[PDF] Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (song ngữ)

Chuyên mụcGiáo trình luật, Luật thương mại Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Song ngữ

[Download Ebook] Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (song ngữ) – Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Công an nhân dân 2012. Chủ biên: – Biên tập nội dung tiếng anh: PGS.TS. Surya P. Subedi.

..

Những tài liệu liên quan:

..

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (song ngữ) – Đại học Luật Hà Nội

  1. Giới thiệu về Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (song ngữ) – Trường Đại học Luật Hà Nội
  2. Nội dung của Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (song ngữ) – Trường Đại học Luật Hà Nội
  3. [Download Ebook] Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (song ngữ) PDF
  4. Xem trước Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (song ngữ)

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Song ngữ

Giới thiệu về Giáo trình Luật thương mại quốc tế (song ngữ) – Trường Đại học Luật Hà Nội

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế được biên soạn với sự hỗ trợ của Dự án hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III) do Liên minh châu Âu tài trợ và là kết quả đóng góp của các chuyên gia trong nước, chuyên gia nước ngoài về luật thương mại quốc tế. Sự phối hợp giữa chuyên gia Việt Nam và chuyên gia quốc tế chứng tỏ Việt Nam đang trao đổi và tiếp nhận những tiến bộ của cộng đồng khoa học và văn hoá thế giới. Có được kết quả này một phần là do quá trình Việt Nam hội nhập thương mại và kinh tế đem lại, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Rõ ràng là ngày càng có nhiều nhà khoa học và sinh viên Việt Nam tham gia vào các chương trình hợp tác, trao đổi khoa học quốc tế. Giáo trình này chính là một bằng chứng cho điều đó.

Với sự hỗ trợ của Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III và các chương trình hợp tác phát triển khác, các trường đại học lớn ở Việt Nam đã cập nhật và đổi mới chương trình giảng dạy nhằm phản ánh diễn biến nhanh chóng của tình hình thương mại và kinh tế. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế chủ yếu dành cho sinh viên trình độ đại học, nhằm cung cấp bức tranh toàn cảnh về khía cạnh pháp luật trong hầu hết các vấn đề thương mại quốc tế. Mặc dù ghi nhận sự khác biệt giữa công pháp và tư pháp quốc tế, nhóm tác giả giáo trình cho rằng hai lĩnh vực pháp luật này không thể nghiên cứu tách rời nhau. Các luật gia phải có kiến thức toàn diện về tất cả các lĩnh vực liên quan đến giao dịch thương mại quốc tế, từ pháp luật điều chỉnh hợp đồng quốc tế cho đến quyền tiếp cận thị trường ở nước thứ ba được WTO bảo hộ. Bên cạnh đó, giáo trình này cũng tập hợp các quy định toàn cầu (WTO, Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế), quy định khu vực (EU, NAFTA và ASEAN), quy định song phương (các hiệp định giữa Việt Nam và một số đối tác), và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.

Giáo trình đã nhận được sự đóng góp của nhiều chuyên gia và các học giả am hiểu cả kiến thức chuyên môn và hiểu biết về khu vực. Ví dụ, chuyên gia người Hoa Kỳ viết một nội dung về NAFTA, chuyên gia châu Âu viết phần liên quan đến châu Âu, còn chuyên gia Việt Nam lại tập trung vào những khía cạnh thương mại liên quan của Việt Nam. Sự kết hợp đó đã tạo ra một cuốn Giáo trình quy tụ nhiều quan điểm khác nhau về pháp luật thương mại quốc tế. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế là cẩm nang tốt về những tình huống mà luật gia Việt Nam có thể gặp phải: một thế giới với các quy tắc được hài hoà hoá, cách giải thích thuật ngữ giống nhau nhưng cách tiếp cận lại khác nhau trong từng trường hợp giao dịch thương mại hàng ngày. Nhu cầu tăng cường quan hệ thương mại, đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế mở như Việt Nam, đòi hỏi khả năng hiểu được các cách áp dụng khác nhau này và nếu có thể, khả năng xác định được các thông lệ quốc tế tốt nhất để áp dụng trong khuôn khổ pháp luật quốc gia.

Cuốn sách còn là công cụ hữu ích giúp cho các cán bộ chính phủ hàng ngày phải làm việc trong môi trường quốc tế đầy biến động, cũng như những cán bộ mong muốn tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản liên quan đến các khía cạnh của pháp luật thương mại quốc tế.

Cuốn sách thực sự là bức tranh thu nhỏ thế giới mà các luật gia Việt Nam sẽ phải đối mặt, và là điểm khởi đầu rất tốt cho những ai yêu thích tìm hiểu và mong muốn có được những hiểu biết cơ bản nhất về hệ thống các quy định phức tạp về thương mại quốc tế.

Nguyễn Thị Hoàng Thúy
Giám đốc Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III

LỜI MỞ ĐẦU

Pháp luật thương mại quốc tế một mặt góp phần nâng cao vị thế của các quốc gia trong một số lĩnh vực, tạo thuận lợi cho các quan hệ kinh doanh, thương mại cũng như các quan hệ khác diễn ra giữa các quốc gia và các tổ chức; nhưng mặt khác, cũng đặt ra những hạn chế trong một số lĩnh vực để bảo vệ lợi ích lớn hơn của các cá nhân và toàn xã hội, ở quy mô trong nước và quốc tế. Mục tiêu của lĩnh vực pháp luật này là đề ra các quy tắc công bằng trong các quan hệ kinh tế quốc tế, hướng đến xã hội công bằng hơn cho tất cả mọi người. Nói khác đi, vai trò của pháp luật thương mại quốc tế là đảm bảo sân chơi bình đẳng cho tất cả các quốc gia, cho phép các quốc gia phát huy tối đa tiềm năng và/hoặc tối ưu hoá các thế mạnh riêng có của mình. Mỗi con người sinh ra có những phẩm chất và năng lực riêng biệt; pháp luật của bất kì quốc gia nào cũng cần tạo điều kiện cho các cá nhân phát huy tốt nhất khả năng của mình mà không xâm hại tới lợi ích của người khác trong xã hội, để mỗi người có thể theo đuổi giấc mơ của mình – cho dù giấc mơ đó có ý nghĩa như thế nào với họ.

Với các quốc gia cũng vậy – về cơ bản, cộng đồng các quốc gia là tập hợp của những cá thể gắn kết với nhau bởi một số đặc điểm và mục đích tương đồng. Do đó, pháp luật thương mại quốc tế được xây dựng nhằm cho phép các quốc gia đóng góp cho cộng đồng quốc tế những gì mình có và nhận lại những gì do các quốc gia khác đóng góp. Sự có đi có lại và thúc đẩy lợi ích quốc gia là những yếu tố cốt lõi trong hành vi của con người, cũng như của các quốc gia. Điều này đặc biệt đúng đối với pháp luật thương mại quốc tế.

Khác với những lĩnh vực cụ thể khác của pháp luật quốc tế, pháp luật thương mại quốc tế liên quan trực tiếp đến nền kinh tế và sự thịnh vượng của quốc gia. Nói cách khác, nó liên quan trực tiếp đến những lợi ích kinh tế cơ bản của quốc gia. Do đó, bất cứ quốc gia nào cũng rất thận trọng trong việc chấp nhận các quy tắc điều chỉnh thương mại quốc tế. Tuy nhiên, các quốc gia đều hiểu rằng nếu không chấp nhận một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật thương mại quốc tế, thì sẽ không thể tiến hành thương mại với các quốc gia khác hay tham gia vào các hoạt động thương mại khác.

Điều nghịch lí trong thương mại quốc tế là quốc gia nào cũng muốn các quốc gia khác thực hiện chính sách tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường càng rộng rãi càng tốt; nhưng ngược lại, chính mình lại cố gắng để đóng cánh cửa của mình chặt nhất, bằng cách theo đuổi chính sách bảo hộ. Chính trong tình huống này cần có sự can thiệp của pháp luật để đảm bảo ‘cuộc chơi’ công bằng, và nếu xảy ra hành vi ‘chơi xấu’ thì các tranh chấp cũng được giải quyết một cách công bằng. Pháp luật có vai trò cũng giống như vị trọng tài trong trận đấu thể thao, hướng tới mục đích đảm bảo sự công bằng. Gắn liền với ý tưởng về ‘cuộc chơi công bằng’ là sự hình thành ‘sân chơi bình đẳng’ cho các chủ thể tiến hành hoạt động thương mại quốc tế.

Thương mại là một trong những thuộc tính sơ khai trong hoạt động của con người. Khái niệm ‘thương mại’ có nghĩa là hoạt động kinh tế tự nguyện, dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Từ thời cổ đại, con người trao đổi hàng lấy hàng; sau này, khi nghĩ ra tiền tệ, con người trao đổi hàng hoá lấy tiền. Thực tế là, chính thương mại đã góp phần cho sự ra đời của tiền tệ. Khi đã phát triển cả về phạm vi địa lí và quy mô, thương mại được điều chỉnh bởi các quy định, ban đầu là của giới thương nhân và sau đó là của các cơ quan nhà nước, để đảm bảo sự công bằng và không bị bóp méo.

Với mục đích sinh tồn và tìm kiếm sự thịnh vượng từ thương mại, phần lớn tiến trình phát triển của nền văn minh nhân loại đã luôn gắn liền và xoay quanh sự mở rộng của thương mại. Nhằm thúc đẩy thương mại, ban đầu việc điều tiết được thực hiện dưới hình thức các quy tắc ứng xử cơ bản đối với các chủ thể tham gia thương mại quốc tế. Các quy tắc ứng xử này được ban hành rất đúng lúc trong cả lĩnh vực công pháp và tư pháp quốc tế, làm phát triển các hoạt động thương mại. Bởi vậy, một trong những tầm nhìn về trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới lần thứ II chính là tự do hoá thương mại quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (‘ITO’).

Mặc dù ITO đã không ra đời nhưng tư tưởng của tổ chức này về tự do hóa thương mại quốc tế đã được GATT và một số văn kiện pháp lí quốc tế khác thực hiện; rất nhiều trong số đó sau này trở thành một phần của luật WTO khi tổ chức này được thành lập vào năm 1995, sau khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay về thương mại đa phương (1986 – 1993). Kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, tư pháp quốc tế cũng phát triển để tạo thuận lợi, đồng thời điều tiết các hoạt động thương mại quốc tế. Bởi vậy, ngày nay có một phần đáng kể của cả công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế cùng điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế. Giáo trình Luật thương mại quốc tế này cũng nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan toàn diện đó một cách ngắn gọn.
Giáo trình đề cập nhiều vấn đề của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến cả công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế, là kết quả của dự án với nhiều tham vọng nhằm cung cấp công cụ học tập và nghiên cứu toàn diện cho sinh viên, công chức nhà nước, luật sư và học giả Việt Nam.

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, tiến trên con đường tự do hoá và cải cách kinh tế. Là một phần của chính sách này, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO và đã chính thức trở thành thành viên của WTO vào năm 2007. Từ khi tiến hành ‘Đổi mới’ và đặc biệt là sau khi trở thành thành viên WTO, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng rất lớn trong thương mại quốc tế và hoạt động kinh doanh. Thực tế đòi hỏi cần có các quy định pháp luật và chính sách mới để điều chỉnh những hoạt động này.

Việc trở thành thành viên WTO là chất xúc tác cho sự phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam, bởi để thực hiện các cam kết gia nhập WTO, Việt Nam cần ban hành nhiều chính sách và quy định pháp luật mới. Sự kiện này làm thay đổi môi trường pháp lí của Việt Nam. Giờ đây, Việt Nam không chỉ là thành viên chính thức của WTO với đầy đủ tư cách, mà còn là một nền kinh tế thị trường đang phát triển với hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Đất nước này trong thời gian qua đã thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài và trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Cùng với những cơ hội là trách nhiệm của Việt Nam phải tuân thủ pháp luật thương mại quốc tế. Để đạt đến thành công, Việt Nam cũng cần có nguồn nhân lực được giáo dục và đào tạo tốt, có khả năng tương tác với các yếu tố toàn cầu, thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích của quốc gia.

Việt Nam ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với các yếu tố của thương mại quốc tế. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã và đang đáp ứng với những thách thức và thay đổi diễn ra trong các hoạt động kinh tế và pháp luật quốc tế. Bởi vậy, Việt Nam cần chuẩn bị cho thế hệ mới các luật gia và công chức nhà nước những hiểu biết và khả năng ứng phó tốt với các vấn đề đặt ra do những thay đổi phi thường đang diễn ra cả ở trong nước và trên phạm vi quốc tế; giúp người dân tận dụng tối đa lợi ích và cơ hội từ những thay đổi này. Để làm được điều đó, họ cần có nguồn tài liệu tốt và Giáo trình Luật thương mại quốc tế được biên soạn nhằm đáp ứng một phần nhu cầu và đòi hỏi này.

Giáo trình bao gồm các chương do các tác giả Việt Nam và nước ngoài cùng biên soạn, giải quyết cả những vấn đề pháp lí quốc tế và những vấn đề pháp lí của Việt Nam, liên quan đến cả lĩnh vực pháp luật thương mại quốc tế công và pháp luật thương mại quốc tế tư. Cách tiếp cận tổng hợp này giúp sinh viên có thể nhìn nhận dưới cả góc độ quốc tế và góc độ Việt Nam về những lĩnh vực pháp luật được đề cập.

Các tác giả trình bày một cách toàn diện những chủ đề được đề cập trong Giáo trình này, như luật WTO, bao gồm cả lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ; vấn đề giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, bao gồm trọng tài thương mại quốc tế; các hiệp định thương mại khu vực hay các mô hình hội nhập kinh tế khu vực như NAFTA, EU và ASEAN; thương mại điện tử. Các chương trong Giáo trình vừa chứa đựng thông tin vừa có tính phân tích, được đóng góp bởi giới hàn lâm, các nhà thực hành luật, các nhà nghiên cứu thuộc những thế hệ khác nhau, có chuyên môn và khá nhiều kinh nghiệm trong những lĩnh vực liên quan.

Do được thiết kế chủ yếu dành cho đối tượng là sinh viên luật, công chức nhà nước, các nhà nghiên cứu và luật sư tại Việt Nam, Giáo trình này tiếp cận các vấn đề dưới góc độ pháp luật, dựa trên việc phân tích các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế, án lệ hoặc các quan điểm của khoa học pháp lí và các tập quán thương mại quốc tế. Chúng tôi đã cố gắng biên soạn để Giáo trình này thân thiện nhất với độc giả và sinh viên. Các chương trong Giáo trình kết thúc bằng các câu hỏi để kích thích sự tư duy và phân tích của sinh viên và độc giả. Tương tự, các chương có danh mục tài liệu tham khảo cho những người muốn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực pháp luật nhất định. Mặc dù độ dài và phong cách trình bày của các chương có thể khác nhau do chúng được thực hiện bởi các tác giả khác nhau, với nền tảng pháp lí, thực tiễn và học thuật riêng biệt, nhưng chúng tôi đã cố gắng đảm bảo sự nhất quán tương đối trong toàn bộ Giáo trình, trình bày nó theo kết cấu chặt chẽ. Chúng tôi hi vọng rằng Giáo trình này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị đối với những người quan tâm đến pháp luật thương mại quốc tế, cũng như quan tâm đến việc áp dụng và phổ biến nó ở Việt Nam.

Được làm việc cùng với Ban điều phối tiểu dự án của Trường Đại học Luật Hà Nội (HLU) để thực hiện Giáo trình này là vinh dự của cá nhân tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn về sự hợp tác tuyệt vời của họ.

Giáo sư, Tiến sĩ Surya P. Subedi

Tiến sĩ (Oxford); Luật sư (Vương quốc Anh)

Giáo sư luật quốc tế

Trường Đại học tổng hợp Leeds, Vương quốc Anh

Người biên tập nội dung tiếng Anh

Nội dung Luật Thương mại quốc tế (song ngữ) – Trường Đại học Luật Hà Nội

  • Các tác giả
  • Người biên dịch
  • Lời giới thiệu tái bản Giáo Trình lần thứ 3
  • Lời giới thiệu
  • Lời mở đầu
  • Danh mục những từ viết tắt

PHẦN MỞ ĐẦU

Chương 1. Tổng quan
  • Mục 1. Giao dịch thương mại quốc tế và các giao dịch có liên quan
  • Mục 2. Nguồn luật thương mại quốc tế
  • Tóm tắt Chương 1
  • Câu hỏi/Bài tập
  • Tài liệu cần đọc

PHẦN 1: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÓ SỰ THAM GIA CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC THỰC THỂ CÔNG

Chương 2. Luật WTO
  • Mục 1. Giới thiệu
  • Mục 2. Một số nguyên tắc cơ bản của WTO và ngoại lệ
  • Mục 3. Thương mại hàng hoá và các hiệp định của WTO
  • Mục 4. Thương mại dịch vụ và Hiệp định GATS
  • Mục 5. Quyền sở hữu trí tuệ và Hiệp định TRIPS
  • Mục 6. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
  • Mục 7. Một số vấn đề mới của WTO
  • Mục 8. Việt Nam và các cam kết gia nhập WTO
  • Tóm tắt Chương 2
  • Câu hỏi/Bài tập
  • Tài liệu cần đọc
Chương 3. Pháp luật hội nhập kinh tế khu vực
  • Mục 1. Giới thiệu
  • Mục 2. Pháp luật về thị trường nội khối của Liên minh châu Âu (EU)
  • Mục 3. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
  • Mục 4. Pháp luật về hội nhập kinh tế ASEAN
  • Mục 5. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
  • Mục 6. Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực
  • Tóm tắt Chương 3
  • Câu hỏi/Bài tập
  • Tài liệu cần đọc
Chương 4. Các hiệp định hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và một số đối tác
  • Mục 1. Việt Nam-Liên minh châu Âu, bao gồm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)
  • Mục 2. Việt Nam-Hoa Kỳ
  • Mục 3. Việt Nam-Trung Quốc
  • Tóm tắt Chương 4
  • Câu hỏi/Bài tập
  • Tài liệu cần đọc

PHẦN 2: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÓ SỰ THAM GIA CHỦ YẾU CỦA THƯƠNG NHÂN

Chương 5. Pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế
  • Mục 1. Giới thiệu
  • Mục 2. Các điều kiện cơ sở giao hàng trong mua bán hàng hoá quốc tế – INCOTERMS
  • Mục 3. Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
  • Mục 4. Thanh toán hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
  • Tóm tắt Chương 5
  • Câu hỏi/Bài tập
  • Tài liệu cần đọc
Chương 6. Pháp luật điều chỉnh một số giao dịch kinh doanh quốc tế khác – Tổng quan
  • Mục 1. Pháp luật về nhượng quyền thương mại quốc tế – Tổng quan
  • Mục 2. Pháp luật về logistics quốc tế – Tổng quan
  • Mục 3. Pháp luật về thương mại điện tử trong giao dịch kinh doanh quốc tế – Tổng quan
  • Tóm tắt Chương 6
  • Câu hỏi/Bài tập
  • Tài liệu cần đọc
Chương 7. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân
  • Mục 1. Giới thiệu
  • Mục 2. Các phương thức giải quyết tranh chấp – Sự lựa chọn 1070
  • Mục 3. Chọn luật áp dụng và cơ quan tài phán trong giải 1099 quyết tranh chấp
  • Mục 4. Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
  • Mục 5. Công nhận và thi hành bản án/quyết định của toà án nước ngoài
  • Mục 6. Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân
  • Tóm tắt Chương 7
  • Câu hỏi/Bài tập
  • Tài liệu cần đọc

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (song ngữ)

Download tài liệu về máy

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (song ngữ)

Xem trước Ebook Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (song ngữ)

Giới thiệu về Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (song ngữ)?

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế chủ yếu dành cho sinh viên trình độ đại học, nhằm cung cấp bức tranh toàn cảnh về khía cạnh pháp luật trong hầu hết các vấn đề thương mại quốc tế. Mặc dù ghi nhận sự khác biệt giữa công pháp và tư pháp quốc tế, nhóm tác giả giáo trình cho rằng hai lĩnh vực pháp luật này không thể nghiên cứu tách rời nhau. Các luật gia phải có kiến thức toàn diện về tất cả các lĩnh vực liên quan đến giao dịch thương mại quốc tế, từ pháp luật điều chỉnh hợp đồng quốc tế cho đến quyền tiếp cận thị trường ở nước thứ ba được WTO bảo hộ. Bên cạnh đó, giáo trình này cũng tập hợp các quy định toàn cầu (WTO, Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế), quy định khu vực (EU, NAFTA và ASEAN), quy định song phương (các hiệp định giữa Việt Nam và một số đối tác), và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.

Kết cấu của Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (song ngữ)?

Bìa
Các tác giả
Người biên dịch
Lời giới thiệu tái bản Giáo Trình lần thứ 3
Lời giới thiệu
Lời mở đầu
Danh mục những từ viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU
– Chương 1. Tổng quan
PHẦN 1: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÓ SỰ THAM GIA CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC THỰC THỂ CÔNG
– Chương 2. Luật WTO
– Chương 3. Pháp luật hội nhập kinh tế khu vực
– Chương 4. Các hiệp định hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và một số đối tác
PHẦN 2: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÓ SỰ THAM GIA CHỦ YẾU CỦA THƯƠNG NHÂN
– Chương 5. Pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế
– Chương 6. Pháp luật điều chỉnh một số giao dịch kinh doanh quốc tế khác – Tổng quan
– Chương 7. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân
Danh mục tài liệu tham khảo
Mục lục

5/5 - (27516 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền