Đừng thi vào trường luật nếu…

Chuyên mụcCafe Dân Luật Những lưu ý khi thi vào ngành luật

Bài viết được chia sẻ bởi page Anthuylaw (facebook.com/anthuylaw01) ngày 28 tháng 7 năm 2021.

Tình cờ đọc được một số bài viết trên các diễn đàn đại loại kiểu:

– Em thi được nhiêu đây điểm thì theo Luật có ổn không ạ?

– Học Luật xong ra trường khi nào làm lương 10 triệu/tháng?

– Xã hội bây giờ nếu không hiểu Luật thì thiệt thòi lắm, nếu em học Luật thì ra trường có thể làm những công việc có chức vụ như Kiểm sát viên hay Luật sư không?

Và rất rất nhiều câu hỏi về chọn trường đào tạo Luật, chọn ngành, và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Bài viết này sẽ là một lời khuyên chân thành dành cho các bạn 2k3 – Những người đang có dự định apply vào trường Luật, một góc nhìn hiện thực nhất về ngành Luật.

Nghề Luật không màu hồng như người khác đã vẽ cho các bạn, nếu không có đam mê và cố gắng thì đừng thi vào trường Luật.

Đừng thi vào trường luật nếu muốn thu hồi vốn nhanh

✅ Khi bạn đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc… cho một nghề mà khả năng thành công, thu hồi vốn không cao thì đó là một việc đầu tư rủi ro cao.

✅ Hiện nay, học phí các trường đào tạo Luật ngày một tăng, kể cả trường công lập. Ví dụ: Với mức học phí cho chương trình đại trà là 20 củ/năm, tăng dần theo từng năm thì chỉ riêng tiền học phí bạn mất hơn 80 củ/4 năm, chưa kể tiền ăn, tiền ở, tiền xăng xe và các chi phí khác.

✅ Mặc dù cơ hội công việc cho ngành Luật là rất rộng, tuy nhiên mức lương Cử nhân Luật mới ra trường nhìn chung sẽ thấp hơn các ngành thời thượng khác.

Nghề luật
Nghề Luật không màu hồng như người khác đã vẽ cho các bạn, nếu không có đam mê và cố gắng thì đừng thi vào trường Luật.

– Cử nhân Luật mới tốt nghiệp có thể làm việc ở khối nhà nước như: Sở Tư pháp, Tòa án, Viện Kiểm sát… Tùy theo vị trí, các cơ quan tuyển dụng sẽ có yêu cầu riêng. Nếu muốn làm cho tư nhân các bạn có thể làm việc tại Công ty Luật, VPLS, VPCC; làm pháp chế, nhân sự,…

– Sự thật phũ phàng là mức lương mà một số Công ty Luật, VPLS, VPCC trả cho sinh viên Luật mới ra trường rất bèo bọt (khảo sát sương sương từ 3-5 triệu tùy khu vực, may mắn hơn thì được 5-7 triệu), thậm chí có bạn phải học việc không lương vài tháng đầu hoặc được trả một phụ cấp ít ỏi, đúng kiểu làm vì đam mê là có thật . Dĩ nhiên có một số bạn học tốt ngoại ngữ, có thu nhập khá hơn nhưng con số này là rất ít, chúng ta hãy nhìn vào mặt bằng chung để đánh giá.

Do vậy, với tình hình trên trong 1,2 năm đầu bạn đi làm hầu như là không có dư, và phải mất vài năm ăn xài tiết kiệm thì mới thu hồi được khoản tiền học phí.

>>> Xem thêm: Sinh viên luật ra trường làm gì để có thu nhập cao?

Đừng thi vào trường luật nếu muốn ra trường sớm, có chứng chỉ hành nghề nhanh

✅ Tương tự các ngành nghề khác như xây dựng, IT…, học Luật mất 4 năm để có tấm bằng Cử nhân, với điều kiện không nợ môn, chứng chỉ ngoại ngữ. Để học lên Luật sư thuận lợi nhất bạn mất thêm 3 năm nữa. Tổng cộng mất 7 năm ngang ngửa học Y.

Đúng kiểu: “Thanh xuân như một tách trà, 7 năm học Luật hết bà thanh xuân”.

✅ Khi làm xây dựng bạn phải giỏi kiến thức xây dựng, làm kinh tế giỏi bạn phải nắm chắc kinh doanh… Nhưng để làm Luật giỏi bạn chỉ vững về Luật thôi là chưa đủ, bạn cần am hiểu nhiều các vấn đề xã hội liên quan đến vụ việc mà mình theo đuổi, đôi khi phải biết cách ngoại giao…

>>> Xem thêm: Tại sao sinh viên luật tốt nghiệp loại khá giỏi hiện nay vẫn tìm việc khó khăn?

Chưa kể bạn phải mất rất rất nhiều năm sau đó mới có thể đứng vững với nghề, được xã hội công nhận hoặc khi không đứng vững, chán nản với nghề bạn lại bỏ cuộc và chuyển sang làm công việc khác.

Đừng thi vào trường luật nếu muốn ra trường sớm, có chứng chỉ hành nghề nhanh
Đừng thi vào trường luật nếu muốn ra trường sớm, có chứng chỉ hành nghề nhanh

Nếu có năng lực, đầu tư nghiêm túc cho một ngành khác ngay lúc đầu, thì sau khi tốt nghiệp đại học 4 năm, đi làm 5-10 năm sau, bạn đã có nền tảng kiến thức vững vàng và có thể đã có một sự nghiệp vững chắc.

Đừng thi vào trường luật nếu chỉ để có trường để học

✅ Lúc này, mình tin chắc rằng có rất nhiều bạn 2k3 sau khi có điểm thi THPT vẫn chưa định hướng được con đường phía trước cần đi là gì? Sở thích của mình là gì? Đam mêm của mình là gì?

Rất nhiều bạn chọn thi vào trường Luật như một trào lưu hay chỉ đơn thuần thi vào trường Luật là để có trường để học. Nếu thật vậy thì mình khuyên bạn không nên thi vào trường Luật. Điều này thực sự rất uổng phí thời gian, công sức của bạn và công sức của gia đình đã nuôi bạn ăn học suốt 4 năm ở trường Luật mà khả năng thu hồi vốn không nhanh, chưa kể nếu không có hứng thú, đam mê với nghề bạn cũng không thể trụ được với nghề.

✅ Trong khi đó, xã hội ngày càng phát triển, có nhiều ngành mới đầy triển vọng đang mở ra, đơn cử như: Digital marketing, AI… thì tại sao nhiều bạn vẫn cứ thi vào trường Luật? Bạn hãy tìm điều gì tạo nên sự khác biệt, và luôn thôi thúc bản thân mình tìm ra nó.

Đừng thi vào trường Luật nếu muốn thu hồi vốn nhanh;

Đừng thi vào trường Luật nếu muốn ra trường sớm, có chứng chỉ hành nghề nhanh;

Đừng thi vào trường Luật nếu chỉ để có trường để học;

Hãy thi vào trường Luật chỉ khi bạn THỰC SỰ CÓ ĐAM MÊ.

Anthuylaw

Đọc đến đây nhiều bạn sẽ đồng tình và ước gì mình đọc được bài này sớm hơn, nhiều bạn sẽ cho rằng bài viết chỉ làm nhục chí các bạn muốn thi vào trường Luật. Và chắc chắn rằng bài này cũng không thể làm dễ chịu các vị tiền bối đang chịu target mùa tuyển sinh… nhưng trên đời này cái gì thô thì thường thật.

Học luật ra trường làm gì?

Tùy theo điều kiện cuộc sống, sở thích, trình độ, kỹ năng cử nhân luật ra trường có thể làm việc tại một số đơn vị sau:
1. Luật sư
Đương nhiên rồi vì phần lớn những người không chuyên về luật khi đề cập đến một cử nhân luật thì đều nghĩ đến đó là Luật sư và đây cũng là ngành nghề kiếm cơm của tôi. Thực tế thì số người học luật ra làm luật sư khá ít, lớp tôi ở HLU có xấp xỉ 60 người mà khi hành nghề luật sư chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nghề luật sư nói chung khởi đầu vất vả, những năm đầu tiên không có khách hàng, không có kinh nghiệm thì đói méo loa, như tôi chẳng hạn. Tuy nhiên khi có khách hàng rồi, có uy tín hay thương hiệu cá nhân rồi thì sống dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm: Các bước để trở thành luật sư?
2. Tòa án, viện kiểm sát
Khi chuẩn hóa các chức danh tư pháp thì càng đòi hỏi những vị thẩm phán, thư ký hay kiểm sát viên có bằng cử nhân luật, do đó thì các cử nhân luật có thể coi đây là một lựa chọn.
Đặc trưng nghề này vất vả một vài năm đầu ở vị trí thư ký, khi đã là thẩm phán, kiểm sát viên thì khỏi phải nghĩ. Tuy nhiên nếu năng lực bình bình, không thuộc đội cccc thì có khi hơn chục năm vẫn là anh thư ký thì cũng căng.
>>> Xem thêm: Những nghề luật khác tại Việt Nam
3. Các cơ quan nhà nước khác
Hệ thống các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn của chúng ta đều có các cơ quan chuyên môn có thể tuyển cử nhân luật như Vụ pháp chế, Phòng tư pháp, Trung tâm hỗ trợ pháp luật, Công an, tình báo … đây là một trong những kênh hút cử nhân luật rất nhiều, đặc biệt các bạn ở tỉnh xa khi tốt nghiệp trường luật về địa phương công tác thì vào cơ quan nhà nước khá thuận lợi. Còn nếu lựa chọn các cơ quan ở Trung ương, cấp tỉnh thì hoặc là bạn thật giỏi hoặc bố bạn giỏi.
4. Pháp chế
Khi không làm luật sư và cũng chẳng tha thiết gì cơ quan nhà nước thì pháp chế là một lựa chọn tốt, các doanh nghiệp (đặc biệt là các công ty nước ngoài) dần chú trọng đến vị trị pháp chế trong Công ty. Đặc thù của nghề này thì ổn định, tỉ mỉ, chuyên sâu và hành động khi phải giải quyết hầu hết các vấn đề pháp lý của Công ty.
5. Các vị trí khác trong doanh nghiệp:
Ngoài pháp chế thì cử nhân có thể làm một loạt các vị trí khác trong Công ty như Trợ lý, Thư ký, nhân sự, hành chính … mà cũng yêu cầu có chút kiến thức về pháp luật. Vị trí này dành cho những bạn khi học luật xong thấy mình không hợp với nghề, các bạn nhận thấy mình không đủ năng lực hành nghề hoặc đơn giản là đéo thích )
6. Ngân hàng
Ngân hàng những năm nay là một kênh đặc biệt hút nhân sự nghề luật, những năm kinh tế khó khăn vừa rồi thì riêng mảng xử lý nợ xấu đã xử lý không biết bao nhiêu công ăn việc làm cho nhân sự luật rồi, ngoài ra thì còn có thể kể đến các vị trí như pháp chế, kiểm soát nội bộ, giám sát tuân thủ hay thậm chí cả tín dụng, giao dịch viên thì dân luật cũng đều có thể chiến đấu tốt.
Thu nhập ở mảng ngân hàng thường cao hơn so với mặt bằng thị trường, nhiều trường hợp cùng cấp bậc chuyên viên nhưng nhân sự ngành luật được chi trả mức lương cao hơn.
7. Giảng viên
Không chỉ giảng viên cho trường Luật, cử nhân luật cũng thể giảng dạy những môn chuyên biệt tại các trường Đại học, cao đăng, trung cấp khác.
8. “Phản động”
Môi trường hành nghề luật khiến cho những người hành nghề luật hình thành tư duy phản biện, cấp tiến nên hầu hết mọi lứa cử nhân luật đều có đội ngũ các nhà bất đồng chính kiến hoạt động cho mục tiêu dân chủ, có những luật sư song song với việc hành nghề vẫn luôn đấu tranh cho dân chủ, có những người thì từ bỏ hẳn nghiệp luật, rời gia đình, quê hương để đấu tranh cho lý tưởng của mình.
Cơ bản ngành luật thuộc lĩnh vực xã hội, do đó có muôn vàn lựa chọn cho mỗi cử nhân khi rời bước khỏi trường đại học như thêm cả công chứng viên, quản tài viên … Quan trọng cần nắm được: Mình muốn gì? Và mình (bố mình) có khả năng làm gì? Từ đó có lựa chọn cho riêng mình.
Bài viết funny trên quan điểm cá nhân Luật sư Lê Văn Hồi chia sẻ trên page Nhân Sự Nghề Luật.

Những điều bạn nên tìm hiểu trước khi đăng ký ngành Luật

Trước khi điền vào mẫu đơn đăng ký thì hãy lướt qua một vài điều nhỏ dưới đây có thể như là một chia sẻ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành sẽ chọn.
– Trường luật không đào tạo bạn thực hành luật một cách chuyên nghiệp mà nó dạy bạn cách trở thành một sinh viên luật.
– Câu hỏi mà bạn cần biết trước khi quyết định theo đuổi ngành Luật: Bạn đã suy nghĩ một cách nghiêm túc tại vì sao mình lại dành thời gian và tiền bạc đầu tư vào ngành Luật? Tại sao bạn lại thực sự muốn đi học đại học và lại là ngành Luật?  Bạn có nghĩ với bằng luật trong tay sẽ giúp bạn có một công việc tốt, hấp dẫn hơn trong nền kinh tế hiện nay? Bạn bè đều có chung một hướng đi giống như bạn? Việc tham gia vào ngành Luật sẽ giúp bạn tìm thấy con đường đi của riêng mình? Hoặc bạn đã tận mắt nhìn thấy sự thành công của những người trong ngành Luật xung quanh mình nên bạn biết đây là một ngành triển vọng cho cơ hội nghề nghiệp? Bạn tự tin vì bản thân hội đủ các kỹ năng mà ngành Luật yêu cầu?
– Thích nghi môi trường học tập để phù hợp với bản thân
– Học cách bỏ qua hay tạm thời tránh xa một vài thứ
– Bản mô tả công việc sẽ luôn có giá trị trong bất kỳ trường hợp
>>> Xem chi tiết: Những điều bạn nên tìm hiểu trước khi đăng ký ngành Luật

4.5/5 - (125 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền