Sinh viên luật ra trường làm gì để có thu nhập cao?

Chuyên mụcCafe Dân Luật Học luật

Luật sư Nguyễn Trung Nam – Nhân dịp đang nhiều bạn sinh viên trẻ trên nhiều diễn đàn hỏi thăm về cách kiếm tiền với nghề luật, mình xin chia sẻ nhanh vài trải nghiệm của bản thân và một số lời khuyên cho các bạn sinh viên hoặc các bạn trẻ mới ra trường:

Có thể bạn quan tâm:

1. Học luật không phải để đi làm có thu nhập cao!

Điều quan trọng và cơ bản nhất bạn cần hiểu rõ là nghề luật chân chính không đem lại thu nhập cao như nhiều bạn kỳ vọng. Ở Việt Nam tôi thấy nhiều luật sư ở trên đỉnh của các đỉnh của sự ngưỡng mộ, nhưng chưa ai trong số họ làm giàu từ nghề luật cả. Hầu hết luật sư giỏi đều chỉ có một mức thu nhập ở mức trung lưu, nếu họ có tài sản lớn thì đều do những hoạt động khác mà có. Nói thế này cho nó vuông: muốn làm giàu hãy đi buôn, đừng làm luật sư!

Luật sư Nguyễn Văn Thắng - Học luật không phải để đi làm có thu nhập cao!
Học luật không phải để đi làm có thu nhập cao!

2. Làm luật cần nhiều thời gian tích luỹ để trở thành nhân vật quan trọng.

Bạn mới ra trường, muốn có thu nhập cao, hãy xin vào các công ty kinh doanh làm bộ phận pháp chế hoặc thương mại hợp đồng. Trong một thời gian đủ ngắn bạn sẽ có một thu nhập khá tính bằng đơn vị ‘000$$/tháng. Tuy nhiên, một luật sư hay cán bộ hợp đồng inhouse sẽ không bao giờ trở thành một luật sư sừng sỏ. Đơn giản vì mỗi doanh nghiệp chỉ kinh doanh trong một lĩnh vực ngành nghề nhất định. Nó giúp bạn rành về một mảng lĩnh vực pháp lý hẹp, nhưng không bao giờ giúp bạn thu gom đủ kinh nghiệm chiến đấu trong mọi môi trường, đa lĩnh vực. Về lâu dài, bạn sẽ có một thu nhập lẹt đẹt, ở mức đủ mua 1-2 cái chung cư và một cuộc sống trên trung bình. Điểm cộng duy nhất là sau khi đã quen việc thì bạn sẽ trở nên rất rảnh và… chán!

Ngược lại, nếu bạn lao vào xin một chân chạy trong các công ty luật, chắc chắn thời gian đầu bạn sẽ nhục… như con trùng trục. Lương thấp, bị chửi mắng sa sả, làm đêm ngày vẫn ko hết việc… Nhưng sau chừng 5 năm ngoảnh lại, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn các đồng bạn đang làm inhouse: bạn đã bước xa hơn họ hàng cánh rừng, tầm nhìn bạn có thể đã xa hơn họ ngàn dặm!

Quan trọng hơn, bạn sẽ dần trở thành một nhân vật quan trọng khó thay thế trong công ty mình. Bạn là cashcow của sếp, là đội trưởng của team, là người nắm rõ khách hàng và công việc, ngay chính lúc này bạn vẫn có thể lựa chọn rẽ ngang và trở thành một luật sư inhouse với mức lương gấp đôi là Easyy!

Quan trọng nhất là nếu thêm chừng 5 năm nữa, bạn còn có thêm hai lựa chọn khác: (i) phát triển lên thành partner, đồng chủ sở hữu công ty và thương hiệu luật của mình; và (ii) tách ra tự phong hàm giám đốc/trưởng văn phòng công ty luật. Từ đây đời bạn chuyển sang trang mới: tự vo gạo thổi cơm cho mình ăn, tự làm chủ kinh doanh của chính mình, đầy vinh quang nhưng cũng có chút cô đơn!

>>> Xem thêm: Lời khuyên dành cho những cử nhân luật (mới ra trường)

3. Làm gì để được nhận vào các công ty luật?

Rất đơn giản 3 bước sau:

Bước 1- Tích luỹ (Competency): hãy học tốt, trang bị cho mình kiến thức bài bản, tập tư duy logic với các môn học, các bài viết trong trường, các cuộc thi, bổ túc tiếng Anh nhằm mở rộng kho kiến thức nhân loại bằng tiếng Anh.

Bước 2- Thể hiện (Expression): bạn giỏi mà ko ai biết cũng vứt đi. Hãy tham gia thật nhiều hoạt động hướng nghiệp, các cuộc thi có tài trợ, bảo trợ ở trường bạn và các trường khác, lên mạng nghe ngóng các diễn đàn, cuộc thi Việt Nam và quốc tế, moot, giao lưu sinh viên, club, tình nguyện v.v và v.v. Hãy để cho cả thế giới biết tới bạn, bao gồm cả những nhà tuyển dụng tương lai của bạn.

Bước 3- Lăn xả (Engagement) bước này chỉ có thể thực hiện nếu bạn đã biết “gieo mầm” tốt từ bước 1 và 2. Bắt đầu từ năm 3 (thậm chí năm 2 nếu bạn tự tin có thể làm nhiều việc cùng một lúc) hãy đi tìm các công ty luật để xin vào thực tập. Hãy tìm và liên hệ trực tiếp các partners các công ty luật thông qua các kênh thầy cô giáo, ban giám khảo, nhà tài trợ các cuộc thi, sự kiện luật… Các bạn hãy nhớ các cty luật đã tìm đến các trường, bỏ tiền ra tài trợ, tìm chọn sinh viên giỏi từ các trường đại học: họ chính là những công ty sẽ giúp các bạn tích luỹ kiến thức kinh nghiệm, bởi ai tìm người giỏi sẽ có việc cho người giỏi, và biết cách sử dụng người giỏi. Bạn có muốn mình là một người giỏi không? Hãy làm họ ngỡ ngàng, ngạc nhiên về các thành tích, bề dày hoạt động của bạn và cả sự nhiệt huyết của bạn đối với nghề luật!

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm trước khi đi xin việc dành cho sinh viên luật

Các bước trên đều có chung một yếu điểm: bạn sẽ rất ít thời gian dành cho vui chơi, nhưng biết sao được, trên 18 bạn đã không còn là con nít, lại không may mắn như Lệnh Hồ Xung, rớt đâu cũng có bí kíp võ công rơi vào đầu. Mọi thành quả đều phải đánh đổi, trả giá bằng mồ hôi và sự khổ luyện.

4. Bao giờ thì bạn lên đỉnh vinh quang của nghề luật?

Câu trả lời là:… không bao giờ!

Đơn giản là vì mọi cái đỉnh trong nghề luật đều vô nghĩa, bạn giỏi cái gì cũng sẽ luôn có người giỏi hơn bạn. Hôm nay bạn giỏi nhất thì mai sẽ có người giỏi hơn, chưa kể pháp luật thay đổi phát triển liên tục. Điều duy nhất bạn có thể kiểm soát là bạn có thể làm bạn của ngày mai thông thái hơn bạn của ngày hôm nay. Còn vinh quang của bạn sẽ do những người luật sư đồng nghiệp của bạn đánh giá.

5. Đọc xong hết 4 điều trên, giờ bạn còn muốn học luật, làm luật nữa không?

Bây giờ thì mời bạn trả lời!

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm khi mới bước chân vào nghề Luật

Bài viết được chia sẻ bởi Luật sư Nguyễn Trung Nam

>>> Xem thêm: 08 thói quen hàng ngày cực kỳ bổ ích cho dân luật

07 dấu hiệu cho thấy bạn hợp với nghề luật?

1. Bạn là người thông minh
2. Bạn thích hòa giải
3. Bạn nghiêm túc
4. Bạn giỏi thuyết phục
5. Bạn chăm chỉ và làm việc không biết mệt mỏi
6. Bạn yêu thích nói chuyện trước đám đông
7. Bạn tự tin
>>> Xem chi tiết tại: 07 dấu hiệu cho thấy bạn hợp với nghề luật

Thu nhập của nghề luật sư tại Việt Nam?

Theo thống kê của Tổng cục Thuế Việt Nam năm 2017 thu nhập bình quân của những luật sư chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay khoảng 30 triệu/tháng.
Luật sư có thu nhập khủng nhất Việt Nam lên đến 1.7 triệu đô/tháng tương đương với 38.6 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, đó là thu nhập của những “gương mặt đắt giá” trong giới luật sư.
>>> Xem chi tiết tại: Thu nhập của nghề luật sư tại Việt Nam?

4.7/5 - (129 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền