Điều kiện để bị can, bị cáo được tại ngoại

Chuyên mụcLuật hình sự, Luật tố tụng hình sự Điều kiện để bị can, bị cáo được tại ngoại
Tại ngoại (Ảnh minh họa - Nguồn: internet)

Tại ngoại là gì?

 

Tại ngoại không phải là một thuật ngữ pháp lý. Tại ngoại là cách hiểu thông thường của mọi người đối với một người đang là đối tượng điều tra trong một vụ án hình sự nhưng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giam.

 

Điều kiện để bị can, bị cáo được tại ngoại

Trên phương diện pháp luật, bị can, bị cáo để được tại ngoại, bị can bị cáo phải được “bảo lĩnh” hoặc “đặt tiền để bảo đảm” khi đáp ứng các điều kiện cụ thể của pháp luật.

 

Đối với trường hợp bảo lĩnh thì căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh theo quy định tại Điều 121 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Bị can, bị cáo và cá nhân tổ chức thực hiện bảo lĩnh (đủ điều kiện bảo lĩnh theo pháp luật) phải đưa ra những chứng cứ, lập luận để chứng minh về điều kiện để được bảo lĩnh của bị can, bị cáo, chẳng hạn như hành vi phạm tội không gây nguy hại lớn cho xã hội, phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng, thành thật khai báo…

 

Bị can, bị cáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 122 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 khi đáp ứng các điều kiện sau: bị can, bị cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có khả năng về tài chính, Đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần mà không có hoặc không đủ tiền để đặt bảo đảm thì xem xét đến khả năng tài chính của người đại diện hợp pháp; Có căn cứ xác định, sau khi được tại ngoại, bị can, bị cáo sẽ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và không tiêu huỷ, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử; có căn cứ xác định cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Mức tiền bảo đảm theo quy định của pháp luật.

 

Do đó, để được tại ngoại, bi can, bị cáo phải được cá nhân, tổ chức đủ điều kiện bảo lĩnh thực hiện bảo lĩnh hoặc đặt tiền bảo đảm thể thay thế biện pháp tạm giam và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận việc bảo lĩnh hoặc đặt tiền bảo đảm khi đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật.

 


Các tìm kiếm liên quan đến điều kiện để bị can được tại ngoại: tại ngoại là sao, được tại ngoại là gì, quy định về bảo lãnh tại ngoại, bị cáo tại ngoại, tiền bảo lãnh tại ngoại là gì, đơn xin bảo lãnh tại ngoại, tai ngoai, tại ngoại thi hành án

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền