Hiến pháp và pháp luật có giống nhau không?

Chuyên mụcLuật hiến pháp, Thảo luận pháp luật Hệ thống pháp luật

Hiến pháp và pháp luật có giống nhau không? Cho biết sự khác nhau giữa hiến pháp và pháp luật? Đó là những câu hỏi được nhiều bạn gửi đến page Học Luật Online trong thời gian gần đây. 

 

Những nội dung liên quan:

 

Hiến pháp và pháp luật có giống nhau không?

Về khái niệm:

Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc nhà nước đó.

>>> Xem thêm: Vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

>>> Xem thêm: “Luật pháp” và “Pháp luật” có khác nhau?

Sự khác nhau giữa hiến pháp và pháp luật

Hiến pháp và pháp luật hoàn toàn khác nhau về tính chất.

Hiến pháp là đạo luật được xây dựng để giới hạn hành vi thuộc quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm tự do, quyền lợi của người dân. Trong khi đó, dựa vào pháp luật, quyền lực nhà nước giới hạn tự do, quyền lợi của người dân. Do đó, để tránh việc quyền lực nhà nước bị lạm dụng, hiến pháp được xây dựng với mục đích để giới hạn quyền lực nhà nước.

Điều này thường bị nhiều người hiểu nhầm nhưng về mặt bản chất, hiến pháp không phải là quy phạm hướng đến người dân, mà là quy phạm hướng đến quyền lực nhà nước.

Đơn giản có thể hiểu là theo pháp luật thì nhà nước sẽ đưa ra mệnh lệnh đối với người dân là: “hãy bảo đảm điều này”. Nhưng ngược lại theo hiến pháp thì nhà nước là đối tượng “bị” đưa mệnh lệnh là: “hãy bảo đảm điều này”. Quyền lực giới hạn được thể hiện trong hiến pháp như thế được cho là quyền lực nằm trong tay người dân. Khái niệm này được gọi là: chủ nghĩa quốc dân.

Tất nhiên, trong hiến pháp cũng có những quy định hướng đến người dân thông qua các điều luât quy đinh nghĩa vụ công dân trong thực tế.

Tóm lại, điểm giống nhau giữa pháp luật và hiến pháp là nhằm để giới hạn cái gì đấy (mục đích). Nhưng đối tượng giới hạn thì khác nhau, tính chất cũng hoàn toàn khác nhau. Về tính pháp lý, hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, các văn bản pháp luật khác đuợc ban hành không được trái với hiến pháp.


Các tìm kiếm liên quan đến hiến pháp và pháp luật có giống nhau không, giống nhau giữa hiến pháp và pháp luật, cho biết sự khác nhau giữa hiến pháp và pháp luật, hiến pháp và pháp luật khác nhau như thế nào, hiến pháp và luật hiến pháp là hai khái niệm đồng nhất với nhau, pháp luật và pháp luật, so sánh hiến pháp luật và pháp lệnh, luật và pháp lệnh khác nhau như thế nào, hiến pháp là gì, so sánh luật hiến pháp với các ngành luật khác

Điểm giống và khác nhau giữa Hiến pháp và pháp luật?

Điểm giống nhau giữa pháp luật và hiến pháp là nhằm để giới hạn cái gì đấy (mục đích). Nhưng đối tượng giới hạn thì khác nhau, tính chất cũng hoàn toàn khác nhau. Về tính pháp lý, hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, các văn bản pháp luật khác được ban hành không được trái với hiến pháp.

Mối quan hệ giữa hiến pháp và pháp luật?

Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực cao nhất và giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, vì nó có đối tượng điều chỉnh đặc biệt và là cơ sở để liên kết các ngành Luật khác.
>>> Xem thêm: Mối quan hệ của ngành luật hiến pháp với các ngành luật khác
Ở các nước trên thế giới, hiến pháp đều được coi là đạo luật gốc của quốc gia, là nền tảng để xây dựng các đạo luật thông thường khác. Mọi đạo luật thông thường đều nhằm để cụ thế hoá các chế định, quy phạm của hiến pháp, và vì vậy, không được trái với hiến pháp.
Khi hiến pháp được thay thế hoặc sửa đổi, các đạo luật có những quy định trái hoặc còn thiêú so với nội dung của hiên pháp đều phải được thay thế hoặc sửa đổi theo. Điều này tạo ra tính thông nhất của hệ thống pháp luật quốc gia.

5/5 - (13979 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền