Phân loại cấu thành tội phạm theo cấu trúc của cấu thành tội phạm

Chuyên mụcLuật hình sự Cấu thành tội phạm

Bên cạnh việc phân loại cấu thành tội phạm căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, có thể căn cứ vào cấu trúc của cấu thành tội phạm có thể chia cấu thành tội phạm thành: cấu thành tội phạm hình thức; cấu thành tội phạm vật chất; cấu thành tội phạm hỗn hợp. Cụ thể:

..

Những nội dung liên quan:

..

Phân loại cấu thành tội phạm theo cấu trúc của cấu thành tội phạm

Mục lục:

  1. Cấu thành tội phạm hình thức
  2. Cấu thành tội phạm vật chất
  3. Cấu thành tội phạm hỗn hợp

Cấu thành tội phạm

1. Cấu thành tội phạm hình thức là gì?

Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại cho xã hội hoặc hành vi tạo ra khả năng gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Hành động phạm tội là làm một việc mà pháp luật hình sự cấm không được làm. Ví dụ: hành động giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự); cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật hình sự)…..Còn hành vi phạm tội được thực hiện dưới dạng không hành động là trường hợp không làm một việc mà pháp luật bắt buộc phải làm, như các hành vi: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132 Bộ luật hình sự); không tố giác tội phạm (Điều 390 Bộ luật hình sự) [2]. Các tội pham có cấu thành hình thức là những tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 108 – 121, 86-91, 123, 134, 168, 169, 207, 299 – 303, 324 … Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).

>>> Xem thêm: Liệt kê các tội có cấu thành hình thức trong Bộ luật Hình sự 2015

Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong điều luật phần các tội phạm Bộ luật hình sự.

2. Cấu thành tội phạm vật chất là gì?

Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà các dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, trong đó:

– Hành vi phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa; được quy định ở các điều luật cụ thể thuộc phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

– Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất. Căn cứ vào mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, thì có thể chia hậu quả do hành vi phạm tội gây ra thành bốn mức sau: hậu quả ít nghiêm trọng; hậu quả nghiêm trọng; hậu quả rất nghiêm trọng; và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, trong đó: Hậu quả ít nghiêm trọng là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra ở mức không lớn cho xã hội. Hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại lớn cho xã hội về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và thiệt hại phi vật chất khác. Hậu quả rất nghiêm trọng là thiệt hại rất lớn cho xã hội về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và thiệt hại phi vật chất khác. Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và thiệt hại phi vật chất khác. Với tư cách là một yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm vật chất, thì chỉ những hành vi gây ra một trong các loại thiệt hại sau đây mới bị coi là tội phạm: hậu quả nghiêm trọng; hậu quả rất nghiêm trọng; và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả nghiêm trọng; hậu quả rất nghiêm trọng; và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Còn hành vi không gây ra hậu quả ít nghiêm trọng chỉ bị coi là phạm tội khi đi kèm các dấu hiệu khác (chúng tôi sẽ trình bày ở cuối bài viết này). Nghiên cứu các tội phạm có cấu thành vật chất, thấy “hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”được thể hiện bởi nhiều dạng khác nhau. Có những tội dùng trực tiếp thuật ngữ gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” như tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ…Và cũng có tội gây ra nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được thể hiện dưới dạng các mức độ thiệt hại cụ thể như: tính mạng, % sức khỏe bị thiệt hại, giá trị tài sản bị hành vi phạm tội xâm phạm. Đó là các tội: giết người, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản…

– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm có cấu thành vật chất. Theo quy định của pháp luật, thì chỉ được coi là giữa hành vi khách quan và hậu quả có quan hệ nhân quả khi:

+ Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian. Đây là căn cứ đầu tiên cần thiết cho việc kiểm tra sự tồn tại của quan hệ nhân quả và trên thực tế khi kiểm tra căn cứ này thì trong vụ án cụ thể, nếu không thoả mãn căn cứ thì không có khả năng tồn tại quan hệ nhân quả giữa giữa hành vi và hậu quả.

+ Hành vi trái pháp luật phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra phải là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của chính hành vi trái pháp luật. Hành vi trực tiếp gây ra hậu quả và hậu quả chính là hệ quả trực tiếp của hành vi. Cũng cần lưu ý rằng, trong quan hệ nhân quả, hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân, tuy giữ vai trò quyết định đối với sự phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng hậu quả đó xảy ra hay không và xảy ra như thế nào còn phụ thuộc vào những “điều kiện” nhất định như khắc phục, cứu chữa kịp thời…

Tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất được coi là hoàn thành từ thời điểm có thiệt hại xảy ra.

3. Cấu thành tội phạm hỗn hợp là gì?

Cấu thành tội phạm hỗn hợp là loại cấu thành tội phạm mà các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm vừa có yếu tố của cấu thành tội phạm hình thức, vừa có yếu tố của cấu thành tội phạm vật chất.

– Cấu thành tội phạm hỗn hợp có yếu tố của cấu thành tội phạm vật chất. Cấu thành tội phạm hỗn hợp có yếu tố của cấu thành tội phạm vật chất là loại cấu thành tội phạm đặc trưng mới được quy định trong Bộ luật hình sự từ sau lần sửa đổi bổi sung năm 1997. Trong Bộ luật hình sự năm 2015 loại cấu thành tội phạm này được quy định tại một số tội xâm phạm sở hữu, tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ….Theo đó các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm bao gồm hành vi vi phạm, thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Hành vi khách quan là hành vi vi phạm bởi vì nếu chỉ xét hành vi thì hành vi đó chưa đến mức bị coi là phạm tội do đối tượng tác động của tội phạm chưa đến mức khởi điểm để truy cứu trách nhiệm hình sự như: công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng; sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới ba mươi triệu đồng; nhận hối lộ dưới hai triệu đồng… nhưng người thực hiện hành vi vi phạm vẫn bị coi là phạm tội vì gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, với loại cấu thành tội phạm này, thì thời điểm hoàn thành của tội phạm được tính từ thời điểm gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khoẻ, tài sản hoặc thiệt hại phi vật chất cho xã hội chứ không phải là thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.

– Cấu thành tội phạm hỗn hợp có yếu tố của cấu thành tội phạm hình thức giống cấu thành tội phạm hỗn hợp có yếu tố của cấu thành tội phạm vật chất ở chỗ đối tượng tác động của tội phạm chưa đến mức khởi điểm để truy cứu trách nhiệm hình sự. Điểm khác nhau của cấu thành tội phạm hỗn hợp có yếu tố của cấu thành hình thức so với cấu thành tội phạm hỗn hợp có yếu tố của -cấu thành tội phạm vật chất thể hiện ở các điểm sau:

Thứ nhất, dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm không bao gồm hậu quả do hành vi phạm tội gây ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả.

Thứ hai, thời điểm hoàn thành của tội phạm không tính từ thời điểm gây ra hậu quả mà được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.

Căn cứ vào tính chất nhân thân của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, có thể chia các cấu thành tội phạm hỗn hợp thành: cấu thành tội phạm hỗn hợp có yếu tố đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm; và cấu thành tội phạm hỗn hợp có yếu tố đã bị kết án mà còn vi phạm.

+ Cấu thành tội phạm hỗn hợp có yếu tố đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm là cấu thành tội phạm mà một trong những yếu tố cấu thành tội phạm là “đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm”. Trong Bộ luật hình sự, loại cấu thành tội phạm này được thể hiện ở một số điều luật cụ thể phần các tội phạm Bộ luật hình sự như sau: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. (khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự)”; “Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ  năm triệu đồng đến năm mươi  triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. (khoản 1 Điều 266 Bộ luật hình sự)” ,…

Đặc điểm của loại cấu thành tội phạm này là hành vi vi phạm chỉ bị coi là phạm tội khi người thực hiện hành vi đó đã bị xử phạt hành chính, chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm. Có hai loại “đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm” [3]

Một là, “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Đây là trường hợp trước đó đã có lần vi phạm và bị xử phạt hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính nay lại có hành vi vi phạm cùng loại. Trong trường hợp này hành vi đã bị xử phạt hành chính và hành vi mới bị phát hiện giống nhau. Như đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu, chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính nay lại có hành vi buôn lậu.

Hai là, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về “hành vi khác” mà còn vi phạm. Khác với trường hợp trên, trong trường hợp này hành vi đã bị xử phạt hành chính và hành vi vi phạm mới bị phát hiện là các hành vi khác loại. Tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự là tội danh theo hành vi mới.

Thời điểm hoàn thành của các tội phạm có cấu thành tội phạm thuộc dạng này là thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.

+ Cấu thành tội phạm hỗn hợp có yếu tố đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm là cấu thành tội phạm mà một trong những yếu tố cấu thành tội phạm là yếu tố “đã bị bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Trong Bộ luật hình sự, loại cấu thành tội phạm này được thể hiện ở một số điều luật cụ thể phần các tội phạm Bộ luật hình sự như sau:

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: 

a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; (Điểm a khoản 4 Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp).

Đặc điểm của loại cấu thành tội phạm này là hành vi vi phạm chỉ bị coi là phạm tội khi người thực hiện hành vi đó đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Cũng có hai loại dấu hiệu “đã bị kết án, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”

Một là, “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”. Đây là trường hợp sau khi bị kết án, chưa được xóa tích nay lại có hành vi vi phạm. Trong trường hợp này, tội phạm đã bị kết án và hành vi mới vi phạm là những hành vi cùng loại. Như đã bị kết án về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, chưa được xoá án tích nay lại thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm.

Hai là, đã bị kết án về tội phạm “khác” chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Trong trường hợp này tội danh đã bị xử không trùng với tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hình vi mới.

Thời điểm hoàn thành của các tội phạm có cấu thành tội phạm thuộc dạng này là thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.


Các tìm kiếm liên quan đến phân loại cấu thành tội phạm theo cấu trúc của cấu thành tội phạm, cấu thành tội phạm hình thức, các yếu tố cấu thành tội phạm và ví dụ, đặc điểm của cấu thành tội phạm, phạm tội chưa đạt đã hoàn thành chỉ có ở những tội phạm cấu thành vật chất, tình tiết định tội chỉ có trong cấu thành tội phạm cơ bản, nêu điểm khác nhau giữa cấu thành vật chất và cấu thành hình thức, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng tội giết người

Phân loại cấu thành tội phạm theo cấu trúc của cấu thành tội phạm gồm?

Bên cạnh việc phân loại cấu thành tội phạm căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, có thể căn cứ vào cấu trúc của cấu thành tội phạm có thể chia cấu thành tội phạm thành:
– Cấu thành tội phạm hình thức;
– Cấu thành tội phạm vật chất;
– Cấu thành tội phạm hỗn hợp.

Cấu thành tội phạm hỗn hợp là gì?

Cấu thành tội phạm hỗn hợp là loại cấu thành tội phạm mà các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm vừa có yếu tố của cấu thành tội phạm hình thức, vừa có yếu tố của cấu thành tội phạm vật chất.

5/5 - (19447 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền