Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp

Chuyên mụcTâm lý học giao-trinh-tam-ly-hoc-tu-phap

Đây là nội dung của Mục 2 nằm trong Chương III. Các chức năng tâm lý của hoạt động tư pháp.

 

Xem thêm các nội dung khác của Chương III

 


 

Mục 2: Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp

 

1. Khái niệm hoạt động nhận thức

Nhận thức, tình cảm, hành động là 3 mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người

Hot đng nhn thc là quá trình tâm lý phn ánh hin thc khách quan và bn thân con ngưi thông qua các cơ quan cm giác và da trên nhng hiu biết, vn liếng kinh nghim đã có ca bn thân

2. Mục đích của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp

  • Thu thập tất cả các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án
  • Phân tích, đánh giá các chứng cứ để làm sáng tỏ sự thật của vụ án
  • Tìm hiểu thái độ, hành vi xử sự của những người tham gia tố tụng
  • Nắm bắt được đặc điểm tâm lý của những người tham gia tố tụng
  • Đưa ra các cách thức, phương pháp tác động tâm lý đến những người tham gia tố tụng

3. Các giai đoạn của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp

  • Giai đoạn 1: Tri giác các sự việc bằng các cơ quan cảm giác
  • Giai đoạn 2: Thiết lập và tìm ra các cách thức, phương hướng thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án
  • Giai đoạn 3: Xây dựng mô hình tư duy năng động về vụ án đã xẩy ra trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được
  • Giai đoạn 4: Đề ra và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể

4. Đặc điểm cơ bản của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp

  • Quá trình nhận thức là quá trình phát triển toàn diện tất cả các thành phần của hoạt động tư pháp
  • Họt động nhận thức trong hoạt động tư pháp phần lớn mang tính gián tiếp, ít trường hợp mang tính chất trực tiếp
  • Trong hoạt động nhận thức của quá trình tố tụng, những thông tin cần thiết, liên quan trực tiếp thường thiếu hụt và khó xác  định
  • Hoạt động nhận thức trong HĐTP liên quan chặt chẽ với các thủ tục tố tụng
  • HĐNT trong quá trình tố tụng luôn mang sắc thái tình cảm cao và được tiến hành trong trạng thái tâm lý căng thẳng
  • Nhận thức bị hạn chế về thời gian

5. Các phương pháp cơ bản giải quyết nhiệm vụ tư duy trong HĐTP

– Phương pháp tư duy logic:

Căn cứ vào những công thức có sẵn các quy phạm pháp luật để giải quyết các nhiệm vụ tư duy phát sinh trong qua trình nghiên cứu, giải quyết vụ án

– Phương pháp tư duy linh hoạt

Đó là sự giải quyết nhanh chóng các nhiệm vụ thực tiễn trong hoạt động tư pháp. Đòi hỏi các sự kiện phải được sắp xếp theo một hệ thống khoa học, các tình tiết của sự kiện đã rõ ràng và được lụa chọn kỹ càng

– Phương pháp tư duy theo linh cảm

– Phương pháp tư duy sáng tạo

Trong HĐTP, những người tiến hành tố tụng gặp phải không ít trường hợp vẫn đề bất ngờ bị đảo lộn, tình huống bất ngờ bị thay đổi, sự việc không thể lường trước được. Vì vậy đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải có khả năng sáng tạo

– Phương pháp phỏng đoán

Là bắt chước tư tưởng (suy nghĩ) và hành động của các đối tượng thông qua đó tiên đoán hành động, phản ứng của họ trong các hoàn cảnh khác nhau.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền