II. Đặc điểm tâm lý của bị can, người bị hại, người làm chứng trong hoạt động hỏi cung và lấy lời khai – Nội dung này nằm trong Chương III: Đặc điểm tâm lý của hoạt động điều tra.
Xem thêm các nội dung trong Chương III:
- I. Cấu trúc tâm lý của hoạt động điều tra
- II. Đặc điểm tâm lý của bị can, người bị hại, người làm chứng trong hoạt động hỏi cung và lấy lời khai
- III. Đặc điểm tâm lý của một số hoạt động điều tra khác
- IV. Đặc điểm tâm lý và phẩm chất tâm lý cần thiết của điều tra viên và kiểm sát viên trong hoạt động điều tra
1. Đặc điểm tâm lý của bị can trong hoạt động hỏi cung
a) Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của bị can
– Vai trò chủ động, quyết định luôn thuộc về Điều tra viên: đây là lợi thế trong tố tụng thẩm vấn
– Đặc điểm nhân thân của bị can: tâm lý bị can phạm tội ít nghiêm trọng sẽ khác với bị can phạm tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; bi kịch nội tâm của bị can giết nhiều người sẽ giằng xé…
– Quyền và nghĩa vụ của bị can
– Thái độ của bị can đối với tội phạm đã thực hiện: đánh giá của bị can về hành vi phạm tội mà mình đã thực hiện
– Hoàn cảnh khách quan bên ngoài
b) Đặc điểm tâm lý của bị can trong hoạt động hỏi cung
Đặc điểm chung
– Trạng thái tâm lý rất căng thẳng và phức tạp: uy tín bị ảnh hưởng, địa vị xã hội bị ảnh hưởng…
– Thường xuyên có những mâu thuẫn, xung đột gay gắt về mặt nội tâm: mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác, cái cao thượng với cái thấp hèn…khi thực hiện hành vi xấu và ác, luôn luôn có sự dằn vặt, lo sợ…., đối mặt với búa rìu xã hội, ném đá của cư dân mạng…
– Thường tự xây dựng cho mình nhiều mô hình tư duy khác nhau về vụ án hình sự để đối phó với Cơ quan điều tra: Các bị can đều xây dựng cho mình về các mô hình khác nhau về vụ án để đối phó với cơ quan điều tra: có sự pha trộn giữa thật & giả, có xu hướng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đến mức thấp nhất (đổ lỗi cho nạn nhân, hoàn cảnh..). Tâm lý tìm mọi cách để khoái thác trách nhiệm…
Đặc điểm tâm lý riêng biệt của một số đối tượng
– Bị can phạm tội lần đầu và đối với tội phạm ít nghiêm trọng thông thường họ tỏ ra ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, xúc động và mong muốn vụ án sớm được giải quyết
– Bị can phạm tội chuyên nghiệp, tái phạm, người phạm tội có tổ chức: Quanh co, chối tội, bất hợp tác, im lặng không khai báo…: những đối tượng này có kinh nghiệm trong khai báo rồi (có tiền sử phạm tội), có kinh nghiệm trong đối phó với cơ quan điều tra
Tâm lý của bị can là người chưa thành niên
– Nhận thức còn hạn chế nên việc khai báo không đúng bản chất của sự việc
– Thiếu sự tự tin, rất dễ bị xúc động, tổn thương: nên hỏi trước, khai thác thông tin trước
– Bản lĩnh chưa vững vàng, tâm lý căng thẳng
– Thường bị ảnh hưởng bởi những đồng phạm khác khi khai báo: khi hỏi cần phải cách ly người chưa thành niên
– Sợ bị trả thù từ phía người bị hại hoặc đồng phạm khác
c) Phương pháp tác động tâm lý được sử dụng
– PHương pháp thuyết phục
– Phương pháp truyền đạt thông tin
– Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy:
– Phương pháp ám thị gián tiếp
– Pương pháp mệnh lệnh
– Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển
(xem thêm tài liệu)
2. Tâm lý của người bị hại trong hoạt động lấy lời khai
a) Các yếu tố tác động đến đặc điểm tâm lý người bị hại
– Những thiệt hại mà người bị hại phải gánh chịu do tội phạm gây ra
– Đặc điểm nhân thân của người bị hại
– Quyền và nghĩa vụ của người bị hại
– Hoàn cảnh, điều kiện khi người bị hại tiếp xúc với Cơ quan điều tra, với cá nhân Điều tra viên và với những phương tiện mang tính cưỡng chế, quyền uy nhà nước
– Người bị hại có thể vẫn phải tiếp xúc trực tiếp với bị can thông qua việc tham gia đối chất, nhận dạng, thực nghiệm, điều tra
b. Đặc điểm tâm lý của người bị hại trong hoạt động lấy lời khai
– Căm phẫn, bức xúc cao độ đối với hành vi phạm tội đã xâm hại đến mình nên tích cực khai báo
– Bị ám ảnh về hành vi phạm tội đã xâm hại đến mình nên đối khi không muốn khai báo
– Lo lắng, sợ sệt có thể bị trả thù do tiếp xúc và cung cấp chứng cứ cho cơ quan điều tra
– Rối loạn tâm lý nên khai báo thiếu thống nhất
Trong quá trình điều tra, tâm lý của người bị hại có thể ổn định dần và thay đổi theo hướng
– Thông cảm, thương hại đối với hoàn cảnh, nhân thân của bị can
– Quanh co, bất hợp tác với cơ quan điều tra
– Thay đổi nhận thức về hành vi phạm tội, người phạm tội do bị mua chuộc, lừa gạt
c. Các phương pháp tác động tâm lý
– Phương pháp thuyết phục
– Phương pháp giao tiếpt âm lý có điều khiển
– Phương pháp truyền đạt thông tin
– Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy
3. Tâm lý của người làm chứng trong hoạt động lấy lời khai
a) Các yếu tố tác động đến đặc điểm tâm lý của người làm chứng
– Hoàn cảnh khi tiếp xúc với người tiến hành tố tụng, tiếp xúc với cơ quan tố tụng với phương tiện cưỡng chế
– Đặc điểm nhân thân của người làm chứng
– Phải đối mặt với các bị can của vụ án có sự quen biết, có tình cảm hoặc mâu thuẫn, hung hãn
– Chịu tác động từ lời khai của những người làm chứng khác
– Quy định của luật tố tụng hình sự về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng.
[Người làm chứng chỉ là người biết sự việc, ko có lợi ích trực tiếp liên quan đến vụ việc => động cơ khai báo thấp]
Các quốc gia phát triển có các đạo luật về bảo vệ người làm chứng, còn Việt Nam, những quy định pháp luật bảo vệ người làm chứng là chưa rõ ràng.
b) Một số đặc điểm tâm lý tiêu cực
– Quên một số tình tiết cụ thể của vụ án nên khai thiếu thống nhất
– Sợ bị trả thù hoặc có thể đã chịu những tác động từ phía bị can và thân nhân của bị can
– Có thể chịu những tác động đến từ những người làm chứng khác trong vụ án
– Cảm thấy phiền phức vì có nhiều nghĩa vụ mà có ít quyền lợi nên không tích cực khai báo
c) Phương pháp tác động tâm lý được sử dụng
– Phương pháp thuyết phục
– Phương pháp truyền đạt thông tin
– Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển
– Phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy: hỏi họ biết như thế nào, vì sao họ biết, từ đó xác minh, làm rõ, so sánh đối chiếu giữa các thông tin.
Lưu ý:
Điểm giống nhau cơ bản về tâm lý giữa người bị can, bị hại và người làm chứng: họ đều là người tham gia tố tụng, nên họ luôn ở trong trạng thái bị động chứ không chủ động về tâm lý, họ có tâm lý lo lắng (mức độ lo lắng khác nhau). [Sự chủ động luôn thuộc về người tiến hành tố tụng].
Trong lời khai của ba loại người này, mức độ tin cậy? Lời khai của ai có mức độ tin cậy cao, lời khai của ai có mức độ tin cậy thấp? => Cần làm rõ xem vai trò, lợi ích, mục đích của họ tham gia vào vụ án hình sự để làm gì. Người càng có nhiều lợi cihs gắn bó với vụ án hình sự, thì lời khai của anh có mức độ tin cậy thấp (không khách quan)
- Lời khai của người làm chứng bao giờ cũng khách quan và có mức độ tin cậy cao nhất. Họ chỉ là người biết sự việc thôi. Tuy nhiên, trong từng vụ án cụ thể, cần làm rõ mối quan hệ giữa người làm chứng với bị hại, bị can (lệ thuộc về tình cảm, tổ chức…?). Nếu có quan hệ, thì phải cân nhắc, đánh giá lại về độ tin cậy.
- Lời khai của bị can là lời khai có mức độ tin cậy thấp nhất: khai báo gian dối, không đầy đủ…
Xem thêm các nội dung trong Chương II:
- I. Khái niệm cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp
- II. Hệ thống các hoạt động trong cấu trúc tâm lý hoạt động tư pháp
- III. Các phương pháp tác động tâm lý
Xem thêm các nội dung trong Chương IV:
- I. Cấu trúc tâm lý của hoạt động xét xử
- II. Đặc điểm tâm lý của bị cáo, người bị hại và người làm chứng trong hoạt động xét hỏi tại phiên tòa
Để lại một phản hồi