Hoạt động của mỗi Tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư, công ty luật) được thể hiện qua 3 lĩnh vực: Đào tạo nguồn nhân lực; Lĩnh vực hoạt động của luật sư; Tài chính, kế toán.
Những nội dung liên quan:
- Các loại hình tổ chức hành nghề luật sư
- So sánh các hình thức tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay
- Cơ cấu tổ chức của văn phòng luật sư, công ty luật
- Hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật
Hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật
Mục lục:
1. Đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực là công việc bình thường của mỗi văn phòng luật sư, mỗi công ty luật. Công việc bình thường này trước hết là vì hoạt động của văn phòng luật sư, của công ty luật nhưng qua đó, mỗi văn phòng luật sư và mỗi công ty luật đã góp phần (không nhiều thì ít) vào công việc phát triển nghề luật sư, hoạt động luật sư tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Mỗi văn phòng luật sư và mỗi công ty luật đều có có một chính sách về tuyển dụng nhân sự và phát triển nhân lực.
a) Tuyển dụng nhân lực
Bên cạnh yêu cầu chung về nghề nghiệp luật sư, mỗi văn phòng luật sư, mỗi công ty luật có yêu cầu riêng trong tuyển dụng nhân sự. Vì vậy, thực tế có nơi chỉ tuyển người trẻ tuổi, có nơi chỉ tuyển người tương đối có tuổi, có nơi nữ nhiều, có nơi nam nhiều.
b) Phát triển nhân lực
Sự phát triển nhân lực ở mỗi văn phòng luật sư và mỗi công ty luật không phải chỉ ở chỗ tuyển thêm nhân sự vì công việc này chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra.
Sự phát triển nhân lực ở mỗi văn phòng luật sư và mỗi công ty luật được thể hiện thường xuyên và không ngừng phát triển trên 2 lĩnh vực:
– Bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật;
– Đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư.
Thông qua công việc cụ thể, thông qua các trao đổi kinh nghiệm, sinh hoạt học tập… mỗi thành viên của văn phòng luật sư, của công ty luật được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, được đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư.
Ở đây, có thể nói rằng, mỗi văn phòng luật sư và mỗi công ty luật là một trường đào tạo. Vì vậy, Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật không thể không quan tâm và có định hướng về vấn đề này.
>>> Xem thêm: Luật sư là gì? Quy trình để trở thành một luật sư ở Việt Nam?
2. Lĩnh vực hoạt động
Theo Luật luật sư 2006, luật sư Việt Nam được hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Luật sư Việt Nam được hành nghề ở nước ngoài nếu có đủ điều kiện.
Về phạm vi hành nghề, chúng ta thấy phạm vi hành nghề của luật sư rất rộng, gồm tất cả các dịch vụ pháp lý (tranh tụng, tư vấn pháp luật, đại diện theo ủy quyền, các dịch vụ pháp lý khác).
Theo Luật luật sư 2006, phạm vi hành nghề luật sư như sau:
Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự;
Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động hoặc hành chính;
Tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp;
Tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức;
Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức (gọi chung là khách hàng) để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật;
Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Ở đây, tất nhiên chúng ta không thể quên rằng: công ty luật không được quyền hoạt động luật sư trong phạm vi tranh tụng.
Trong phạm vi hành nghề luật sư theo như đã đăng ký hoạt động, mỗi văn phòng luật sư, mỗi công ty luật sẽ xác định và phát triển lĩnh vực hoạt động bao gồm: dân sự, hình sự, kinh tế, hành chính, lao động. Và chi tiết hơn, cụ thể hơn, như là: nhà đất, thừa kế, hôn nhân gia đình, các tội phạm về ma túy, các tội phạm về tài sản…
Về lĩnh vực hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật chúng ta quan tâm các vấn đề sau đây:
a) Xác định lĩnh vực hoạt động
Mỗi văn phòng luật sư, mỗi công ty luật xác định lĩnh vực hoạt động trên cơ sở năng lực về mọi mặt (nhân sự, địa điểm, quan hệ xã hội…) của văn phòng luật sư, của công ty luật. Sự xác định lĩnh vực đặt trên định hướng nỗ lực, khẳng định và không ngừng phát triển. Vì vậy, xác định lĩnh vực hoạt động theo nghĩa “động” và “không ngừng động”.
Vì vậy, thường khi, văn phòng luật sư hoặc công ty luật chọn một vài lĩnh vực hoạt động sau đó phát triển đến hoạt động tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, đi từ chất lượng đến chất lượng. Lấy chất lượng cao làm tôn chỉ, mục tiêu và động lực phát triển.
b) Phát triển và chăm sóc khách hàng
Sự phát triển lĩnh vực hoạt động của luật sư cũng đồng nghĩa với phát triển khách hàng. Do đó, lấy việc chăm sóc khách hàng làm phương pháp và nguyên tắc để phát triển.
Thường khi, mỗi văn phòng luật sư đều có chiến lược và nghệ thuật phát triển khách hàng, xác định các mục tiêu phục vụ khách hàng và xác định các nguyên tắc quan hệ với khách hàng. Tuy nhiên, ở đây, văn phòng luật sư cũng như công ty luật không thể tôn trọng các quy định của nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp như độc lập, vô tư, tuân theo pháp luật.
3. Tài chính – kế toán
Tài chính – kế toán của một văn phòng luật sư, của một công ty luật là “hàn thử biểu” thể hiện sức khỏe của văn phòng luật sư, của công ty luật, tốt hay không tốt, phát triển hay đang có vấn đề chững lại, thậm chí tụt lùi.
Luật sư Trưởng văn phòng luật sư, luật sư Giám đốc công ty luật nắm con số doanh thu và lý do thu để biết phạm vi và lĩnh vực hoạt động nhằm kịp thời bổ sung nhân sự, bổ khuyết yếu kém. Đồng thời, luật sư Trưởng văn phòng luật sư, luật sư Giám đốc công ty luật theo dõi lương, số thu nhập của mỗi thành viên để kịp thời tác động điều tiết, thay đổi bằng quyền và nghĩa vụ của người quản lý, của chủ sở hữu nếu thấy cần.
Để lại một phản hồi