Cơ cấu tổ chức của văn phòng luật sư, công ty luật

Chuyên mụcBạn có biết?, Luật Luật sư Văn phòng luật sư Hoàng Hưng
Ảnh minh họa (Văn phòng luật sư Hoàng Hưng)

Cơ cấu tổ chức của các tổ chức hành nghề luật sư (văn phòng luật sư, công ty luật) ở Việt Nam hiện nay.

 

Những nội dung liên quan:

 

Cơ cấu tổ chức của văn phòng luật sư, công ty luật

Mục lục:

  1. Biên chế
    1. Luật sư có vốn hoặc góp vốn
    2. Luật sư làm việc theo hợp đồng
    3. Luật sư tập sự
    4. Người tập sự
    5. Nhân viên văn phòng
  2. Điều kiện vật chất
  3. Trang thiết bị
  4. Thông tin nội bộ
  5. Bộ máy

Tổ chức hành nghề luật sư

1. Biên chế

a) Luật sư có vốn hoặc góp vốn

Luật sư có vốn là luật sư thành lập loại hình văn phòng luật sư chỉ do một luật sư thành lập

Luật sư có góp vốn là luật sư góp vốn cùng luật sư khác đển thành lập văn phòng luật sư (loại hình văn phòng luật sư do hai hoặc nhiều luật sư cùng góp vốn thành lập) để thành lập công ty luật với số thành viên sáng lập tối thiểu là 2.

b) Luật sư làm việc theo hợp đồng

Luật sư làm việc theo hợp đồng là luật sư cộng tác với văn phòng luật sư, công ty luật bằng hợp đồng hợp tác thỏa thuận cụ thể giữa hai bên (Luật sư và văn phòng luật sư, công ty luật) về phạm vi hợp tác, phương thức hợp tác, thời gian hợp tác, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên.

c) Luật sư tập sự

Luật sư tập sự là người có đủ điều kiện và đã được gia nhập Đoàn luật sư của một địa phương nơi có văn phòng luật sư, công ty luật đến tập sự luật sư. Sau khi gia nhập Đoàn luật sư, người tập sự luật sư đã được Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư giới thiệu với tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư, công ty luật) và đã được tổ chức hành nghề luật sư đó hướng dẫn.

d) Người tập sự

Người tập sự là người không có tư cách luật sư tập sự nhưng được văn phòng luật sư hoặc công ty luật nhận cho tập sự (thực tập) công việc của tổ chức hành nghề luật sư trong phạm vi hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Thông thường, người tập sự thực hiện các công việc thuộc phạm vi đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức, thực hiện các dịch vụ pháp lý như thảo đơn, làm các thủ tục mua bán nhà, đăng ký khách hàng… Có một số văn phòng luật sư và công ty luật, người tập sự thường là người phụ trách các công việc của nhân viên văn phòng luật sư, công ty luật.

e) Nhân viên văn phòng

Nhân viên văn phòng là những người phụ trách việc hành chính văn thư của văn phòng luật sư, công ty luật.

Thông thường, các nhân viên này là người thu ngân, thủ quỹ, kế toán. Ngoài ra, đối với một số văn phòng luật sư và công ty luật có quy mô lớn, có nhiều chi nhánh, nhân viên văn phòng còn bao gồm: Người phụ trách tư liệu, người phiên dịch, trợ lý giám đốc công ty luật, trợ lý trưởng văn phòng luật sư.

Tuy nhiên, trong thực tế có những văn phòng luật sư không có nhân viên văn phòng. Tất cả công việc hành chính đều do luật sư, luật sư tập sự, người tập sự phân công phụ trách.

2. Điều kiện vật chất

Do yêu cầu đặc điểm của hoạt động luật sư, địa điểm của văn phòng luật sư, công ty luật cần được quan tâm tới các yếu tố và điều kiện sau:

– Phải ở nơi thuận tiện đi lại (thực tế cho thấy đường giao thông một chiều cũng có tác động đến lượng khách của văn phòng luật sư, công ty luật).

– Phải đảm bảo một cách tương đối yêu cầu của khách hàng là cần được kín đáo, được giữ bí mật. Vì thường thường khách hàng của luật sư không muốn người khác nhìn thấy họ vào văn phòng luật sư, công ty luật. Vì vào các nơi này là không có chuyện bị người khác kiện thì cũng có chuyện đi kiện người khác, đôi khi là chuyện bất hòa trong gia đình, giữa vợ chồng.

– Phải đảm bảo môi trường xung quanh tương đối nghiêm túc, không phức tạp, huyên náo như ở chợ, bến xe, bến tàu.

3. Trang thiết bị

Trang thiết bị là “ngoại hình” của văn phòng luật sư, công ty luật vì có một số văn phòng nhìn vào trang thiết bị của văn phòng luật sư, công ty luật để đánh giá, nhận xét về quy mô, tầm cỡ của văn phòng luật sư, của công ty luật để đánh giá, nhận xét về quy mô, tầm cỡ của văn phòng luật sư, công ty luật và từ đó có lòng tin cao hay thấp đối với chất lượng, phạm vi hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật.

Văn phòng luật sư và công ty luật cần chú ý đến bảng hiệu, logo… để tăng cường khả năng tự giới thiệu.

Tuy nhiên, trong quảng cáo, văn phòng luật sư và công ty luật cần lưu ý: Hoạt động luật sư không đơn thuần kinh doanh, truyền thống cao quý của nghề luật sư mang đậm tính chất “hữu xạ tự nhiên hương”. Vì vậy, văn phòng luật sư, công ty luật không thể quảng cáo như các đơn vị kinh doanh ngành nghề khác. Do đó, ngay cả bảng hiệu của văn phòng luật sư, của công ty luật cũng cấn lưu ý đến hình thức lịch sự, trang nhã , không nên cầu kỳ.

4. Thông tin nội bộ

Trong mỗi văn phòng luật sư và trong mỗi công ty luật đều có thông tin nội bộ thể hiện qua các hình thức:

– Thông tin chung: Mọi người trong văn phòng luật sư, công ty luật đều phải biết, như: Giờ làm việc, thời gian hẹn hoàn thành công việc cho khách hàng, quy tắc xử lý công việc bình thường.

– Thông tin kỹ năng nghề luật sư: Những thông tin này thuộc lĩnh vực chuyên môn của nghề nghiệp. Vì tính chất giữ bí mật cho khách hàng nên có phần hạn chế về loại thông tin này.

– Mẫu các văn bản: Mỗi văn phòng luật sư và mỗi công ty luật cần sưu tầm và thiết lập các mẫu văn bản (như các loại hợp đồng, các loại đơn, thư…). Ngoài ra, còn có mẫu hồ sơ, mẫu đơn, mẫu hợp đồng của các cơ quan khác (như hồ sơ đăng ký kết hôn, ly hôn, con nuôi, hợp đồng về mua bán, tặng cho nhà, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các mẫu đơn của cơ quan di trú của các nước…).

– Tủ sách: là loại hình kiến thức pháp luật của văn phòng luật sư, của công ty luật. Vì vậy, không thể không có tủ sách pháp luật để tiện lợi tham khảo.

5. Bộ máy của văn phòng luật sư, công ty luật

Bộ máy của một văn phòng luật sư hay một công ty luật thường gồm hai bộ phận:

a) Bộ phận các luật sư

Bộ phận luật sư bao gồm các luật sư, luật sư tập sự tại văn phòng luật sư và tại công ty luật. Ngoài ra, còn có thêm luật sư cộng tác trong một số vụ việc có tính chất nhất thời.

Bộ phận luật sư là lực lượng quyết định việc cung cấp chất lượng về dịch vụ pháp lý cho mỗi công việc ở văn phòng luật sư, công ty luật. Thông thường, khách hàng nhìn vào lực lượng này để đánh giá sơ lược về độ tin cậy, chất lượng công việc của văn phòng luật sư, công ty luật. Vì vậy, mỗi thành viên của bộ phận này thường xuyên chú ý, nâng cao uy tín về mọi mặt.

b) Bộ phận trợ giúp luật sư

Bộ phận trợ giúp luật sư là cánh tay đắc lực của bộ phận luật sư. Thực tế cho thấy, văn phòng luật sư nào, công ty luật nào có bộ phận trợ giúp luật sư mạnh thì văn phòng luật sư đó, công ty luật đó ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực và phạm vi hoạt động luật sư.

5/5 - (8320 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền