Dưới đây là 102 câu hỏi bán trắc nghiệm môn Luật dân sự (có đáp án) thường gặp trong các đề thi kết thúc học phần. Xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập!
Những tài liệu liên quan:
- 102 câu hỏi nhận đính đúng sai môn Luật Dân sự (có đáp án)
- Câu hỏi và đáp án môn Luật Dân sự 1
- Câu hỏi và đáp án môn Luật Dân sự 2
- Bảng so sánh – đối chiếu bộ Luật Dân sự 2005 và 2015
- Toàn văn những điểm mới của Bộ Luật Dân sự 2015 so với BLDS 2005
102 câu hỏi bán trắc nghiệm môn Luật dân sự
Câu 1: Có mấy nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự?
1. 3
2. 7
3. 2
4. => 5
Câu 2: Tập quán pháp có thể được áp dụng khi nào?
1. Khi các bên tranh chấp mà pháp luật không quy định.
2. Khi các bên thỏa thuận áp dụng tập quán pháp.
3. => Khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định.
Câu 3: Phương thức nào sau đây được coi là phương thức bảo vệ quyền dân sự?
1. Quyết định xử phạt hành chính.
2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
3. Yêu cầu cải chính.
4. => 2 & 3.
Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng?
1. Các cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự ngoại trừ những người bị tâm thần.
2. => Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Tùy vào mức độ nhận thức mà cá nhân có năng lực pháp luật dân sự khác nhau.
Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?
1. Cứ 18 tuổi là người thành niên.
2. Tất cả những người thành niên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. => Người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 6: Nhận định sau đây là đúng hay sai: Người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể mua bán nhà nếu có tiền.
1. Đúng.
2. => Sai
Câu 7: Nhận định nào sau đây là sai?
1. => Trong bất kỳ trường hợp nào thì quyền nhân thân cũng không được chuyển giao cho người khác.
2. Quyên nhân thân là quyền dân sự gắn với mỗi cái nhân.
3. Quyền có họ tên là quyền nhân thân.
Câu 8: Hãy chỉ ra các nhận định sai?
1. Con sinh ra mặc nhiên phải theo họ cha. Chỉ được theo họ mẹ khi chưa xác định được cha đẻ của đứa bé.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Có thể đặt tên con bằng số hoặc ký tự miễn là không xâm phạm đến quyền lợi của người khác
4. => 1 & 3
Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng?
1. => Người không có Quốc tịch vẫn được đảm bảo cư trú ở Việt Nam theo luật.
2. Mọi công dân ở Việt Nam đều phải có Quốc tịch.
3. Việc xác định, thay đổi, nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam do Luật quốc tịch Việt Nam và Luật quốc tế quy định.
Câu 10: Đăng ảnh của người khác phải được người đó đồng ý và phải trả thù lao?
1. Đúng
2. => Sai
Câu 11: Nhận định nào sau đây là sai?
1. Trong trường hợp khẩn cấp vì lý do ngăn chặn việc phạm tội có thể xâm phạm danh dự của người có hành vi phạm tội.
2. Pháp luật chỉ bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về uy tín, danh dự của cá nhân khi người đó còn là công dân.
3. => Cả 1& 2
4. 1
Câu 12 : Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
2. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
3. Cả 1& 2.
4. => 2.
Câu 13: Tìm nhận định sai trong các nhận định dưới đây?
1. Một người chỉ có thể được một người giám hộ.
2. Người được giám hộ bao gồm: Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ.
3. Trong mọi trường hợp anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ đương nhiên cho người chưa thành niên.
4. => Cả ba đáp án trên.
Câu 14: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên thì tòa án tuyên bố người đó mất tích.
2. Khi một người biệt tích 03 năm trở lên, mà không biết còn sống hay đã chết thì tòa án tuyên bố người đó mất tích.
3. Người biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống thì bị tuyên bố mất tích.
4. => Không có nhận định nào.
Câu 15: Tìm nhận định đúng nhất trong các nhận định dưới đây?
1. => Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về thì vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
2. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về thì vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì phải trả lại mỗi quan hệ hôn nhân như cũ nếu người đó yêu cầu.
3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống không có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản.
Câu 16: Nhận định nào sau đây là sai?
1. => Pháp nhân chấm dứt tồn tại từ thời điểm bị tuyên bố phá sản
2. Pháp nhân chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Cả hai nhận định đều đúng
Câu 17: Những nhận định nào sau đây đúng?
1. Tài sản là những gì cá nhân hiện có.
2. => Giấy tờ có giá, quyền tài sản là tài sản.
3. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản và các tài sản khác.
4. 2 & 3
Câu 18: Nhận định nào sau đây là sai?
1. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
2. Giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự.
3. => 1 & 2.
4. 2.
Câu 19: Giao dịch dân sự có thể được lập bằng?
1. Bằng miệng hoặc bằng văn bản.
2. Bằng hành vi cụ thể.
3. => 1&2.
4. Đáp án 1.
Câu 20: Giao dịch dân sự có nội dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó có thể được thực hiện theo:
1. Theo ý chí của hai bên.
2. Theo ý chí của một bên.
3. Theo của một bên thứ ba do hai bên ấn định.
4. => Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch.
Câu 21: Một trong những hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là?
1. Bên nào có lỗi thì phải xin lỗi, bồi thường và chịu phạt vi phạm.
2. Các bên bằng mọi giá phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
3. => Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
Câu 22: Định nghĩa nào sau đây là đúng?
1. => Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
2. Thời hạn là thời hiệu được quy định trong luật.
3. Thời hạn là khoảng thời gian gần nhất mà các bên phải thực hiện nghĩa vụ hoặc không thực hiện nghĩa vụ.
4. Thời hạn là khoảng thời gian được ấn định trong các giao dịch dân sự.
Câu 23: Thời hiệu là?
1. Thời hiệu là thời hạn do luật định mà khi kết thúc thời hạn đó sẽ phát sinh hoặc không phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
2. => Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
3. Thời hiệu là thời hạn do các bên quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
4. Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo thỏa thuận của các bên.
Câu 24: Nhận định nào sau đây là sai?
1. => Thời hiệu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản là 2 năm.
2. Khi các bên tự hòa giải với nhau thì thời hiệu được khởi kiện vụ án dân sự được bắt đầu lại.
3. => Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự không bị gián đoạn.
Câu 25 . Mọi tài sản đều tồn tại ba quyền sở hữu, chiếm hữu và định đoạt?
1. Đúng
2. Sai
Câu 26: Chủ sở hữu tài sản có các nghĩa vụ nào sau đây?
1. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường; bảo vệ tính mạng cho người khác; Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hộ; Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng; nghĩa vụ.
2. => Nghĩa vụ bảo vệ môi trường; Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hộ; Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng.
3. Các nghĩa vụ trên.
Câu 27: Chiếm hữu là gì?
1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ
2. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp đối với tài sản đó.
3. => Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
Câu 28: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
1. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu trực tiếp và chiếm hữu gián tiếp.
2. => Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.
3. Chiếm hữu là chiếm giữ hoặc chi phối tài sản một cách gián tiếp.
Câu 29: Người chiếm hữu phải chứng minh việc chiếm hữu của mình là ngay tình khi có yêu cầu
1. Đúng
2. => Sai
3. Còn tùy trường hợp
Câu 30: Quyền dân có thể bị hạn chế?
1. Quyền dân sự không bị hạn chế.
2. Có thể bị hạn chế khi có yêu cầu người khác.
3. => Quyền dân sự bị hạn chế trong trường hợp.
Câu 31: Sở hữu chung của vợ chồng là?
1. Phần quyền sở hữu của hai vợ chồng có được trước và trong thời kỳ hôn nhân.
2. => Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
3. Tài sản chung hợp nhất không phân chia.
Câu 32: Sự kiện nào sau đây chấm dứt sở hữu chung?
1. Một trong các đồng sở hữu chung chết.
2. Quá 50% phần tài sản thuộc sỡ hữu chung không còn.
3. => Tài sản chung đã được chia.
Câu 33: Sự kiện nào sau đây chấm dứt quyền sở hữu?
1. Đánh rơi tài sản.
2. Bỏ quên tài sản.
3. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ cho người khác.
4. => Tài sản bị tịch thu.
Câu 34: Người hưởng dụng có mấy nghĩa vụ?
1. Có rất nhiều nghĩa vụ.
2. Có 3 nghĩa vụ.
3. => Có 5 nghĩa vụ.
4. Có 4 nghĩa vụ.
Câu 35: Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề nào dưới đây là đúng?
1. => Xác lập theo di chúc.
2. Xác lập theo tập quán của các vùng.
3. Xác lập theo ý chí của mỗi bên.
Câu 36: Căn cứ nào vừa phát sinh nghĩa vụ, vừa phát sinh quyền dân sự?
1. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
2. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
3. => Hành vi pháp lý đơn phương.
4. => Hợp đồng.
Câu 37 Đối tượng của nghĩa vụ là?
1. Là nghĩa vụ phải thực hiện.
2. => Là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
3. Là công việc sẽ thực hiện.
4. Là chế tài phải thực hiện.
Câu 38: Nhận định nào sau đây là chính xác?
1. => Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ là 02 năm từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện.
3. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do một trong các bên ấn định nếu các bên không ấn định thì thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Câu 39: Nhận định nào sau đây không chính xác?
1. => Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với người thứ ba.
2. => Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải bồi thường phần nghĩa vụ mà mình đã thực hiện thay.
3. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
Câu 40: Tất cả các nghĩa vụ đều có thể phân chia theo phần?
1. Đúng nhưng chưa đủ.
2. Đúng.
3. => Sai.
>>> Xem thêm: [PDF] Giáo trình Luật Dân sự tập 1, 2 – Đại học Luật Hà Nội
Câu 41: Có mấy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự?
1. 7 biện pháp.
2. 8 biện pháp.
3. => 9 biện pháp.
Câu 42: Tài sản bảo đảm phải:
1. => Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
2. Giá trị của tài sản bảo đảm phải luôn lớn hơn hoặc bằng nghĩa vụ được bảo đảm.
3. Giá trị của tài sản bảo đảm có giá trị lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm phải nhỏ hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
Câu 43: Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ khi:
1. Không được dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ.
2. => Có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.
3. Khi một trong các bên đồng ý.
Câu 44: Có được cầm cố bất động sản hay không?
1. => Được.
2. Không.
3. Chỉ được cầm cố bất động sản hình thành trong tương lai.
Câu 45: Nếu không có thỏa thuận khác hoặc luật khác không có quy định thì Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ…
1. Thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố.
2. => Thời điểm giao kết.
3. Thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
Câu 46: Nhận định nào sau đây chưa chính xác?
1. => Tài sản thế chấp có thể do một trong hai bên giữ. Hoặc ủy quyền cho bên thứ ba giữ.
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
3. => Tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Câu 47: Nếu không có thỏa thuận khác hoặc luật khác không có quy định thì Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực …
1. Từ khi có đề nghị giao kết hợp đồng.
2. Từ khi phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba.
4. Từ thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
3. => Từ thời điểm giao kết.
Câu 48: Trường hợp nào sau đây không làm chấm dứt thế chấp?
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc tài sản thế chấp đã được xử lý.
2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3. => Người thế chấp đã chết.
4. Theo thỏa thuận của các bên.
Câu 49: Tài sản nào được đặt cọc?
1. => Tiền, đá quý, kim khí quý.
2. Quyền tài sản.
3. Giấy tờ có giá.
4. => Vật có giá trị.
Câu 50: Định nghĩa nào sau đây là chính xác?
1. Cầm giữ tài sản là việc bên có nghĩa vụ đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. => Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
3. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
4. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được bán tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Câu 51: Lỗi cố ý trong trách nhiệm dân sự là?
1. => Trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
2. Trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây thiệt hại hoặc không gây thiện hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
3. Trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện nhưng không mong muốn thiệt hại xảy ra.
Câu 52: Đâu là một loại hợp đồng?
1. Di chúc.
2. => Hợp đồng song vụ.
3. => Phụ lục hợp đồng.
Câu 53: Quy định nào sau đây là đúng pháp luật?
1. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán nơi có bất động sản.
2. => Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
3. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
4. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí của một bên được dùng để giải thích hợp đồng.
Câu 54: Hợp đồng nào sau đây là hợp đồng mẫu?
1. => Hợp đồng mua bán điện nước.
2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
3. Hợp đồng mua bán xe ô tô.
4. Hợp đồng ủy quyền.
Câu 55: Nhận định nào sau đây là sai?
1. => Khi đã bị phạt vi phạm thì không phải bồi thường thiệt hại.
2. => Người phải bồi thường thiệt hại thì không phải nộp phạt vi phạm.
3. => Mức phạt vi phạm tối đa là 20% giá trị nghĩa vụ phải thực hiện.
Câu 56: Một trong hai bên có quyền hủy bỏ hợp đồng khi…
1. Bên kia vi phạm hợp đồng.
2. => Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng.
3. Bên kia không thực hiện việc giao tiền.
Câu 57: Định nghĩa nào sau đây là chính xác nhất?
1. Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán đổi vật mới có giá trị bằng hoặc cao hơn vật đã mua.
2. => Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
3. Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua làm hỏng vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
4. Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán trả lại tiền.
Câu 58: Khi sửa chữa vật trong thời hạn bào hành…
1. => Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.
2. Bên bán chịu chi phí về sửa chữa. Bên mua phải trả chi phí vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.
3. => Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.
Câu 59: A tặng cho B một chiếc xe máy. Mặc dù biết rõ xe bị mất phanh nhưng A không thông báo cho B biết vì cho rằng khi đi xe B sẽ biết và tự sửa. B sau khi nhận xe thì bị tai nạn do không thắng được khi xuống dốc…
1. => A phải bồi thường thiệt hại cho B
2. A không phải bồi thường thiệt hại cho B
Câu 60: Lãi suất vay…
1. Các bên có thể thoải mái thỏa thuận lãi suất vay miễn là tự nguyện.
2. Lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 30%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
3. => Lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
4. Lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 10%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Câu 61: Nhận định nào dưới đây là chính xác?
1. Pháp nhân có quyền để lại di chúc.
2. => Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
3. Pháp nhân vừa có quyền để lại di sản vừa có quyền hưởng di sản.
4. Pháp nhân không có quyền để lại di sản, không có quyền hưởng di sản.
Câu 62: Thời điểm mở thừa kế là?
1. Là thời điểm người có tài sản vừa chết.
2. Là thời điểm những người được thừa kế nhận được di sản thừa kế.
3. => Là thời điểm người có tài sản đã chết (không bao gồm trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết).
4. Là thời điểm khai nhận thừa kế.
Câu 63: Nhận định nào sau đây là đúng?
1. => Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
2. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền sử dụng, định đoạt tải sản của người chết để lại.
3. Kể từ thời điểm mở thừa kế, phát sinh quyền của những người thừa kế. Trường hợp những người này đồng ý nhận nghĩa vụ thì phát sinh nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
4. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có quyền lựa chọn, trao đổi các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Câu 64: Người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra không có quyền nào dưới đây
1. => Người quản lý di sản có quyền được hưởng một phần di sản thừa kế.
2. => Được sử dụng di sản hoặc bán đi sau 10 năm nếu các đồng thừa kế không chia di sản.
3. Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế.
4. Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
Câu 65: Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện…
1. Ngay tại thời điểm mở thừa kế.
2. Sau 01 năm kể từ ngày mở thừa kế.
3. Sau 06 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế.
4. => Trước thời điểm phân chia di sản.
Câu 66: Những người nào sau đây không được hưởng di sản chia theo pháp luật?
1. Người có hành vi đánh cha mẹ.
2. Người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người để lại di sản.
3. => Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
4. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 67: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là…
1. 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
2. 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm khai nhận di sản.
4. => 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.
Câu 68: Người lập di chúc có quyền nào dưới đây?
1. Dành toàn bộ khối di sản để thờ cúng.
2. => Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
3. => Chỉ định người thừa kế.
4. Tất cả các quyền trên.
Câu 69: Có mấy loại di chúc bằng văn bản?
1. 3 loại.
2. => 4 loại.
3. Chỉ có 1 loại duy nhất.
4. 2 loại.
Câu 70: Những người nào sau đây không được làm chứng cho việc lập di chúc?
1. => Những người thừa kế theo di chúc của người lập di chúc.
2. => Những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc.
3. Người không có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
4. Tất cả những người trên.
Câu 71: Khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì…
1. => Di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau.
2. Di chúc nào có lợi cho người thừa kế được ưu tiên sử dụng.
3. Phần di chúc sau sẽ thay thể hoàn di chúc trước.
4. => Nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
Câu 72: Những người nào sau đây là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
1. => Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng của người lập di chúc.
2. Em chưa thành niên của người lập di chúc.
3. => Con thành niên mà không có khả năng lao động.
4. Anh chị em ruột của người để lại di chúc.
Câu 73: Những trường hợp nào sau đây sẽ thừa kế theo pháp luật?
1. => Không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.
2. Những người thừa kế theo di chúc chết ngay sau ngày người lập di chúc chết.
3. Người để lại di chúc giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
Câu 74: Hàng thừa kế theo pháp luật nào dưới đây là đúng?
1. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
2. => Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
3. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
4. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội.
Câu 75: Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây là đúng (tính ưu tiên từ trái qua phải).
1. Chi phí cho việc bảo quản di sản ; Tiền cấp dưỡng còn thiếu;; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt; Các chi phí khác.
2. => Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Chi phí cho việc bảo quản di sản; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt; Các chi phí khác.
3. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Tiền công lao động; Chi phí cho việc bảo quản di sản; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Tiền cấp dưỡng còn thiếu ; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt; Các chi phí khác.
Câu 76: Khi di sản đã bị chia mà tìm thấy di chúc thất lạc:
1. => Phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
2. Người hưởng di sản theo di chúc được bồi hoàn một phần.
3. Phải chia lại phần di sản còn lại nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
Câu 77: Khi có người thừa kế mới thì mà di sản đã chia thì…
1. Phải phân chia lại di sản bằng hiện vật.
2. => Không phải phân chia lại di sản bằng hiện vật.
3. => Những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận.
Câu 78: Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì…
1. => Không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Phải bồi thường nếu thiệt hại gây ra lớn.
3. Phải bồi thường nếu thiệt hại gây ra cho nhiều người.
Câu 79: Ai phải bồi thường trong tình thế cấp thiết?
1. Người gây thiệt hại.
2. Người bị thiệt hại không được bồi thường.
3. => Người đã gây ra tình thế cấp thiết.
Câu 80: Nhận định nào sau đây là chính xác?
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó đang sinh sống.
2. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó ít nhất một bất động sản.
3. => Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
Câu 81: Nhận định nào sau đây sai?
1. Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.
2. => Pháp nhân không có quốc tịch.
3. => Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập và nơi pháp nhân có chi nhánh.
Bạn cần đăng nhập để xem thêm hoặc tải tài liệu về máy!
Đáp án câu hỏi bán trắc nghiệm môn Luật dân sự
Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Đáp án câu hỏi bán trắc nghiệm môn Luật dân sự PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!
Một số những câu hỏi bán trắc nghiệm về quyền thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015:
Câu 1: Nhận định nào dưới đây là chính xác:
1. Pháp nhân có quyền để lại di chúc
2. Pháp nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc <=
3. Pháp nhân vừa có quyền để lại di sản vừa có quyền hưởng di sản
4. Pháp nhân không có quyền để lại di sản, không có quyền hưởng di sản
Câu 2: Thời điểm mở thừa kế là:
1. Là thời điểm người có tài sản vừa chết
2. Là thời điểm những người được thừa kế nhận được di sản thừa kế
3. Là thời điểm người có tài sản đã chết (không bao gồm trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết) <=
4. Là thời điểm khai nhận thừa kế
Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng:
1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. <=
2. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền sử dụng, định đoạt tải sản của người chết để lại.
3. Kể từ thời điểm mở thừa kế, phát sinh quyền của những người thừa kế. Trường hợp những người này đồng ý nhận nghĩa vụ thì phát sinh nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
4. Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có quyền lựa chọn, trao đổi các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Câu 4: Người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra không có quyền nào dưới đây:
1. Người quản lý di sản có quyền được hưởng một phần di sản thừa kế. <=
2. Được sử dụng di sản hoặc bán đi sau 10 năm nếu các đồng thừa kế không chia di sản <=
3. Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế
4. Được thanh toán chi phí bảo quản di sản
Câu 5: Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện …
1. Ngay tại thời điểm mở thừa kế
2. Sau 01 năm kể từ ngày mở thừa kế
3. Sau 06 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế
4. Trước thời điểm phân chia di sản <=
Câu 6: Những người nào sau đây không được hưởng di sản chia theo pháp luật:
1. Người có hành vi đánh cha mẹ
2. Người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người để lại di sản
3. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản <=
4. Tất cả các trường hợp trên
Câu 7: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là …
1. 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế
2. 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế
3. 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm khai nhận di sản
4. 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế <=
Câu 8: Người lập di chúc có quyền nào dưới đây:
1. Dành toàn bộ khối di sản để thờ cúng.
2. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. <=
3. Chỉ định người thừa kế <=
4. Tất cả các quyền trên
Câu 9: Có mấy loại di chúc bằng văn bản:
1. 3 loại
2. 4 loại <=
3. Chỉ có 1 loại duy nhất
4. 2 loại
Câu 10: Những người nào sau đây không được làm chứng cho việc lập di chúc:
1. Những người thừa kế theo di chúc của người lập di chúc <=
2. Những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc<=
3. Người không có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
4. Tất cả những người trên
Câu 11: Khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì:
1. Di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau <=
2. Di chúc nào có lợi cho người thừa kế được ưu tiên sử dụng
3. Phần di chúc sau sẽ thay thể hoàn di chúc trước.
4. Nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. <=
Câu 12: Những người nào sau đây là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng của người lập di chúc <=
2. Em chưa thành niên của người lập di chúc
3. Con thành niên mà không có khả năng lao động<=
4. Anh chị em ruột của người để lại di chúc
Câu 13: Những trường hợp nào sau đây sẽ thừa kế theo pháp luật:
1. Không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. <=
2. Những người thừa kế theo di chúc chết ngay sau ngày người lập di chúc chết.
3. Người để lại di chúc giao nghĩa vụ cho người thừa kế
Câu 14: Hàng thừa kế theo pháp luật nào dưới đây là đúng:
1. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
2. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; <=
3. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
4. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội;
Câu 15: Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây là đúng (tính ưu tiên từ trái qua phải):
1. Chi phí cho việc bảo quản di sản ; Tiền cấp dưỡng còn thiếu;; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt; Các chi phí khác.
2. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng còn thiếu; Chi phí cho việc bảo quản di sản; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt; Các chi phí khác. <=
3. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; Tiền công lao động; Chi phí cho việc bảo quản di sản; Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; Tiền công lao động; Tiền bồi thường thiệt hại; Tiền cấp dưỡng còn thiếu ; Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; Tiền phạt; Các chi phí khác.
Câu 16: Khi di sản đã bị chia mà tìm thấy di chúc thất lạc:
1. Phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu. <=
2. Người hưởng di sản theo di chúc được bồi hoàn một phần
3. Phải chia lại phần di sản còn lại nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
Câu 17: Khi có người thừa kế mới thì mà di sản đã chia thì:
1. Phải phân chia lại di sản bằng hiện vật
2. Không phải phân chia lại di sản bằng hiện vật. <=
3. Những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận <=
Một số những câu hỏi bán trắc nghiệm về quyền nhân thân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015:
1. Quyền nhân thân có thể chuyển giao cho người khác. Nhận định trên đúng hay sai?
a. Sai
b. Đúng <=
Theo Khoản 1 Điều 25 Bộ luật dân sự 2015 “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.”
2. Thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người đã chết phải được sự đồng ý của ai? Chọn câu đúng nhất.
a. Vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó
b. Cha, mẹ của người đó
c. Cả a, b điều đúng <=
Theo Khoản 2 Điều 25 Bộ luật dân sự 2015 “Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
3. Con sinh ra có bắt buộc phải theo họ cha không?
a. Có
b. Không <=
Theo Khoản 2 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 “Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.”
4. Trẻ em bị bỏ rơi thì được xác định họ như thế nào? Chọn câu đúng nhất.
a. Được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
b. Được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
c. Cả a và b đều đúng <=
Theo Khoản 2 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 “Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.”
5. Nguyên tắc đặt tên đối với công dân Việt Nam
a. Bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; được đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
b. Bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
c. Bằng tiếng Việt; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. <=
Theo Khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015 “Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.”
6. Gia đình anh Tuấn nhận nuôi bé Mai từ một cô nhi viện. Bé Mai năm nay đã 9 tuổi. Anh Tuấn muốn để cho bé Mai theo họ của mình. Vậy để bé Mai theo họ anh Tuấn thì có cần phải hỏi ý kiến bé không?
a. Không
b. Có <=
Theo Khoản 2 Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 “Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó”. Bé Mai đã 9 tuổi nên việc thay đổi họ của bé theo họ của anh Tuấn thì phải có sự đồng ý của bé.
7. Chọn câu trả lời đúng
a. Việc thay đổi họ của cá nhân làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
b. Việc thay đổi họ của cá nhân có thể làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
c. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ. <=
Theo Khoản 3 Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 “Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.”
8. Trường hợp nào được thay đổi họ?
a. Thay đổi họ vì không thích họ hiện tại.
b. Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại. <=
c. Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình không có yếu tố nước ngoài.
Theo Khoản 1 Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 “Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây: a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại; b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi; c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;…”
9. Dân tộc của con được xác định như thế nào? Chọn câu đúng nhất.
a. Theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ
b. Theo thỏa thuận của cha mẹ nếu cha mẹ thuộc 2 dân tộc khác nhau
c. Cả a và b đều đúng <=
Theo Khoản 2 Điều 29 Bộ luật dân sự 2015 “Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.”
10. Chọn câu trả lời sai
a. Trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi.
b. Trẻ em bị bỏ rơi, đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. <=
c. Trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó.
Theo Khoản 2 Điều 29 Bộ luật dân sự 2015 “Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.” Chỉ có trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó. Chứ không có trường hợp áp dụng đối với trẻ em bị bỏ rơi, đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ.
11. Việc xác định lại dân tộc cho người ở độ tuổi nào thì phải được sự đồng ý của người đó?
a. Từ đủ 9 tuổi trở lên
b. Từ đủ 15 tuổi trở lên
c. Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi <=
Theo Khoản 4 Điều 29 Bộ luật dân sự 2015 “Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.”
12. Chọn câu đúng nhất
a. Trẻ em vừa mới sinh ra đã chết thì không cần phải khai sinh và khai tử trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
b. Trẻ em sinh mà sống dưới 24 giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu. <=
c. Cả a và b đều đúng.
Theo Khoản 3 Điều 30 Bộ luật dân sự 2015 “Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.”
13. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân luôn bắt buộc phải được sự cho phép của người đó. Nhận định này đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai <=
Theo Khoản 2 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 “Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.” Như vậy việc sử dụng hình ảnh của cá nhân thuộc 2 trường hợp nêu trên thì không cần phải được sự đồng ý của cá nhân. Vậy nhận định trên là sai.
14. Việc thực hiện cấy ghép mô, bộ phận cơ thể đối với người chưa thành niên phải được sự đồng ý của ai?
a. Cha, mẹ, người giám hộ
b. Người có thẩm quyền của bệnh viện
c. Cả a, b điều đúng <=
Theo Khoản 3 Điều 33 Bộ luật dân sự 2015 “Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện. Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.” Như vậy việc cấy ghép mô, bộ phận cơ thể đối với người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó. Đối với trường hợp nguy hiểm đến tính mạng không thể chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám chữa bệnh.
15. Việc khám nghiệm tử thi phải luôn phải được sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của nạn nhân. Nhân định trên đúng hay sai?
a. Đúng
b. Sai <=
Theo Khoản 4 Điều 33 Bộ luật dân sự 2015 “Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết; b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết; c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.” Như việc khám nghiệm tử thi không phải luôn được sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của nạn nhân, mà việc khám nghiệm có thể được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
16. Cá nhân được yêu cầu thay đổi tên trong trường hợp nào?
a. Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; <=
b. Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình không có yếu tố nước ngoài;
c. Cả a, b điều đúng.
Theo Khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 “Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;…”
17. Việc thay đổi tên của người ở độ tuổi nào phải được sự đồng ý của người đó?
a. Từ đủ 18 tuổi trở lên
b. Từ đủ 15 tuổi trở lên
c. Từ đủ 9 tuổi trở lên
cho mình xin tài liệu với ạ
khanhnhu6402@gmail.com
Cho em xin file ạ . Địa chỉ em là Chengsun133@gmail.com
Cho em xin file ôn tập với ạ. Địa chỉ: trieulamtruongdang@gmail.com
Em cảm ơn ạ
Cho em xin file này với ạ: hangtuong246@gmail.com
Em cảm ơn!
cho em xin tài liệu với ạ
Cho em xin file này với ạ: ngthao6952@gmail.com
Em cảm ơn!
Cho em xin file này với ạ: ngthao6952@gmail.com
Em xin file với ạ
Vui lòng cho em xin bộ đề ôn với ạ. em cảm ơn nhiều
Cho e xin tài liệu với ạ mail ngocthanhisme@gmail.com
tài liệu này rất hay, cho mình xin bài này nhé. Cám ơn nhiều
Ad cho em xin file với ạ, em cảm ơn ad nhiều ạ ^^
cho mình xin tài liêu với longle3793@gmail.com
Mail em là thanhthangdo02@gmail.com. Em cảm ơn ad nhìu.
Cho em xin file với được không ạ
Cho em xin file ạ. Em cảm ơn nhiều ạ
Cho em xin file với ạ. Em xin chân thành cảm ơn
thanhdatle2704@gmail.com
Cho e xin file với ạ
nguyennu1122334455@gmail.com
Cho e xin file với ạ
cho em xin file tài liệu với ạ, em cám ơn hongtuoi520gill@gmail.com
Cho em xin file đầy đủ của bộ câu hỏi này với ạ. Địa chỉ email của em là: ntungnhi@gmail.com
Em xin tài liệu ạ
Email hoathuytientien02@gmail.com
cho em xin tài liệu ạ
Ad cho e xin file đầy đủ ạ. E cảm ơn ad nhiều leminktrang@gmail.com
Cho em xin file đầy đủ của bộ câu hỏi này với ạ. Địa chỉ email của em là: hoatrinh27001@gmail.com
Cho em xin file đầy đủ của bộ câu hỏi này với ạ. Địa chỉ email của em là: lamanha1.2000@gmail.com
Em cảm ơn ạ!
cho em xin phần đáp án để đổi chiếu ạ
cho em hỏi đăng nhập như thế tải để tải bài về ạ?
cho em hỏi ntn đăng nhập để tải tài liệu ạ, em cảm ơn
Ad cho em hỏi Đăng nhập để tải tài liệu bằng cách nào ah
Cho em xin thêm file này nữa nhé
cho em xin hỏi đăng nhập sao ad
Cảm ơn Ad nhiều lắm ạ