Khái niệm cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp

Hoạt động tư pháp

I. Khái niệm cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp – Nội dung này nằm trong Chương II: Cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp và phương pháp tác động tâm lý.

 

Xem thêm các nội dung trong Chương II:

 

1. Khái niệm hoạt động và cấu trúc tâm lý chung của hoạt động

a) Khái niệm hoạt động

Hoạt động là mối liên hệ giữa chủ thể và khách thể, là phương thức tồn tại của con người trong xã hội và trong môi trường xung quanh. Hoạt động bao gồm các quá trình con người tác động vào khách thể được gọi là quá trình bên ngoài, còn các quá trình về tinh thần và trí tuệ được gọi chung là quá trình bên trong. Hoạt động luôn được thúc đẩy bởi động cơ nhằm thỏa mãn các nhu cầu của chủ thể.

b) Cấu trúc tâm lý chung của hoạt động

Hoạt động của con người bao gồm nhiều hành động cụ thể (V/d: trong hoạt động học tập có nhiều loại hành động, như hành động lên lớp nghe giảng, hành động làm bài thi cuối kỳ). Mỗi hành động hướng đến một mục đích cụ thể. Mục đích là cái mà hướng đến. Động cơ & mục đích có mối quan hệ với nhau. Thông qua mục đích cụ thể, động cơ ban đầu được thỏa mãn (V/d: các mục đích cụ thể là thi đậu môn học, thì được công nhận danh hiệu cử nhân luật). Thành tố nhỏ hơn của hành động là từng thao tác cụ thể. v/d: thao tác ghi chép, thao tác điều khiển phương tiện.

  • Hoạt động được hợp thành bởi các hành động. Các hành động thực hiện bằng thao tác. Hoạt động có động cơ, đó là mục đích chung. Mục đích chung được cụ thể hóa bằng những mục đích cụ thểtrực tiếp
  • Hành động bao giờ cũng giải quyết một nhiệm vụ, mục đích cụ thể
  • Hành động được thực hiện bằng nhiều thao tác, mỗi thao tác được đảm bảo thực hiện bằng điều kiện, phương tiện có được.

2. Hoạt động tư pháp và cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp

a) Khái niệm hoạt động tư pháp

Hoạt động tư pháp bao gồm các hoạt động điều tra, xét xửthi hành án hình sự do các cơ quan có thẩm quyền tố tụng thực hiện trong khuôn khổ pháp luật quy định nhằm xác định sự thật vụ án hình sự, giải quyết đúng đắn vụ án hình sự và cải tạo, giáo dục người phạm tội, qua đó bảo vệ lợi ích nhà nước và lợi ích công dân.

b) Cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp

*) Khái niệm

Cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp là hệ thống các hoạt động được thực hiện thường xuyên trong quá trình điều tra, xét xử và thi hành án hình sự. Mỗi hoạt động có nhiệm vụ, mục đích riêng qua đó thỏa mãn mục đích chung là xác định sự thật vụ án hình sự, giải quyết vụ án hình sự và giáo dục, cải tạo người phạm tội, bảo vệ lợi ích nhà nước, tập thể và công dân.

*) Đặc điểm các hoạt động trong cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp:

  • Những hoạt động này do các cơ quan (cán bộ) tư pháp thực hiện
  • Gồm nhiều dạng hoạt động và giữa các hoạt động có mối quan hệ với nhau
  • Mỗi dạng hoạt động đều có mục đích riêng, nhằm thỏa mãn mục đích chung.

*) Các dạng hoạt động này được chia thành hai nhóm

  • Nhóm hoạt động cơ bản: nhận thức, thiết kế, giáo dục => Nhằm đạt được các mục đích của hoạt động tư pháp. Thực hiện tốt 3 hoạt động này thì mục đích hoạt động tư pháp đạt được.
  • Nhóm hoạt động bổ trợ: giao tiếp, tổ chức, chứng nhận => Có xu hướng hỗ trợ, đảm bảo cho các hoạt động cơ bản được thực hiện hiệu quả.

 


 

Xem thêm các nội dung trong Chương I:

Xem thêm các nội dung trong Chương III:

5/5 - (14266 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.