vực của quá trình tổ chức và triển khai hoạt động đầu tư trong đó cơ bản phải kể đến là: quan hệ giữa nhà nước với nhà đầu tư trong quản lý hoạt động đầu tư; quan hệ giữa nhà đầu tư với nhau (trong hợp tác kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu); quan hệ giữa nhà đầu tư (với tư cách chủ sở hữu cơ sở kinh doanh) và người quản lý cơ sở kinh doanh; quan hệ giữa nhà đầu tư và các chủ thể khác (trong sử dụng đất, thuê lao động, trong lĩnh vực tài chính, trong lĩnh vực bảo vệ môi trường…). Các quan hệ này có sự khác nhau nhất định về các tính chất nội dung và thành phần chủ thể. Với đối tượng điều chỉnh như vậy, luật đầu tư hệ thống các quy tắc xử sự, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và tiến hành hoạt động đầu tư. Từ quan điểm truyền thống của lý luận pháp luật ở Việt Nam, luật đầu tư theo nghĩa rộng là một lĩnh vực được quy định trong các văn bản pháp luật thuộc dùng hành động khác nhau (như luật hiến pháp, luật hành chính, luật dân sự, luật thương mại, luật lao động, luật đất đai, luật tài chính, luật hình sự, luật môi trường…). Nói cách khác, luật đầu tư theo nghĩa rộng là một lĩnh vực pháp luật, chứa đựng quy phạm thuộc nhiều ngành luật khác nhau, điều chỉnh quá trình tổ chức và tiến hành hoạt động đầu tư.

Theo nghĩa hẹp, đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư là các quan hệ đầu tư kinh doanh – một bộ phận của quan hệ thương mại. Các quan hệ đầu tư kinh doanh Phát sinh trong quá trình các nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản khác nhau để tạo lập cơ sở tiến hành các hoạt động đầu tư (bao gồm chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư). Theo nghĩa này, có thể định nghĩa:

Luật đầu tư là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh.

Với cách dụ về đầu tư kinh doanh như đã phân tích, luật đầu tư là một bộ phận và có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ phận cấu thành khác của luật thương mại. Theo logic đó, các quy định nguyên tắc chung trong pháp luật dân sự và luật thương mại có ảnh hưởng sâu sắc tới nội dung của luật đầu tư. Nội dung của luật đầu tư thể hiện sự tiếp

Với cách dụ về đầu tư kinh doanh như đã phân tích, luật đầu tư là một bộ phận và có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ phận cấu thành khác của luật thương mại. Theo logic đó, các quy định nguyên tắc chung trong pháp luật dân sự và luật thương mại có ảnh hưởng sâu sắc tới nội dung của luật đầu tư. Nội dung của luật đầu tư thể hiện sự tiếp tục phát triển các quy định của luật dân sự và luật thương mại phù hợp với tính chất của hoạt động đầu tư kinh doanh. Nếu như các quy định trong pháp luật dân sự truyền thống là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền sở hữu tài sản trong trạng thái “tĩnh” thì luật đầu tư, với tư cách là một chế định của luật thương mại, là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền sở hữu tài sản trong trạng thái “động”.

Các chế định của luật thương mại có sự khác nhau nhất định về chức năng và nội dung cụ thể. Chế định thương nhân quy định các vấn đề về tổ chức (thành lập, quản trị, tổ chức lại, giải thể) của các hình thức thương nhân, mà chủ yếu là các loại hình doanh nghiệp. Chế định mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thương mại, với chức năng cơ bản là đảm bảo sự tự do và bình đẳng trong giao lưu thương mại, quy định về các vấn đề và hình thức và nội dung của quan hệ mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong thương mại. Trong khi đó, luật đầu tư quy định những vấn đề pháp lý cho các hoạt động chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án đầu tư. Với chức năng cơ bản là đảm bảo an toàn pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn vào kinh doanh, luật đầu tư có nội dung chiếu là các quy định về những vấn đề sau:

– Hình thức đầu tư;

– Lĩnh vực và địa bàn đầu tư;

– Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư;

– Quy trình, thủ tục và triển khai dự án đầu tư;

– Bảo đảm, khuyến khích và yêu đãi đầu tư;

Quyền năng quản lý nhà nước về đầu tư.

Trong chương trình học, luật đầu tư được tiếp cận nghiên cứu theo nghĩa hẹp, đặt trong khuôn khổ của hệ thống lý luận và thực tiễn của luật thương mại. Tuy nhiên, việc phân biệt phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp chỉ có tính chất tương đối. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư là một chỉnh thể thống nhất. Các bộ phận cấu thành pháp luật về đầu tư, dù được xác định trên nguyên tắc nào, luôn có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau về mặt nội dung.

Đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư

Đối tượng điều chỉnh của luật đầu tư là các quan hệ đầu tư kinh doanh. Bản chất của các quan hệ đầu tư là một loại quan hệ xã hội, phát sinh trong lĩnh vực đầu tư. Quan hệ đầu tư diễn ra giữa các chủ thể trong quá trình huy động và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế cũng như toàn xã hội. Các quan hệ này khi được điều chỉnh bởi pháp luật thì trở thành quan hệ pháp luật đầu tư.

Xét từ góc độ lý luận pháp luật, quan hệ pháp luật đầu tư là các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư và được điều chỉnh bởi luật đầu tư. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ đầu tư ngày càng phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức cũng như thành phần chủ thể. Sữa vào nội dung và chủ thể của quan hệ pháp luật đầu tư, có thể chia quan hệ pháp luật đầu tư thành hai nhóm chủ yếu là:

Thứ nhất, quan hệ pháp luật đầu tư phát sinh giữa nhà đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều ngang

Ví dụ: quan hệ phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân trong quá trình góp vốn thành lập doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh; quan hệ phát sinh giữa các tổ chức, cá nhân trong việc hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao, hợp đồng xây dựng – chuyển giao-kinh doanh. Quan hệ pháp luật đầu tư giữa các nhà đầu tư là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật đầu tư. Nhóm quan hệ đầu tư lại có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:

– Phát sinh trực tiếp trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư;

– Chủ thể là các nhà đầu tư có tư cách chủ thể pháp lý độc lập, bình đẳng với nhau;

– Về nội dung, các quan hệ đầu tư là quan hệ tài sản; quyền và nghĩa vụ của các bên luôn gắn liền với đối tượng là các nguồn lực đầu tư;

– Về hình thức pháp lý, các quan hệ đầu tư được thực hiện thông qua hình thức pháp lý chủ yếu là hợp đồng giao kết giữa các nhà đầu tư hoặc điều lệ của doanh nghiệp.

Thứ hai, quan hệ pháp luật đầu tư phát sinh giữa các nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo chiều dọc

Nhóm quan hệ đầu tư lại phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản lý của nhà đầu tư đối với hoạt động đầu tư quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều dọc; ví dụ: quan hệ phát sinh giữa các nhà đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tư; trong quá trình thanh tra hoạt động đầu tư và xử lý vi phạm. Quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều dọc có những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:

– Phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư,

– Về chủ thể, nhóm quan hệ này luôn tồn tại hai nhóm chủ thể có vị trí pháp lý khác nhau không bình đẳng: một bên là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư; một bên là các nhà đầu tư;

– Cơ sở pháp lý làm phát sinh nhóm quan hệ này là các văn bản quản lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Phương pháp điều chỉnh của luật đầu tư

Phương pháp dân sự

Với tính chất về chủ thể và nội dung như trên, các quan hệ đầu tư theo chiều ngang được điều chỉnh chủ yếu bằng phương pháp của luật đầu tư – phương pháp dân sự. Theo phương pháp này, luật đầu tư tạo cho các nhà đầu tư khả năng và điều kiện để tự do sáng tạo và thỏa thuận. Việc sử dụng hay không đến mức nào của sự tự do và bình đẳng sẽ phụ thuộc vào ý chí riêng của từng chủ thể quan hệ pháp luật đầu tư. Việc mua nhà đầu tư ký quyết định đầu tư hay không? Mức vốn bao nhiêu? Có ký hợp đồng với một đối tác nào đó hay không và nội dung ra sao? Đều do họ tự quyết định với phương pháp điều chỉnh của luật đầu tư, những thỏa thuận hợp pháp giữa các nhà đầu tư với nhau sẽ trở thành luật riêng, ràng buộc các chủ thể của quan hệ đầu tư. Một nhà đầu tư quyết định thành lập một doanh nghiệp thì mọi quyết định phát sinh từ việc đầu tư sẽ được áp dụng đối với nhà đầu tư đó; một nhà đầu tư đã Tự do thỏa thuận và ký kết một hợp đồng nào đó thì toàn bộ nội dung đã cam kết ở Pháp sẽ trở thành bắt buộc đối với nhà đầu tư và không ai khác ngoài các bên tham gia hợp đồng được tự do sửa đổi, bổ sung hãy giải thích nội dung của hợp đồng.

Phương pháp hành chính

Với tính chất nội dung và chủ thể của quan hệ pháp luật đầu tư theo chiều dọc, luật đầu tư cần thiết phải sử dụng cả phương pháp điều chỉnh của luật công – phương pháp hành chính. Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, luôn đòi hỏi nhà nước phải có những điều tiết, định hướng và khuyến khích phát triển đầu tư và trong chừng mực như vậy, những quan hệ đầu tư theo chiều dọc khó có thể được điều chỉnh bằng phương pháp dân sự. Với sự can thiệp của công quyền vào hoạt động đầu tư, dù mức độ và hình thức nào, cũng đều được điều chỉnh bằng phương pháp hành chính. Không thể có sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước về việc cấp giấy chứng nhận hay điều kiện đầu tư, về xử lý vi phạm pháp luật trong đầu tư. Ba với sự can thiệp của công quyền vào hoạt động đầu tư, dù mức độ và hình thức nào, cũng đều được điều chỉnh bằng phương pháp hành chính. Không thể có sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư với cơ quan quản lý nhà nước về việc cấp giấy chứng nhận hay điều kiện đầu tư, về xử lý vi phạm pháp luật trong đầu tư… khi điều chỉnh các quan hệ đầu tư bằng phương pháp hành chính, luật đầu tư được gọi là một lĩnh vực pháp luật công mà theo đó, giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật không có sự bình đẳng, không được tự do thỏa thuận về nội dung cũng như hình thức của quan hệ pháp luật đã được pháp luật ghi nhận và mô tả.

 

Luật đầu tư là gì?

Luật đầu tư là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động đầu tư kinh doanh.

Ý nghĩa của Luật Đầu tư?

Luật Đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; chống thất thoát, lãng phí; bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư.

5/5 - (36004 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.