Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật

Chuyên mụcLý luận nhà nước và pháp luật Quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là gì? Ví dụ về quy phạm của pháp luật? Phân tích các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật?

..

Những nội dung liên quan:

..

Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật

Mục lục:

  1. Khái niệm quy phạm pháp luật
  2. Ví dụ về quy phạm của pháp luật
  3. Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật
    1. Giả định
    2. Quy định
    3. Chế tài

Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật

1. Quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật (QPPL) là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Quy phạm pháp luật là gì

2. Ví dụ về quy phạm của pháp luật

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. (Khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

=> Xem phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật này ở mục bên dưới.

3. Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật

Các yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận là Giả định, quy địnhchế tài. Tuy nhiên, không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận này.

a) Giả định:

Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.

Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó.

Giả định là gì

Ví dụ về giả định:Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.

b) Quy định:

Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?

Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).

Quy định là gì

Hoặc “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” (Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015), bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.

Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt khoát (chỉ nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ khoản 1, Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.”).

Hoặc không dứt khoát (nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách xử sự đã nêu, ví dụ: Luật hôn nhân và Gia đình quy định: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.; Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài”).

c) Chế tài:

Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

Chế tài là gì

Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

Ví dụ về chế tài:Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Một quy phạm luôn có đủ 3 bộ phần: giả định, quy định và chế tài đúng hay sai?

=> Nhận định này sai. Không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận giả định, quy định và chế tài.

Quay trở lại với ví dụ “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Có thể thấy rằng quy phạm pháp luật này chỉ có Bộ phận quy định là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì) mà không có bộ phận giả định và chế tài.

Mọi người có thể lấy thêm các ví dụ khác để làm sáng tỏ nội dung này.

Xem bài giảng về Quy phạm pháp luật

Các tìm kiếm liên quan đến xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật: xác định các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật, ví dụ về giả định quy định chế tài, bài tập xác định giả định quy định chế tài, ví dụ về quy phạm của pháp luật, các quy phạm của pháp luật, ví dụ về giả định đơn giản, bài tập về quan hệ pháp luật, ví dụ về quy phạm xã hội, ví dụ về vi phạm của pháp luật, một quy phạm luôn có đủ 3 bộ phần giả định quy định và chế tài đúng hay sai, anh chị hãy phân tích cấu trúc của một quy phạm pháp luật và minh họa bằng ba ví dụ thực tế.

Ví dụ về giả định, quy định, chế tài?

1. Ví dụ về giả định:Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
=> Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.
2. Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). 
=> Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì). Hoặc “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” (Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015), bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.
3. Ví dụ về chế tài:Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
=> Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”

Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật có nội dung?

Chế tài là bộ phận của quy phạm pháp luật có nội dung là chỉ ra những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.
Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

5/5 - (9737 bình chọn)

Phản hồi

  1. Giúp em câu này vs ạ
    Nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
    “Một điều luật là một quy phạm pháp luật”

  2. Ai giúp em câu này với ạ . em cảm ơn ạ
    b) Xác định cơ cấu của quy phạm pháp luật sau :”Trong thời gian được bảo hành nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có thể yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền , giảm giá , đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền “

    • giả định : (1) ” Trong thời gian ” , (2) ” nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có thể yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền , giảm giá , đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền ”
      – qui định : ” được bảo hành ” ( trả lời cho câu hỏi được làm gì ? )

  3. phân tích giúp em ạ
    Điều 32.
    1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
    2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
    3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.
    (Điều 32 Hiến pháp

    Điều 88.
    Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
    1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
    v.v…
    (Điều 88 Hiến pháp năm 2013)

  4. Xác định cấu trúc quy phạm pháp luật sau : ” Trong trường hợp vợ chồng xin ly hôn mà hòa giải không thành thì tòa án ra quyết định ly hôn “

    • Trong trường hợp vợ chồng xin ly hôn mà hòa giải không thành là bộ phận giả định
      còn lại là quy định

  5. quy định dứt khoát và quy định không dứt khoát có điểm giống và khác nhau như thế nào ? hãy nêu ví dụ để làm sáng tỏ sự giống và khác nhau đó.

  6. Mn help me :((
    Hãy phân tích các thành phần của quy phạm pháp luật sau.
    1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt, bảo đảm an toàn giao thông đường sắt.
    2) Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

  7. Giúp em câu này với ạ
    “Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.”

  8. em nhờ anh chị giúp em nội dung này với ah. em cảm ơn
    xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật trong quy định như sau?
    “Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này”. (Khoản 3 Điều 49 Luật Đất đai năm 2013).
    “Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật” (Khoản 2 Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường 2014).

  9. Giup em ạ!
    Điều 645 – Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
    “Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác để quản lý để thờ cúng.
    => Bộ phận giả định của quy phạm là:
    => Bộ phận quy định của quy phạm là:
    => Bộ phận chế tài của quy phạm là:

  10. Giúp e với ạ
    Người nào hủy hoại hoặc cố Ý làm hư hỏng tài sản của người khác chị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng tài sản là di vật cổ vật hoặc có giá trị lịch sử văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

  11. Trình bày đặc trưng cơ bản của Nhà nước. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin: Tất cả các thời kỳ trong lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người đều tồn tại Nhà nước. Đúng hay sai? Vì sao?

  12. Mn giúp e với :
    Phân tích cấu trúc pháp lý của quy phạm pháp luật sau :
    Khoản 1 điều 194 BLHS
    “ Người nào sản xuất , buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh , thuốc phòng bệnh , thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm “

    • Giả định:” “ Người nào sản xuất , buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh , thuốc phòng bệnh”
      Chế tài: ”bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm “

  13. cho e hỏi 1 tí ạ, vì e hơi mông lung. Đề cô giao là phân tích cấu trúc của pháp luật thì cấu trúc của pháp luật gồm những gì ạ

  14. giúp em với ạ
    phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật sau
    “…người có thẩm quyền ra quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản có trách nhiệm huỷ bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản; trong trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) không quyết định hủy bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản thì Thủ tướng Chính phủ quyết định huỷ bỏ.
    1. Quyết định huỷ bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản và có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ký ban hành; người có tài sản trưng mua, trưng dụng được nhận quyết định hủy bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản.
    2. Trường hợp quyết định trưng mua tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bị huỷ bỏ mà tài sản trưng mua đã được bàn giao, tiếp nhận và người có tài sản trưng mua không nhận lại tài sản thì người có tài sản trưng mua được thanh toán theo quy định tại Điều 19 của Luật này; nếu người có tài sản trưng mua nhận lại tài sản mà việc trưng mua đã gây thiệt hại cho họ thì được bồi thường theo quy định tại Điều 34 của Luật này.
    3. Trường hợp quyết định trưng dụng tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bị huỷ bỏ mà tài sản trưng dụng đã được bàn giao, tiếp nhận và việc trưng dụng đó đã gây thiệt hại thì người có tài sản trưng dụng được bồi thường theo quy định tại Điều 34 của Luật này.”(điều 7 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản).

  15. Phần quy định: có thể áp dụng tập quán; áp dụng quy định tương tự của pháp luật; không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.

  16. Giúp em với ạk
    Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật sau “công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”

    • Giả định: Công dân đủ 18 tuổi trở lên
      Quy định: có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân

  17. Giúp em với ạ
    Xác định phần quy định trong quy phạm pháp luật: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận, thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này”

  18. Giúp em với ạ
    Ông H (35 tuổi, chủ doanh nghiệp tư nhân A) thỏa thuận bán cho bà D (32 tuổi, nhân viên tư vấn bảo hiểm) 100m2 đất thổ cư (trên đất đã có nhà đang ở) trị giá 3 tỷ đồng. Hai bên thỏa thuận, bên bán có nghĩa vụ nộp các loại thuế liên quan đến việc chuyển nhượng và lệ phí trước bạ. Anh (chị) hãy phân tích các cấu trúc của quan hệ pháp luật nêu trên?

  19. Xác định giả định, quy định, chế tài
    Điều 133: Tội cướp tài sản
    – Giả định: Người nào dùng vũ lực,đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản
    – Quy định: không có
    – Chế tài: thì bị phạt tù từ ba đến mười năm

    • Giúp em với ạ
      Ông H (35 tuổi, chủ doanh nghiệp tư nhân A) thỏa thuận bán cho bà D (32 tuổi, nhân viên tư vấn bảo hiểm) 100m2 đất thổ cư (trên đất đã có nhà đang ở) trị giá 3 tỷ đồng. Hai bên thỏa thuận, bên bán có nghĩa vụ nộp các loại thuế liên quan đến việc chuyển nhượng và lệ phí trước bạ. Anh (chị) hãy phân tích các cấu trúc của quan hệ pháp luật nêu trên?

  20. Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật sau? Giải thích
    1. “Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi
    phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án
    tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
    hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm” – Khoản 1 Điều 197 BLHS 2015
    sửa đổi bổ sung 2017.

    • Chào bạn!
      BTV của Hocluat.vn đã xem xét các nội dung mà bạn chia sẻ trên kênh Youtube “Tiến Lên”. Xét thấy những nội dung này hữu ích cho cộng đồng nên sẽ chúng tôi xin phép được chia sẻ lại những video này trên website.
      Hy vọng, trong thời gian tới sẽ nhận được thêm thật nhiều nội dung hữu ích từ bạn!
      Cảm ơn bạn rất nhiều!

  21. Có thể giúp em phân tích cơ cấu quy phạm pháp luật này được không ạ.
    Khoản 1,Điều 44 Luật xử lý VPHC 2012
    Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
    a, Phạt cảnh cáo
    b, Phạt tiền đến 500.000 đồng

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền