Hình thức nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những biện pháp để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ 3 yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.

 

Những nội dung liên quan:

 

Hình thức nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Mục lục:

  1. Hình thức chính thể Nhà nước CHXHCN Việt Nam
  2. Hình thức cấu trúc Nhà nước CHXHCN Việt Nam
  3. Chế độ chính trị của nước CHXHCN Việt Nam

Hình thức nhà nước

1. Hình thức chính thể Nhà nước CHXHCN Việt Nam

Hình thức chính thể là hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.

– Chính thể Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thông qua nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín nhân dân đã bỏ phiếu bầu ra cơ quan đại diện của mình (Quốc hội, HĐND các cấp).

Quyền lực Nhà nước tối cao thuộc về Quốc hội. Quốc hội được bầu theo nhiệm kỳ 5 năm, có quyền lập pháp, quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

– Chính thể cộng hòa dân chủ của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có nhiều đặc điểm riêng khác với cộng hòa dân chủ tư sản.

a) Chính thể Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam qua Hiến pháp khẳng định việc tổ chức quyền lực Nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

– Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị có vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

– Điều 4 Hiến pháp 2013: “Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

  • Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, định hướng cho sự phát triển của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực trong từng thời kỳ.
  • Đảng vạch ra phương hướng và nguyên tắc nhằm xây dựng Nhà nước Việt Nam thực sự của dân, do dân, vì dân. Nhà nước có bộ máy Nhà nước chính quy, quy chế làm việc khoa học, đội ngũ cán bộ nhân viên Nhà nước làm việc tận tụy vì lợi ích nhân dân.
  • Đảng phát hiện bồi dưỡng đảng viên ưu tú và người ngoài đảng, giới thiệu giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan Nhà nước thông qua bầu cử, bổ nhiệm.
  • Đảng giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, tập hợp quần chúng động viên họ tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, thực hiện đường lối của Đảng và chấp hành pháp luật của Nhà nước.
  • Đảng kiểm tra tổ chức của đảng trong tổ chức và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết Đảng. Đảng kiểm tra cơ quan Nhà nước phát hiện sai lầm, hạn chế từ đó có biện pháp khắc phục, tổng kết, rút kinh nghiệm để không ngừng bổ sung đường lối của mình.
Xem:  Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội (CNXH)

b) Nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước theo nguyên tắc tập quyền XHCN nhưng có sự phân công, phân nhiệm rạch ròi giữa các cơ quan.

– Theo nguyên tắc này quyền lực Nhà nước tập trung trong tay Quốc Hội- cơ quan duy nhất do nhân dân cả nước bầu ra nhưng có sự phân công, phối hợp giữa Quốc hội và những cơ quan Nhà nước khác trong thực hiện quyền lực Nhà nước tạo thành cơ chế đồng bộ góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

  • Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện tốt chức năng lập pháp, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ, phù hợp.
  • Chính phủ là cơ quan quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
  • Tòa án tuân theo pháp luật, phụ thuộc vào pháp luật để thực hiện chức năng xét xử.
  • Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

– Sự tập quyền thể hiện quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, thể hiện:

  • Nhân dân là chủ sở hữu tối cao của quyền lực Nhà nước, quyền lực Nhà nước là của nhân dân, không thuộc tổ chức nào, giai cấp nào.
  • Nhân dân là chủ sở hữu tài sản vật chất và tinh thần của Nhà nước.
  • Nhân dân giải quyết mọi vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng.
  • Nhân dân quản lý mọi công việc của xã hội.

– Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua bỏ phiếu, thông qua cơ quan đại diện Quốc hội, HĐND do nhân dân bầu ra.

c) Chính thể Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

– Bản chất nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện ở sự thống nhất giữa chế độ tập trung lợi ích Nhà nước với sự trực thuộc, phục tùng của cơ quan Nhà nước cấp dưới trước cơ quan Nhà nước cấp trên, chế độ dân chủ tạo điều kiện cho sự sáng tạo, chủ động trong giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình.

– Nội dung:

  • Các cơ quan Nhà nước được thành lập bằng con đường bầu cử, bổ nhiệm.
  • Làm việc theo chế độ tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm với phần việc được giao theo chế độ thủ trưởng.
  • Cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan Nhà nước cấp trên.
  • Khi ra quyết định cơ quan Nhà nước cấp trên phải tính đến lợi ích cơ quan Nhà nước cấp dưới.
  • Trong phạm vi quyền hạn của mình cơ quan Nhà nước được chủ động và phát huy sáng tạo trong giải quyêt mọi công việc, cơ quan Nhà nước cấp trên không được can thiệp.

d) Chính thể Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mang bản chât giai cấp công nhân, mục tiêu xây dựng CNXH.

– Nhà nước Việt Nam là Nhà nước dân chủ, lợi ích giai cấp công nhân gắn liền với lợi ích giai cấp khác và nhân dân lao động.

– Nhà nước Việt Nam thực hiện dân chủ với nhân dân, nhưng chuyên chế với kẻ thù, âm mưu chống phá Nhà nước.

Xem:  Sự khác nhau giữa hiến pháp XHCN và hiến pháp tư sản

– Hiện nay, bản chất chuyên chính vô sản được thể hiện dưới dạng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

e) Trong chính thể Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội có vai trò quan trọng.

– Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của quyền lực Nhà nước.

– Mặt trận tổ quốc thống nhất khối đại đoàn kết toàn dân, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện mục tiêu xây dựng CNXH, xây dựng xã hội giàu mạnh, công bằng, văn minh.

– Mặt trận tổ quốc đóng vai trò quan trọng trong thiết lập cơ quan Nhà nước, quản lý Nhà nước, xây dựng pháp luật. Trong phạm vi quyền hạn của mình có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật, có quyền đề nghị bãi miễn đại biểu không xứng đáng và tham gia vào tổ chức thực hiện quyền bãi miễn đó.

– Các tổ chức xã hội là phương tiện để nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội tạo ra sức mạnh tổng hợp để xây dựng cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

2. Hình thức cấu trúc Nhà nước CHXHCN Việt Nam

– Hình thức cấu trúc Nhà nước là sự tổ chức Nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành Nhà nước, giữa các cơ quan Nhà nước trung ương và cơ quan Nhà nước địa phương.

Hình thức cấu trúc Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, được Hiến pháp 2013 quy định tại điều 1: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”

– Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, có độc lập, chủ quyền, có một hệ thống pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc.

  • Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất, không phân chia thành các tiểu bang hoặc cộng hòa tự trị mà chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc. Tương ứng mỗi đơn vị hành chính là cơ quan hành chính Nhà nước. Các đơn vị hành chính không có chủ quyền quốc gia và đặc điểm như Nhà nước.
  • Nhà nước Việt Nam là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị có chủ quyền quốc gia, là chủ thể quan hệ quốc tế toàn quyền đối nội, đối ngoại, quyết định mọi vấn đề của đất nước.
  • Một hệ thống pháp luật thống nhất với một Hiến pháp, hiệu lực Hiến pháp và pháp luật trải rộng trên phạm vi toàn quốc. Các cơ quan Nhà nước trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở cụ thể hóa Hiến pháp, pháp luật, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.
  • Nhà nước Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán của dân tộc.

>>> Xem thêm: Phân biệt nhà nước đơn nhất với nhà nước liên bang

3. Chế độ chính trị của nước CHXHCN Việt Nam

Chế độ chính trị của nước CHXHCN Việt Nam là hình thức tổng quát nhất của chính trị và dân chủ, gồm: Nhà nước, các đảng phái, các đoàn thể, các tổ chức xã hội chính trị tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, được chế định theo tư tưởng giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào các quá trình kinh tê – xã hội với mục đích duy trì và phát triển thiết chế đó.

Xem:  Phân tích chức năng xã hội của Nhà nước

hien-phap-2013

Chế độ chính trị của nước CHXHCN Việt Nam được quy định tại chương I Hiến pháp 2013

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

  • Chính sách đại đoàn kết và đường lối dân tộc nước CHXHCN Việt Nam
  • Chính sách đại đoàn kết và đường lối dân tộc là những vấn đề lớn của cách mạng Việt Nam, một trong những nội dung quan trọng phản ánh bản chất của chế độ chính trị nước chxh chủ nghĩa Việt Nam.
  • Chính sách đối ngoại của nước CHXHCN Việt Nam
  • Bảo vệ tổ quốc và xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Các tìm kiếm liên quan đến hình thức nhà nước việt nam, kiểu và hình thức nhà nước việt nam, nhà nước chxhcnvn có hình thức như thế nào, hình thức cấu trúc nhà nước, hình thức chính thể của nhà nước, ví dụ về hình thức nhà nước, hình thức nhà nước là gì, kiểu nhà nước việt nam, hình thức cấu trúc lãnh thổ nhà nước việt nam, chính thể nhà nước việt nam xhcn theo hiến pháp 2013, cộng hòa hỗn hợp, quân chủ tuyệt đối, kể tên các hình thức nhà nước trên thế giới hiện nay

Hình thức nhà nước là gì?

Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những biện pháp để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.

Các yếu tố cấu thành hình thức nhà nước?

Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được cấu thành từ 3 yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
1) Hình thức chính thể
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ giữa chúng và mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
2) Hình thức cấu trúc nhà nước
Hình thức cấu trúc nhà nước là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ, đặc điểm của mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành của nó, giữa cơ quan nhà nước trung ương với cơ quan nhà nước địa phương.
3) Chế độ chính trị
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, biện pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.

5/5 - (11059 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.