Cấu trúc tâm lý của hoạt động xét xử

Chuyên mụcTâm lý học Hội đồng xét xử
(Ảnh minh họa)

I. Cấu trúc tâm lý của hoạt động xét xử – Nội dung này nằm trong Chương IV: Đặc điểm tâm lý của hoạt động xét xử.

 

Xem thêm các nội dung trong Chương IV:

 

1. Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong hoạt động xét xử

a) Đặc điểm

  • Chủ thể nhận thức: thẩm phán, hội thẩm
  • Mục đích: nhằm kiểm tra, xác minh lại những tình tiết, chứng cứ đã được phản ánh trong tài liệu điều tra; kiểm tra lại mô hình (giả thiết) vụ án đã được mô phỏng từ giai đoạn điều tra.
  • Lượng thông tin trong xét xử ít hơn, cô đọng hơn so với giai đoạn điều tra và nội dung nhận thức được định hướng trước bằng cáo trạng và các tài liệu trong hồ sơ vụ án
  • Mang tính chất gián tiếp cao hơn và phức tạp hơn so với giai đoạn điều tra
  • Ít bị ảnh hưởng bởi xúc cảm và thái độ tâm lý bình tĩnh hơn so với giai đoạn điều tra
  • Thời gian nhận thức ngắn hơn, tập trung với cường độ cao
  • Các chủ thể nhận thức không chỉ nghiên cứu mô hình vụ án mà còn nghiên cứu các điều khoản pháp luật cụ thể để áp dụng giải quyết vụ án.

b) Nội dung nhận thức

  • Tính hợp lý về mô hình vụ án
  • Độ tin cậy của từng chứng cứ
  • Khả năng buộc tội, gỡ tội của hệ thống chứng cứ đã thu thập được
  • Các tình tiết khác được áp dụng để giải quyết vụ án
  • Sự tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án
  • Các quy định của pháp luật để giải quyết vụ á nhình sự và các yêu cầu dân sự.

Lưu ý: Trong giai đoạn xét xử, hoạt động nhận thức không phải là hoạt động quan trọng nhất.

2. Đặc điểm của hoạt động thiết kế trong hoạt động xét xử

a) Đặc điểm

  • Hoạt động thiết kế trong hoạt động xét xử do Thẩm phán, Hội thẩm thực hiện
  • Bản án, quyết định cuối cùng của tòa án thể hiện ý chí tập thể và có thể được hình thành trên cơ sở có tính đến những dữ kiện mới, tình tiết mới chưa được ghi nhận trong hồ sơ vụ án, nhưng tiếp thu được tại phiên tòa.
  • Hoạt động thiết kế của tòa án cầm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự.

b) Biểu hiện (bước) của hoạt động thiết kế

  • Dự đoán: chủ yếu diễn ra ở giai đoạn chuẩn bị xét xử
  • Lập kế hoạch xét xử
  • Ra các quyết định trong hoạt động xét xử

Quyết định trong hoạt động xét xử là quyết định cơ bản giải quyết vụ án hình sự.

Lưu ý: Thiết kế là hoạt động giữ vai trò trung tâm trong xét xử

3. Đặc điểm của hoạt động giáo dục trong hoạt động xét xử

a) Đặc điểm

Hoạt động mang tính công khai, hiệu quả lớn, mức độ lan tỏa lớn,

  • Giáo dục bằng chính thái độ, hành động, tình cảm của bản thân cán bộ xét xử
  • Giáo dục thông qua việc xét xử công bằng, khách quan, chính xác, cụ thể
  • Giáo dục thông qua tính trang nghiêm của phiên tòa và nội dung bản án
  • Tác động giáo dục của tòa án chủ yếu diễn ra tại phiên tòa và có thể còn tiếp tục ảnh hưởng sau khi tuyên án.

b) Nội dung giáo dục

(xem giáo trình)

4. Đặc điểm của hoạt động giao tiếp, tổ chức và chứng nhận trong hoạt động xét xử

(xem giáo trình)

 


 

Xem thêm các nội dung trong Chương III:

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền