Khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của hoạt động tư pháp

Chuyên mụcTâm lý học giao-trinh-tam-ly-hoc-tu-phap

Đây là nội dung của Mục 1 nằm trong Chương III. Các chức năng tâm lý của hoạt động tư pháp.

 

Xem thêm các nội dung khác của Chương III

 


 

Mục 1: Khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của hoạt động tư pháp

 

1. Khái niệm hoạt động tư pháp

Hoạt động tư pháp là hoạt động điều tra, tuy tố, xét xử, thi hành án do các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án thực hiện trong khuôn khổ pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của nhà nước, của các tổ chức xã hội và của công dân.

2. Đặc điểm của hoạt động tư pháp

Hoạt động tư pháp trong đó có lao động của các cán bộ tư pháp là lao động rất đa dạng, phức tạp và có nhưng nét đặc thù riêng:

  • Lao động của các cán bộ tư pháp là lao động trí óc, rất khó khăn, phức tạp, luôn đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội
  • Nghề nghiệp của các cán bộ tư pháp có ảnh hưởng tới tính công minh của pháp luật, uy tín về nền công lý của mọt quốc gia
  • Hoạt động của các cán bộ tư pháp gắn liền với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, công dân
  • Hoạt động của các cán bộ tư pháp luôn tiến hành theo một trình tự pháp lý chặt chẽ, được quy định trong pháp luật tố tụng
  • Khi thực hiện hoạt động, các cán bộ tư phá nhân danh nhà nước để ra quyết định
  • Hoạt động nghề nghiệp của các cán bộ tư pháp phần lớn mang xúc cảm, tình cảm cao -> hoạt động của họ thường diễn ra trong trạng thái tâm lý căng thẳng vì hoạt động nghề nghiệp của họ thường đi kèm với những cảm xúc tiêu cực.

3. Cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp

Hoạt động tư pháp là một hoạt động nghiệp vụ. Trên phương diện tâm lý học thì hoạt động tư pháp cũng có cấu trúc tâm lý giống như cấu trúc tâm lý của một hoạt động nói chung.

Cấu trúc tâm lý của HĐTP là tổng hòa các mục đích của HĐTP.

Các mục đích của HĐTP chính là mục đích đã đề ra thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

Mục đích của HĐTP chỉ đạt được khi cán bộ tư pháp thực hiện các chức năng tâm lý sau:

  • Hoạt động nhận thức
  • Hoạt động thiết kế
  • Hoạt động giáo dục
  • Hoạt động giao tiếp
  • Hoạt động tổ chức
  • Hoạt động chứng nhận

Các thành phần chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Hệ thống các chức năng tâm lý có thể chia thành 2 nhóm cơ bản:

  • Nhóm chức năng cơ bản: Các hoạt động nhằm đạt các mục đích của HĐTP
  • Nhóm chức năng bổ trợ: Các hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động cơ bản

Dựa trên các chức năng tâm lý -> phân bổ các hoạt động nghề nghiệp chuyên môn của các cán bộ tư pháp:

  • Trong hoạt động của Điều tra viên: khía cạnh tìm kiếm và tái tạo của hoạt động nhận thức luôn giữ vai trò chủ đạo
  • Trong hoạt động của Kiểm sát viên: khía cạnh giáo dục xã hội giữ vai trò chủ đạo
  • Trong hoạt động của cán bộ xét xử: khía cạnh thiết kế giữ vai trò chủ đạo
  • Trong hoạt động của cán bộ quản giáo: khía cạnh giáo dục giữ vai trò chủ đạo và trọng tâm

Kết luận: Cấu trúc tâm lý của HĐTP là tổng hòa các mục đích của hoạt động tư pháp, các mục đích này được thực hiện bằng các dạng hoạt động nhất định của cá nhân, các dạng hoạt động đó được lặp đi lặp lại trong tất cả các giai đoạn tố tụng và có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau nhằm đạt được các mục đích của HĐTP

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền