102 câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Dân sự (có đáp án)

Bộ luật Dân sự năm 2015

Tổng hợp các câu hỏi nhận đính đúng sai môn Luật dân sự (có gợi ý đáp án) để bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi 2024 – 2025 sắp tới.

 

Những nội dung cùng được quan tâm:

 

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Dân sự

1. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của luật dân sự:

=> Nhận định này SAI, bởi ngoài văn bản quy phạm pháp luật dân sự còn có thể áp dụng tập quán hoặc tương tự pháp luật.

CSPL: Điều 5, Điều 6 Bộ luật Dân sự 2015.

2. Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự:

=> Nhận định này SAI, ngoài luật dân sự thì các ngành luật khác cũng có thể điều chỉnh các quan hệ nhân thân. (Ví dụ: Luật Hành chính điều chỉnh các quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản như: trình tự, thủ tục thay đổi họ tên).

3. Quan hệ nhân thân không thể tính được thành tiền và không thể chuyển giao trong các giao lưu dân sự:

=> Nhận định này SAI, trong những trường hợp pháp luật có quy định khác thì quyền nhân thân có thể được chuyển giao (Khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015). Ví dụ: một người mất tích hai năm liền trở lên thì quyền nhân thân được chuyển giao cho người có quyền, lợi ích liền quan (Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015).

4. Chỉ có phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự định đoạt được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong các giao lưu dân sự:

Có 2 quan điểm:

– Quan điểm thứ nhất cho rằng Nhận định này ĐÚNG, bởi xuất phát từ khái niệm Luật Dân Sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa- tiền tệ và các quan hệ nhân thân dựa trên cơ sở bình đẳng , độc lập , quyền tự định đoạt của các chủ thể  tham gia vào các quan hệ đó

– Quan điểm thứ nhất cho rằng Nhận định này SAI, bởi phương pháp được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong các giao lưu dân sự còn có thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

5. Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự:

=> Nhận định này SAI, người bị mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án dưới kết luận giám định của cơ quan chuyên môn.

CSPL: Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015.

6. Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên:

=> Nhận định này SAI, cha, mẹ là người đại diện của con chưa thành niên, chỉ khi cha, mẹ chết mới đặt ra vấn đề người giám hộ.

CSPL: Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015.

7. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn:

=> Nhận định này ĐÚNG, Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

CSPL: Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015.

8. Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

=> Nhận định này SAI, Người thành niên thuộc các trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật Dân sự 2015 không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

9. Thời hiệu là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận:

=> Nhận định này SAI, thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

CSPL: Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015.

10. Khi người được giám hộ đủ 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt:

=> Nhận định này SAI, nếu người được giám hộ đủ mười tám tuổi mà mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22), hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24) thì phải cần có người giám hộ.

>>> Xem thêm: Bảng so sánh – đối chiếu bộ luật dân sự 2005 và 2015

11. Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện chấm dứt:

=> Nhận định này ĐÚNG,

C1 : Vì khi người giám hộ chết thì sẽ làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của người giám hộ đó . Vậy nên khi đó quan hệ giám hộ sẽ chấm dứt .

C2 : Căn cứ điểm b khoản 1 điều 60 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi người giám hộ chết sẽ được thay đổi người giám hộ theo quy định của pháp luật và làm chấm dứt quan hệ giám hộ trước đó

12. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật dân sự là mệnh lệnh và quyền uy

=> Nhận định này SAI, trừ những trường hợp Tòa án tuyên một người mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22), hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 23).

13. Hộ gia đình là những người có hộ khẩu chung và có tài sản chung:

=> Nhận định này SAI, Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Dân Sự là bình đẳng, thỏa thuận và quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. (Mệnh lệnh và quyền uy là phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự)

14. Giao dịch do người không có thẩm quyền xác lập thực hiện thì luôn luôn không có giá trị pháp lý:

=> Nhận định này SAI, trong trường hợp giao dịch giữa người đại diện không đúng thẩm quyền hay phạm vi ủy quyền hoặc vượt quá phạm vi ủy quyền với người thứ ba nhưng được người được đại diện đồng ý thì vẫn có giá trị pháp lý.

CSPL: Điều 142, 143 Bộ luật Dân sự 2015.

15. Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt:

=> Nhận định này SAI, người giám hộ chết thì thay đổi người giám hộ mới do đó việc giám hộ không chấm dứt. “Trường hợp thay đổi người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều 60 của Bộ luật này thì cơ quan cử, chỉ định người giám hộ lập biên bản, ghi rõ tình trạng tài sản, vấn đề khác có liên quan của người được giám hộ, quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện việc giám hộ để chuyển giao cho người giám hộ mới với sự chứng kiến của người giám sát việc giám hộ. (Khoản 3 Điều 61)”

16. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh từ lợi ích vật chất và tinh thần giữa các chủ thể trong xã hội:

=> Nhận định này SAI, đối tượng điều chỉnh không phải tất cả các quan hệ xã hội mà chỉ một nhóm các quan hệ xã hội mà pháp luật có thể tác động được.

17. Việc ủy quyền đại diện phải được lập bằng văn bản có chữ ký của bên ủy quyền và bên được ủy quyền .

=> Nhận định này SAI, vì theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 “Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

Trong thực tiễn có thể thấy nhiều việc ủy quyền không cần văn bản có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể .

18. Mọi pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau:

=> Nhận định này SAI, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Ví dụ: Sở Tư pháp và Trường đại học Luật cùng là pháp nhân nhưng có quyền, nghĩa vụ, chức năng khác nhau.

19. Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập thực thì không làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện:

=> Nhận định này SAI, nếu người được đại diện đồng ý với giao dịch đó hoặc người được đại diện biết mà không phản đối thì vẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với người được đại diện (Điều 142)

20. Khi cải tổ pháp nhân thì pháp nhân bị cải tổ chấm dứt (chấm dứt pháp nhân)

Chấm dứt pháp nhân trong cơ cấu pháp nhân: Hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân là những căn cứ chấm dứt pháp nhân thông thường nhất

CSPL: Điều 96 Bộ luật Dân sự 2015

21. Khi tài sản của pháp nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ của pháp nhân thì các thành viên góp vốn thành lập pháp nhân phải gánh chịu nghĩa vụ thay bằng tài sản riêng của mình tương ứng với phần vốn góp:

=> Nhận định này SAI, Trách nhiệm của pháp nhân là hữu hạn do đó pháp nhân chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên tài sản của mình mà thôi, tài sản của thành viên độc lập với tài sản của pháp nhân và các thành viên khác.

CSPL: Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015.

22. Thời hạn để một chủ thể hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự là một loại thời hiệu:

=> Nhận định này SAI, kết thúc một thời hạn mà chủ thể hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự là một thời hiệu (Điều 150).

CSPL: Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015.

23. Quan hệ pháp luật dân sự tồn tại ngay cả khi không có quy phạm pháp luật dân sự nào trực tiếp điều chỉnh:

=> Nhận định này SAI, quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ xã hội phát sinh từ những lợi ích vật chất, lợi ích nhân thân được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh.

24. Người bị khiếm khuyết như bị mù, câm hoặc điếc thì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:

=> Nhận định này SAI, họ chỉ bị khiếm khuyết về cơ thể chứ không bị xem là người mất năng lực hành vi dân sự, trừ những trường hợp Tòa án tuyên một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

CSPL: Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015.

25. Thành viên tổ hợp tác phải là người đã thành niên:

=> Nhận định này SAI, thành viên tổ hợp tác là người thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

26. Thành viên của hộ gia đình phải là những người đã thành niên:

=> Nhận định này SAI, … 

27. Mỗi sự kiện pháp lý xuất hiện chỉ có thể làm phát sinh hoặc làm thay đổi hoặc làm chấm dứt một quan hệ pháp luật tương ứng:

=> Nhận định này SAI, ví dụ: sự kiện chết sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật thừa kế, đồng thời chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân.

CSPL: Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015.

28. Người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải có người giám hộ:

=> Nhận định này SAI, khi một người bị Tòa án tuyên hạn chế năng lực hành vi dân sự đồng thời Tòa án đã chỉ định người đại diện theo pháp luật, giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

CSPL: khoản 2 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015.

29. Phạm vi thẩm quyền đại diện theo ủy quyền là do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định:

=> Nhận định này SAI, do các bên thỏa thuận, pháp luật không quy định.

CSPL: khoản 1 Đ138 Bộ luật Dân sự 2015.

30. Mọi thời hiệu đều phải liên tục mà không thể bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì:

=> Nhận định này SAI, thời hiệu có thể bị gián đoạn trong trường hợp có sự giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

CSPL: khoản 2 Điều 153, Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015.

31. Người thành niên thì tự mình xác lập thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của mình:

=> Nhận định này SAI, người thành niên thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 bao gồm người mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22), người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23), người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24) thì cần người giám hộ.

32. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân mang tính chuyên biệt, trừ trường hợp thành viên của pháp nhân có thỏa thuận khác:

=> Nhận định này SAI, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, không có trừ trường hợp thỏa thuận khác, (Điều 86).

33. Thời hiệu khởi kiện có thể được thỏa thuận kéo dài hoặc rút ngắn, nếu được Tòa án chấp nhận:

=> Nhận định này SAI, các bên không được thỏa thuận kéo dài hay rút ngắn, thời hiệu khởi kiện theo luật quy định từ khi kết thúc vụ kiện.

34. Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác thì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:

=> Nhận định này SAI, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án dưới kết luận giám định của cơ quan chuyên môn.

CSPL: Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015.

35. Năng lực pháp luật của hộ gia đình mang tính chuyên biệt:

=> Nhận định này SAI, hạn chế chứ không chuyên biệt như: Nông lâm ngư nghiệp, một số ngành nghề SXKD khác…

36. Thời hạn do pháp quy định thì gọi là thời hiệu:

=> Nhận định này SAI, …

37. Mọi quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều mang tính đền bù tương đương:

=> Nhận định này SAI, được thừa kế, tặng cho,…

38. Thành viên của pháp nhân chịu trách nhiệm liên đới đối với tài sản của pháp nhân:

=> Nhận định này SAI, chịu trách nhiệm hữu hạn.

CSPL: Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015.

39. Việc định đoạt tài sản của tổ hợp tác phải được đa số tổ viên tổ hợp đồng ý:

=> Nhận định này SAI, đối với tài sản là tư liệu sản xuất phải được toàn thể tổ viên đồng ý.

40. Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định:

=> Nhận định này SAI, đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Tòa án) quyết định.

CSPL: Điều 136, 137 Bộ luật Dân sự 2015.

41. Người nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:

=> Nhận định này SAI, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án dưới kết luận giám định của cơ quan chuyên môn.

CSPL: Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015.

42. Người bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà còn sống trở về thì có quyền yêu cầu những người thừa kế trả lại tài sản đã nhận:

=> Nhận định này ĐÚNG, người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

CSPL: khoản 3 Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015.

43. Thời hạn là khoảng thời gian do pháp luật quy định từ thời điểm này đến thời điểm khác:

=> Nhận định này SAI, thời hạn không do pháp luật quy định.

CSPL: Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015.

44. Quan hệ pháp luật dân sự chỉ tồn tại khi được quy phạm pháp luật dân sự trực tiếp điều chỉnh:

=> Nhận định này SAI, còn tập quán, áp dụng pháp luật tương tự

45. Năng lực pháp luật dân sự của tổ hợp tác mang tính chất chuyên biệt:

=> Nhận định này ĐÚNG, …

46. Các tập quán cũng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh:

=> Nhận định này SAI, chỉ khi luật dân sự không có điều chỉnh thì có thể áp dụng tập quán như là nguồn luật.

47. Mọi cá nhân đều có quyền tham gia xác lập hợp đồng hợp tác để thành lập tổ hợp:

=> Nhận định này SAI, tổ viên tổ hợp tác phải năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

48. Muốn trở thành pháp nhân thì mọi tổ chức phải được thành lập hợp pháp và có tài sản riêng:

=> Nhận định này SAI, còn phải có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83, nhân danh minh tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập (Điều 74).

49. Người chưa thành niên khi tham gia xác lập thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người giám hộ:

=> Nhận định này SAI, người chưa thành niên khi còn cha, mẹ thì cha, mẹ là người đại diện.

CSPL: Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015.

50. Người chưa thanh niên, người bị bệnh tâm thần bắt buộc phải có người giám hộ:

=> Nhận định này SAI, người chưa thành niên còn có cha mẹ làm người đại diện theo pháp luật.

CSPL: Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015.

51. Người đại diện hợp pháp của pháp nhân chỉ có thể là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của pháp nhân:

=> Nhận định này SAI, có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

CSPL: Điều 137,138 Bộ luật Dân sự 2015.

52. Mọi cá nhân đều có năng lực hành vi dân sự như nhau:

=> Nhận định này SAI, cá nhân dưới sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự.

53. Tài sản của người bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế:

=> Nhận định này SAI, tài sản của người bị Tòa án tuyên bố mất tích sẽ được người khác quản lý chứ không chia (vợ, chồng, con đã thành niên,…).

CSPL: Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015.

54. Người đại diện bao gồm các cá nhân và tổ chức thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định:

=> Nhận định này ĐÚNG, …

CSPL: Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015.

55. Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về các lợi ích nhân thân, gắn liền với mỗi chủ thể nhất định và không được phép chuyển giao:

=> Nhận định này ĐÚNG, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác …

56. Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình là trách nhiệm liên đới theo phần:

=> Nhận định này SAI, các thành viên phải chịu trách nhiệm liê đới bằng tài sản riêng của mình.

Đáp án câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Dân sự

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Đáp án câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Dân sự PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Các tìm kiếm liên quan đến câu hỏi nhận đính đúng sai môn Luật Dân sự, câu hỏi nhận định luật dân sự 2015, nhận định đúng sai luật dân sự 2 có đáp án, nhận định đúng sai dân sự 2, câu hỏi nhận định môn luật dân sự 2015, câu hỏi trắc nghiệm bộ luật dân sự 2015, câu hỏi trắc nghiệm môn luật dân sự 2, đề thi luật dân sự 1 2015, câu hỏi lý thuyết luật dân sự

Khi người được giám hộ đủ 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt?

Nhận định: “Khi người được giám hộ đủ 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt” đúng hay sai? Giải thích?
=> Nhận định này SAI. Nếu người được giám hộ đủ mười tám tuổi mà mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 BLDS 2015), hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24 BLDS 2015) thì phải cần có người giám hộ.

Người bị khiếm khuyết như bị mù, câm hoặc điếc thì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?

Nhận định: “Người bị khiếm khuyết như bị mù, câm hoặc điếc thì bị hạn chế năng lực hành vi dân sự” đúng hay sai? Giải thích?
=> Nhận định này SAI. Bởi vì họ chỉ bị khiếm khuyết về cơ thể chứ không bị xem là người mất năng lực hành vi dân sự, trừ những trường hợp Tòa án tuyên một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
>>> CSPL: Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015.

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi

  1. Đầu tiên, em rất cảm ơn anh/chị vì những chia sẻ bổ ích này. Liệu anh/chị có thể cho em xin file tài liệu “102 câu hỏi nhận đính đúng sai môn Luật Dân sự (có đáp án)” và “Những bài tập chia thừa kế theo luật dân sự 2015 (có đáp án)” được không ạ.
    Hp.blacklight462@gmail.com đây là mail em ạ, Em cảm ơn ạ !

    • Xin Học Luật vui lòng cho toàn bộ “102 câu hỏi nhận đính đúng sai môn Luật Dân sự (có đáp án)”. Xin Cảm ơn.

    • cho em xin file “102 câu hỏi nhận đính đúng sai môn Luật Dân sự (có đáp án)”. Xin Cảm ơn.

    • Cho em xin file “102 câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Dân sự (Có đáp án)” qua email hodangtrucngan@gmail.com với ạ. Em xin cảm ơn anh, chị ạ.

    • Em chào anh chị ạ.
      Đầu tiên, em rất cảm ơn anh/chị vì những chia sẻ bổ ích này. Liệu anh/chị có thể cho em xin file tài liệu “102 câu hỏi nhận đính đúng sai môn Luật Dân sự (có đáp án)” và “Những bài tập chia thừa kế theo luật dân sự 2015 (có đáp án)” được không ạ?

    • Em chào anh chị ạ.
      Đầu tiên, em rất cảm ơn anh/chị vì những chia sẻ bổ ích này. Liệu anh/chị có thể cho em xin file tài liệu “102 câu hỏi nhận đính đúng sai môn Luật Dân sự (có đáp án)” và “Những bài tập chia thừa kế theo luật dân sự 2015 (có đáp án)” được không ạ?
      Thunguyen122003@gmail.com đây là mail em ạ, Em cảm ơn ạ !

  2. Em chào anh chị ạ.
    Đầu tiên, em rất cảm ơn anh/chị vì những chia sẻ bổ ích này. Liệu anh/chị có thể cho em xin file tài liệu “102 câu hỏi nhận đính đúng sai môn Luật Dân sự (có đáp án)” và “Những bài tập chia thừa kế theo luật dân sự 2015 (có đáp án)” được không ạ?
    hqquyettdtu0101@gmail.com đây là mail em ạ, Em cảm ơn ạ !

    • Anh/Chị cho em xin tài liệu với ạ. Em cảm ơn rất nhiều

  3. Em chào anh chị ạ.
    Đầu tiên, em rất cảm ơn anh/chị vì những chia sẻ bổ ích này. Liệu anh/chị có thể cho em xin file tài liệu “102 câu hỏi nhận đính đúng sai môn Luật Dân sự (có đáp án)” và “Những bài tập chia thừa kế theo luật dân sự 2015 (có đáp án)” được không ạ?
    Email em là bichnhungdang17@gmail.com
    Em cảm ơn anh chị nhiều <3

    • Em chào anh chị ạ.
      Đầu tiên, em rất cảm ơn anh/chị vì những chia sẻ bổ ích này. Liệu anh/chị có thể cho em xin file tài liệu “102 câu hỏi nhận đính đúng sai môn Luật Dân sự (có đáp án)” và “Những bài tập chia thừa kế theo luật dân sự 2015 (có đáp án)” được không ạ?
      hqquyettdtu0101@gmail.com đây là mail em ạ, Em cảm ơn ạ !

  4. Anh (Chị) ơi, cho en xin câu hỏi có đáp án nhận định và bài tập tình huống môn Luật Dân sự 1. Em xin chân thành cảm ơn.