So sánh tạm giữ và tạm giam theo quy định của BLTTHS 2015

Chuyên mụcLuật tố tụng hình sự So sánh tạm giữ và tạm giam

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS 2015), hệ thống các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự bao gồm 6 biện pháp: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo.

 

Những nội dung liên quan:

 

Trong đó: tạm giữ và tạm giam là 2 khái niệm được nhắc tới nhiều nhất. Giữa tạm giữ và tạm giam giốngkhác nhau ở điểm nào? Nội dung so sánh sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nó.

So sánh tạm giữ và tạm giam

Điểm giống nhau giữa tạm giữ và tạm giam

  • Tạm giữ và tạm giam đều là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
  • Người bị bắt sẽ bị hạn chế quyền nhân thân như quyền tự do đi lại…
So sánh tạm giữ và tạm giam
Ảnh minh họa

Phân biệt tạm giữ và tạm giam

Tạm giữ và tạm giam có những điểm khác nhau cơ bản như sau:

Tạm giam Tạm giữ
Khái niệm Tạm giambiện pháp ngăn chặn với bị can, bị cáo; tạm giữ áp dụng với người phạm tội quả tang, vi phạm hành chính… Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự và biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Điều kiện áp dụng Áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng; nếu phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra.

(Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

Áp dụng đối với những người bị bắt khẩn cấp, người phạm tội quả tang, người tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

(Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

Nơi giam giữ

+ Nhà tạm giữ của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

+ Nhà tạm giữ ở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương.

– Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự:

Nhà tạm giữ, buồng tạm giữ, trại tạm giam.

+ Trại tạm giam thuộc Bộ Công an và Trại tạm giam ở Công an cấp tỉnh.

+ Trại tạm giam quân sự.

– Tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

+ Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính.

+ Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.

Thời hạn áp dụng – Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

– Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

(Quy định tại Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

– Tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự:

+ Thời hạn tạm giữ không được quá 3 ngày, kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

+ Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá 3 ngày.

+ Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 3 ngày.

– Tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

+ Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ.

+ Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

+ Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

(Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

Gia hạn thời hạn áp dụng – Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

– Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

– Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

(Khoản 2 Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

 

 

– Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày.

– Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hainhưng không quá 03 ngày.

(Khoản 2 Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

Thẩm quyền gia hạn Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

(Khoản 3, 4, 5, 6 Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

Người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, mọi trường hợp gia hạn tạm giữ phải được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. (Khoản 2 Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

Các tìm kiếm liên quan đến so sánh tạm giữ và tạm giam: so sánh bắt khẩn cấp và bắt quả tang, so sánh tạm giữ hành chính và tạm giữ hình sự, tam giu va tam giam khac nhau nhu the nao, tạm giữ tạm giam trong tố tụng hình sự, tạm giam là gì, so sánh biện pháp ngăn chặn và hình phạt, khái niệm tạm giam, nhà tạm giữ là gì,…

1.5/5 - (33 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền