Cấu trúc tâm lý học của hành vi phạm tội

Chuyên mụcTâm lý học, Tội phạm học giao-trinh-tam-ly-hoc-tu-phap

Cấu trúc tâm lý học của hành vi phạm tội.

 

Mục lục:

 


 

Nhu cầu

Nhu cầu phản ánh sự phụ thuộc của con người vào môi trường bên ngoài. Nó được cảm nhận như trạng thái thiếu thốn về một cái gì đó và bạn phải tìm cách hành động để bù đắp. Chính vì vậy, nhu cầu là cội nguồn của tính tính cực của con người, là nguyên nhân sâu xa bên trong hành vi. Mọi hành động của con người đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu.

Mỗi con người luôn có nhu cầu. Chúng tạo thành hệ thống nhu cầu của người đó. Thông thường, người ta chia các nhu cầu của con người thành hai nhóm: Hay còn gọi là nhu cầu tự nhiên như ăn ngủ, sinh dụ, tự vệ,… Các nhu cầu xã hội nhu cầu tinh thần nhu cầu lao động, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu học tập, nhu cầu về sự công bằng…

Nhu cầu của con người xuất hiện, phát triển trong quá trình sống hoặc hoạt động của họ, chịu ảnh hưởng của mối quan hệ xã hội và mức độ phát triển của xã hội. Do đó, hoạt động và lối sống của con người để lại dấu ấn khác biệt so với nhu cầu của những người bình thường. Khi nghiên cứu hệ thống nhu cầu ở người chưa thành niên phạm tội, các nhà tâm lý học Nga G.G.Bôcarieva và L.I.Bôvovich đã phát hiện những nét đặc trưng sau:

  • Tính nghèo nàn, hạn hẹp của hệ nhu thống nhu cầu.
  • Sự đòi hỏi quá cao của các nhu cầu thuộc cấp độ thấp
  • Tính suy đồi và thiếu lành mạnh

Động cơ phạm tội

Động cơ phạm tội là các yếu tố tâm lý bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Đó có thể là những xúc cảm, tình cảm, mong muốn, những hình ảnh tâm ký…

Cơ sở của động cơ là hệ thống nhu cầu. Tuy nhiên, không phải bất cứ nhu cầu nào cũng trở thành động cơ thúc đẩy việc thực hiện hành vi. Khi nhu cầu không được thỏa mãn được sử tác động tương thích của điều kiện bên ngoài thì nó mới trở thành động cơ. Quá trình tâm lý học gọi là “động cơ hóa”.

Động cơ và hành vi do nó thúc đẩy có thể không cùng tính chất với nhau. Một động cơ tốt cũng có thể dẫn đến việc phạm tội.

Mục đích phạm tội

Mục đích phạm tội là kết quả mà người phạm tội mong muốn đạt được bằng việc thực hiện hành vi phạm tội. Nói cách khác, nó là kết quả được người phạm tội vẽ lên trong đầu óc mình trước khi thực hiện hành vi phạm tội.

Trong hoạt động phạm tội không phải hành vi phạm tội nào cũng có mục đích phạm tội nào cũng có mục đích phạm tội. Ở những trường hợp phạm tội đối với lỗi cố ý trực tiếp, nói cách khác, người phạm tội đã cân nhắc xác định rõ mục đích khi thực hiện hành vi đó, vì vậy luôn tồn tại mục đích phạm tội. Nó thể hiện huynh hướng, ý chí của người phạm tội.

Mục đích được xác định trên cơ sở động cơ. Động cơ thúc đẩy mà con người đề ra cho mình những mục đích cụ thể. Chúng thực hiện chức năng nhận thức và khách thể của hành vi, định hướng và điều khiển hành vi. Ngoài ra, mục đích sau khi được xác định rõ ràng cũng có tác dụng lôi cuốn con người vào hành động. Trong thực tế, giữa động cơ mà mục đích phạm tội không phải là hai hiện tượng tâm lý khác nhau. Chức năng chủ yếu của động cơ là động lực thúc đẩy hành vi, còn mục đích là định hướng và điều khiển hành vi. Cùng một loạt động cơ thúc đẩy nhưng do đặc điểm tâm lý của mỗi người và điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên họ có những mục đích và cách thức mục đích và ngược lại, một mục đích có thể được xác định dựa trên cơ sở của những động cơ thúc đẩy khác nhau.

Mục đích phạm tội biểu hiện mức độ nguy hiểm cho xã hôi của hành vi phạm tội. Những hành vi phạm tội giống nhau về mặt khách quan nhưng khác nhau về mục đích, thì mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau.

Quyết định thực hiện hành vi phạm tội

Trong những hành vi phạm tội với lỗi cố ý, sau khi xuất hiện động cơ, mục đích và lập kế hoạch thực hiện, người phạm tội  thường cân nhắc một lần nữa: có thực hiện hành động để lại mục đích đã đinh hay không? Vì vậy, quyết định thực hiện hành vi phạm tội là sự lựa chọn cuối cùng của người phạm tội về mục đích, phương án, phương tiện phạm tội, thể hiện ý chí và lý trí của người phạm tội, thái độ của họ đối với hành vi phạm tội và hậu quả.

Quyết định thực hiện hành vi phạm tội có thể đưa ra trong chốc lát dưới tá động trực tiếp của tình huống, hoặc xuất phát từ những khuôn mẫu hành động đã có trong quá khứ, hoặc là kết quả của một quá trình đấu tranh tư tưởng lâu dài, khó khăn…

Điều kiện, hoàn cảnh phạm tội

Mỗi hành vi phạm tội luôn được thực hiện trong một tình huống nhất định với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về không gian, thời gian và những sự kiện có liên quan xảy xa trong tình huống đó. Chúng là mặt khách quan của tội phạm. Khi phân tích hành vi tâm lý tội phạm, bạn không thể bỏ qua yếu tố này. Chính sự tác động qua lại giữa điều kiện, hoàn cảnh của tình huống bên ngoài với các đặc điểm nhân cách bên trong đã đưa đến phản ứng trả lời của con người, đó là những hành vi, kể cả hành vi phạm tội. Chính những từ tác động bên ngoài môi trường sống lên cá nhân đã làm cho nhu cầu chưa được thỏa mãn ở họ trở thành động cơ thúc đẩy hành độn. Cũng chính điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện hành vi phạm tội. Khi xác định được mục đích, kế hoạch, lựa chọn công cụ, phương tiện phạm tội, khi đưa ra quyết định thực hiện, con người không dự đoán được hậu quả của hành vi. Sự nhận thức, đánh giá tình huống không đúng có thể đưa con người đến với những hành vi sai lệch chuẩn, hành vi phạm pháp và phạm tội.

Tóm lại, hành vi phạm tội là kết quả của sự tác động qua lại giữa các đặc điểm tâm lý, nhân cách bên trong con người với điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài. Vai trò của điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài thể hiện ở chỗ: chúng là những yếu tố hoặc kích kích hoặc cản trở con người thực hiện hành vi phạm tội. Sự thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài có thể làm thay đổi ý đồ của người phạm tội và làm xuất hiện ý đồ mới.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Cấu trúc tâm lý học của hành vi phạm tội: tiểu luận cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội, giáo trình tâm lý học tội phạm, tâm lý người phạm tội là gì, ý nghĩa việc nghiên cứu tâm lý tội phạm, tiểu luận hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội, khái niệm tâm lý phạm tội, diễn biến tâm lý của người phạm tội, tâm lý tội phạm sau khi thực hiện hành vi phạm tội

5/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền