Bài tập tình huống môn Luật Sở hữu trí tuệ (có đáp án)

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Luật sở hữu trí tuệ Bài tập tình huống môn luật sở hữu trí tuệ

[Hocluat.vn] Dưới đây là một số bài tập tình huống môn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền tác giả, bảo hộ tên thương mại và nhãn hiệu, phát minh và sáng chế… Xin chia sẻ để bạn tham khảo, ôn tập.

 

Những nội dung liên quan:

 

Bài tập tình huống môn Luật Sở hữu trí tuệ

Tình huống 1: Bài tập môn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền tác giả

A là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm X không may bị tai nạn qua đời, vì tác phẩm được rất nhiều độc giả yêu thích nên B đã viết tiếp theo cốt truyện của anh A. Những người thừa kế quyền tác giả của anh A không đồng ý vì cho rằng như thế là vi phạm quyền tác giả. Còn B cho rằng mình có quyền tác giả đối với phần viết mới này, phần này độc lập với phần của anh A và được độc giả cũng rất yêu thích. Tranh chấp xảy ra.

Theo anh (chị) anh B có vi phạm quyền tác giả của anh Anh A không. Tranh chấp này được giải quyết thế nào, vì sao?

Bài làm

Về luật điều chỉnh

Anh B là cá nhân VN, đáp ứng các điều kiện về năng lực theo LDS. anh A cũng là cá nhân VN, là tác giả tác phẩm X và cũng thỏa dk về năng lực. Đối tượng tranh chấp là quyền tác giả đối với tác phẩm X. Do đó tranh chấp này thuộc điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ (Đ1, Đ2).

Về đồng tác giả

Điều kiện để là đồng tác giả khi cả 2 cùng sáng tạo ra tác phẩm, đã cùng bỏ tác giả, tài chính, CSVC KT để tạo ra tác phẩm.

Trong TH này, có thể thấy không hề co sự cùng hợp tác giữa A và B, cả 2 đã không cùng trong 1 khoảng tác giả để tạo ra tác phẩm, giữa 2 bên cũng không hề có sự tương hỗ tài chính hoặc cơ sở vật chất tại cùng 1 khoảng tác giả để tạo ra tác phẩm.

Do đó có thể thấy rằng A và B không là đồng tác giả (Điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ)

Về tính độc lập của tác phẩm

Tác phẩm của A và B, có thể có sự liên quan về nội dung; nhưng bản chất, đây là vẫn là 2 tác phẩm hoàn toàn riêng biệt, nếu bỏ đi phần này thì phần kia vẫn có giá trị nghệ thuật và giữ được bản chất sử dụng của nó, giữa hai phần này không hề có sự phụ thuộc về nội dung và giá trị sử dụng. Ngoài ra, tác phẩm của B không phải là tác phẩm dịch hay phóng tác, cải biên… từ tác phẩm của A nên cũng không phải là tác phẩm phải sinh. B là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm một cách độc lập và là tác giả của tác phẩm phần sau.

Do đó có thể nói rằng đây là 2 tác phẩm độc lập và B có quyền tác giả đối với tấc phẩm của minh .

Cơ sở pháp lý: K1 – Đ13 Luật Sở hữu trí tuệ.

Về việc B có vi phạm quyền tác giả không?

Thứ nhất, cần xác định xem B có sử dụng tác phẩm của A hay không? Việc sử dụng là việc khai thác 1 trong các quyền TS của tác phẩm như sao chếp, biểu diễn, truyền đạt… Tuy nhiên, như đã phân tích, tác phẩm B được tạo ra độc lập, không hề có sự làm tác phẩm phái sinh hay sao chép gì ở đây cả, do đó B không hề sử dụng tác phẩm của A.

Cơ sở pháp lý: K1, K3 – Đ20 Luật Sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, cần xác định hành vi của B có xâm phạm quyền tác giả của A k? các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định trong luật như chiếm đoạt, sử dụng, công bố, làm tác phẩm phái sinh… tuy nhiên, việc làm tác phẩm của B hoàn toàn độc lập và không thuộc bất kỳ điểm nào trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Cơ sở pháp lý: điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.

Do đó có thể kết luận rằng, hành vi của B lầ không hề vi phạm quyền tác giả của A.

Trong TH 1g-95

Tính mới là sự khác biệt đáng kể so với nhưng tác phẩm đã có sẵn. Việc tính mới trong tác phẩm không được dùng là dk để tác phẩm được thừa nhận bảo hộ bởi các lý do sau:

Thứ nhất, về tính ứng dụng. Đối với các sự sáng tạo khác, chẳng hạn sáng chế. Tính ứng dụng của sáng chế là rất lớn khi giải quyết được 1 vấn đề kỹ thuật. Trong khi đó, nhìn vào các loại hình tác phẩm được bảo vệ, có thể thấy chúng mang tính nghệ thuật hoặc thiên về lý thuyết nhiều hơn. Tính ứng dụng càng cao, càng đỏi hỏi sự sáng tạo, mới mẻ của nó, trong khi đó, tác phẩm không thiên về tính ứng dụng mà mang tính giải trí nhiều hơn, do đó tính mới của tác phẩm không thực sự quan trọng.

Thứ hai, mục đích sử dụng. tác phẩm như đã nói mang tính giải trí nhiều hơn, do đó mỗi cá nhân tạo ra tác phẩm chắc chắn sẽ rất đa dạng, việc trung lặp hoàn toàn ý tưởng là rất khó xảy ra, nên có thể thấy rằng tính mới luôn xuất hiện trọng tác phẩm. Ngoài ra, tác phẩm còn có tính kế thừa, do đó việc tác phẩm có trung lại 1 vài ý tường cũng không là vấn đề, càng nhiều tác phẩm thì món ăn tinh thần càng phong phú; càng tốt.

Do đó không có lý do gì lại dùng tính mới để hạn chế sự bảo hộ tác phẩm cả.

Tình huống 2: Bài tập môn Luật Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu

Đài truyền hình Việt Nam (VTV) là chủ sở hữu tại Việt Nam của những nhãn hiệu dịch vụ “ Đường lên đỉnh Olympia” ( nhóm 41- dịch vụ giải trí). Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi Olympic Mac-LeNin. VTV yêu cầu Bộ giáo dục và Đào tạo phải đổi tên cuộc thi để tránh nhầm lẫn với nhãn hiệu “Olympia” của mình. Bộ GD&ĐT cho rằng tên gọi hai cuộc thi là khác nhau, vả lại Olympic là tên gọi phổ biến nên không thể được bảo hộ dưới dạng NHHH. Anh ( chị) đồng ý với ý kiến của ai?

Bài làm

Trong tình huống trên tác giả đồng ý với ý kiến của Bộ GD- ĐT

1. Hai tên gọi hai cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” và “ Olympic Mac- Lenin” là khác nhau và không dễ gây nhầm lẫn.

Olympia là tên một thành phố của Hi Lạp ngày nay, Olympia trước đây là nơi diễn ra thế vận hội Olympic cổ đại. Tên gọi Olympic là tên phiên âm tiếng việt của Olympiad (có từ cách đây gần 3000 năm) bắt nguồn từ cuộc tranh tài thể thao giữa các quốc gia toàn thế giới và dần dần phổ biến và mở rộng sang các cuộc thi về các môn khoa học ngoài thể thao mang tầm quốc tế (có sự tham gia của rất nhiều quốc gia trên thế giới) như: IMO (Olympic toán học quốc tế), IPhO (Olympic vật lý quốc tế), IChO (Olympic hóa học quốc tế),…. Việc sử dụng từ Olympic trong tên cuộc thi của Bộ GD& ĐT nhằm thể hiện tinh thần của thi đấu và cũng nhằm để công bố là đây là 1 cuộc thi về kiến thức  triết học Mac- Lenin. Còn chương trình truyền hình “ Đường lên đỉnh Olympia” thể hiện sự vinh quang khi vượt qua bao khó khăn để chiến thắng của người chơi, mượn ý nghĩa của đỉnh Olympia trong thần thoai Hy lạp trước để chỉ nơi đạt đến vinh quang. => tính chất hai cuộc thi là khác nhau và tên gọi cũng khác biệt.

2. Olympic là tên gọi phổ biến

Tên gọi Olympic đã có từ cách đây rất lâu (gần 3000 năm), được biết đến rộng rãi nên biểu tượng cũng như tên gọi Olympic thuộc về tất cả mọi người và được sử dụng rộng rãi, thường xuyên. Hiện nay, mọi cuộc thi có tính mở rộng, người ta có thể sử dụng từ Olympic  kèm tên lĩnh vực thi làm tên gọi cuộc thi.

2.1  Theo tiết b khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ, tên Olympic do quá thông dụng nên được coi là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt.

Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;”

2.2  Theo khoản 2 điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ, tên Olympic không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa bởi không có khả năng phân biệt.

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1 – Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.2 – Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

2.3  Mặt khác, theo khoản 2 điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ, những dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu là “dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên viết tắt, tên đầy đủ của tổ chức quốc tế nếu không được tổ chức đó cho phép. Từ Olympic trùng với tên Ủy ban quốc tế về thể thao nên sẽ không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu.

Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu
Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:
2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

=> Tên gọi cuộc thi “Olympic Mac- Lê nin” sẽ không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa mà bất kỳ cá nhân tổ chức nào cũng có thể sử dụng từ Olympic, hơn nữa tên gọi hai cuộc thi là khác nhau như trên đã giải thích nên việc VTV yêu cầu bộ GD&ĐT đổi tên cuộc thi để tránh nhầm lẫn với nhãn hiệu Olympia của mình là không hợp lý và không được pháp luật chấp nhận.

Tình huống 3: Bài tập môn Luật Sở hữu trí tuệ về phát minh và sáng chế

Xưa nay người ta vẫn dùng phương pháp trộn bê tông ướt giữa xi măng, sỏi và cát. Độ đông cứng của bê tông được tăng cường bởi chất phụ gia X theo tỷ lệ k%. Một hôm do đãng trí anh Bình pha quá nhiều phụ gia X, đồng thời lại cho sỏi vào trước khi cho phụ gia và phát hiện ra rằng do sỏi tạo sẵn các kẽ hở trong hợp chất bê tông trước khi trộn, đồng thời tỷ lệ phụ gia thích hợp hơn, nên bê tông đông cứng nhanh hơn hẳn, rất thích hợp cho công trình hầm hay trụ cầu. Anh Bình xin đăng ký bảo hộ phát minh sáng chế, song mọi người can rằng việc tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau đông là chuyện hiển nhiên, trong nghề xây dựng ai cũng biết, vì thế anh sẽ không đủ tiêu chuẩn để được bảo hộ. Họ có đúng không?

Bài làm

1. Việc tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau đông của anh Bình KHÔNG thuộc đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế

Theo điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.

Điều 59. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học.
2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính.
3. Cách thức thể hiện thông tin.
4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ.
5. Giống thực vật, giống động vật.
6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh.
7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

2. Giải pháp của anh Bình có khả năng áp dụng công nghiệp

Tham khảo thêm:  Bài tập môn Luật Sở hữu trí tuệ về Bảo hộ quyền tác giả

Theo điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ về khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.

Điều 62. Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

3. Giải pháp tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau đông của anh Bình không đáp ứng điều kiện có trình độ sáng tạo nên không đủ tiêu chuẩn được bảo hộ độc quyền sáng chế

3.1. Theo điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ quy định thì sáng chế có trình độ sáng tạo phải không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Việc tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau đông chuyện hiển nhiên, trong nghề xây dựng ai cũng biết cho nên giải pháp đó của anh Bình được cho là không đảm bảo trình độ sáng tạo.

Điều 61. Trình độ sáng tạo của sáng chế

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

3.2. Những người đóng góp ý kiến cho anh Bình có lý khi nói rằng anh sẽ không đủ tiêu chuẩn để được bảo hộ sáng chế bởi giải pháp của anh không đảm bảo có trình độ sáng tạo (theo khoản 1 điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ).

Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:a) Có tính mới;b) Có trình độ sáng tạo;c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

4. Xét tính mới của giải pháp anh Bình đưa ra.

Tham khảo thêm:  Bài tập môn Luật Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu

Trường hợp giải pháp kỹ thuật này chưa được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Giải pháp của anh Bình được coi là có tính mới (khoản 1 điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ). Mặc dù anh không được cấp bằng độc quyền sáng chế nhưng được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. (khoản 2 điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ).

Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Điều 60. Tính mới của sáng chế

1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

4.1. Trường hợp có một số người có hạn đã biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về giải pháp này.

Theo khoản 1, 2 điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ thì việc tạo kẽ hở làm hỗn hợp bê tông mau đông vẫn được coi là có tính mới. Tương tự như ý trên, anh Bình sẽ được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Điều 60. Tính mới của sáng chế

1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

4.2. Trường hợp giải pháp anh Bình có được đã được công bố trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ.

– Nếu đơn đăng ký được nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố và việc công bố thuộc các hình thức nêu trong tiết a, b, c khoản 3 điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ thì giải pháp anh Bình đưa ra vẫn đảm bảo có tính mới và tương tự vẫn được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Điều 60. Tính mới của sáng chế

3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

– Ngoài các trường hợp nêu trên, giải pháp tạo kẽ hở làm bê tông mau khổ của anh Bình sẽ không đảm bảo tính mới và không được bảo hộ độc quyền cả cho sáng chế lẫn giải pháp hữu ích.

Tình huống 4: Bài tập môn Luật Sở hữu trí tuệ về Bảo hộ quyền tác giả

Ông A là tác giả của tác phẩm kiến trúc “ Vườn nghệ thuật Việt Nam” tác phẩm được gửi chọn tham dự triển lãm quốc tế tại Trung Quốc và đoạt huy chương vàng cùng tiền thưởng. Sau khi trở về nước , tác phẩm trên  đã được công ty B thi công tại khu vui chơi V với sự đồng ý của ông A. Sau khi khu vui chơi đi vào hoạt động, công ty B cũng bỏ ra nhiều chi phí để quảng cáo cho khu vườn trở thành một điểm tham quan hấp dẫn của du khách thành phố Hồ Chí Minh. Ông A yêu cầu công ty B phải trả thù lao quyền tác giả cho ông là 15% doanh số bán vé. Công ty B từ chối, vì cho rằng hai bên chưa có thỏa thuận về tiền thù lao. Anh ( chị) giải quyết vướng mắc trên như thế nào?

Bài làm

1.  Ông A được pháp luật bảo hộ quyền tác giả:

1.1 Có thể chứng minh được một cách dễ dàng ông A là tác giả của tác phẩm kiến trúc Vườn nghệ thuật Việt Nam bởi ông đã đạt giải thưởng lớn với tác phẩm này.

1.2 Tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

Tác phẩm này thuộc diện tác phẩm kiến trúc và đã được thể hiện dưới dạng vật chất nên ông A được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm này (theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ và tiết i khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi bổ sung bởi luật số 36/2009/QH12 – Luật Sở hữu trí tuệ)

1.3 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Theo tiết b khoản 1 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ thì tác phẩm kiến trúc của ông A có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời ông A và 50 năm tiếp theo năm ông A mất. Như vậy quyền tài sản của ông A đối với tác phẩm này vẫn trong thời gian được bảo hộ.

2. Ông A có quyền được hưởng thù lao quyền tác giả từ công ty B:

2.1 Theo khoản 3 điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ thì khi công ty B khai thác, sử dụng tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam của ông A, quảng cáo, thu lợi nhuận, phải xin phép và trả thù lao quyền tác giả cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó.

Mặt khác, việc công ty B sử dụng, khai thác tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam không nằm trong các trường hợp “sử dụng sản phẩm đã được công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao” (quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ) mà nhằm mục đích thương mại nên công ty B phải trả thù lao quyền tác giả cho ông A.

Công ty B nêu lý do chưa có thỏa thuận nào về tiền thù lao vì thế mà không trả thù lao cho ông A thì công ty B đã xâm phạm quyền tác giả và buộc phải trả một khoản thù lao cho tác giả của tác phẩm kiến trúc đó.

2.2 Khoản thù lao mà tác giả được nhận theo Luật Sở hữu trí tuệ quy định là tùy thuộc thỏa thuận giữa hai bên tác giả và công ty B chứ không nhất thiết là 15% doanh số vé.

Ông A đưa ra yêu cầu ông cho là phù hợp với mức thù lao ông xứng đáng nhận được là 15% doanh số vé. Công ty B buộc phải xem xét đề nghị đó và thỏa thuận với ông A mức thù lao công ty chấp nhận được, hai bên phải ra được kết quả làm hài lòng nhất chứ công ty B không có quyền từ chối trả thù lao.

Nếu hai bên không thể thỏa thuận sẽ phải nhờ tới sự can thiệp của cơ quan chức năng ấn định mức thù lao.

Tình huống 5: Bài tập môn Luật Sở hữu trí tuệ về phát minh và sáng chế

Kỹ sư Thành đã nghĩ ra một loại đầu bút bi đặc biệt khiến bi trơn hơn và ra mực đều hơn. Anh đã đăng ký bảo hộ phát minh của mình. Điểm mấu chốt của phát minh này là tạo một khoảng trống giữa viên bi và đầu bút bi. Anh Mạnh cho rằng việc thông khí hai đầu của một chất lỏng ( mực) khiến chất lỏng chảy đều hơn là chuyện trong nghề ai cũng biết. Hơn nữa, anh Thành đã thông báo về phát minh của mình trước khi đăng ký bảo hộ. Vì vậy phát minh của anh Thành không còn tính mới đối với thế giới nữa và không còn khả năng được bảo hộ. Anh Mạnh có lý không? Tại sao?

Bài làm

1. Về tình huống

Phát hiện của anh Thành là một giải pháp kỹ thuật, không nên gọi là phát minh như trong tình huống, bởi phát minh là từ chỉ việc tìm ra những sự vật, hiện tượng, quy luật có sẵn trong tự nhiên nhưng trước đó con người chưa biết tới. Còn giải pháp kỹ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người, không hề có sẵn trong tự nhiên. Vì vậy mà loại đầu bút bi  đặc biệt này- một thành quả lao động sáng tạo trí tuệ được coi là một giải pháp kỹ thuật. Chúng ta đi xem xét xem giải pháp này có được coi là một sáng chế không và có được bảo hộ dưới dạng sáng chế hay không?

2. Sáng tạo về đầu bút bi đặc biệt của anh Thành NẰM NGOÀI các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế

Theo điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ về đối tượng không dược bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.

3. Giải pháp của anh Thành không đảm bảo có trình độ sáng tạo, không được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế

3.1  Anh Mạnh có lý khi cho rằng việc thông khí hai đầu của một chất lỏng khiến chất lỏng chảy đều hơn là chuyện trong nghề ai cũng biết. Theo quy định của điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ có thể thấy do phát hiện của anh Thành dựa trên giải pháp kỹ thuật có sẵn trước đó mà cải tiến đi làm ưu việt hơn, hiệu quả hơn chứ chưa phải là một bước tiến sáng tạo vượt trội hơn hẳn so với trình độ kỹ thuật hiện tại và người trình độ trung bình trong nghề ai cũng có thể dễ dàng biết được nên giải pháp kỹ thuật của anh Thành về đầu bút bi đặc biệt không được coi là có trình độ sáng tạo.

3.2  Điều này liên quan đến điều kiện bảo hộ đối với sáng chế (điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ). Trong đó, sáng chế phải đảm bảo có trình độ sáng tạo, có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp mới được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế.

=> Giải pháp kỹ thuật về đầu bút bi đặc biệt của anh Thành không được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế do không đảm bảo có trình độ sáng tạo.

4. Xem xét tính mới của giải pháp của anh Thành

Theo như lời anh Mạnh thì anh Thành đã thông báo về đầu bút bi đặc biệt này trước khi nộp đơn xin bảo hộ sáng chế

4.1  Trường hợp anh Thành thông báo cho một số người bạn có hạn được biết và họ có nghĩa vụ giữ bí mật

Theo khoản 2 điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ, giải pháp kỹ thuật này của anh Thành được coi là chưa bị bộc lộ công khai và vẫn đảm bảo tính mới. Thêm vào đó, đầu bút bi đó có khả năng áp dụng công nghiệp (điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ) nên theo khoản 2 điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ thì giải pháp kỹ thuật này được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích

4.2  Trường hợp anh Thành công bố về giải pháp của mình dưới dạng báo cáo khoa học hoặc trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức  đồng thời đơn đăng ký bảo hộ được nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố

Theo tiết b, c khoản 3 điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ thì trong trường hợp này đàu bút bi đặc biệt ,mà anh Thành sáng tạo ra vẫn đảm bảo tính mới đồng thời đảm bảo có khả năng áp dụng công nghiệp (điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ) nên được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích (khoản 2 điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ)

4.3  Việc anh Thành thông báo về đầu bút bi đặc biệt của mình nằm ngoài 2 trường hợp nêu trên

Giải pháp kỹ thuật đó không đảm bảo tính mới nên sẽ không được bảo hộ sáng chế.

5. Trường hợp anh Thành đã gửi đơn xin cấp bằng bảo hộ sáng chế cho giải pháp của mình tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Sau khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định và đánh giá thấy giải pháp đó không đủ điều kiện bảo hộ dưới hình thức sáng chế nhưng vẫn đủ điều kiện được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích (khoản 2 điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ), thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế và kèm theo là bản hướng dẫn đăng kí cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho anh Thành.

Tình huống 6: Bài tập môn Luật Sở hữu trí tuệ về phát minh và sáng chế

Ngày 1/2/2006 anh A nộp đơn đăng ký độc quyền sáng chế đối với SP dao cạo râu 3 lưỡi, trong quá trình thụ lý đơn thì 15/10/2006 anh A rút đơn đăng ký vì cho rằng sáng chế trên có đưa vào SX lâu thu hồi vốn. Ngày 1/12/2006 anh B cũng nghiên cứu và chế tạo thành công dao cạo rây 3 lưỡi (nghiên cứu độc lập với A). Ngày 1/3/2007 anh nộp đơn đăng ký tại cục Sở hữu trí tuệ thì bị người có thẩm quyền của cục từ chối với lý do sáng chế trên không có tính mới vì anh A đã bộ lộ ngày 1/2/2006.

Theo anh/chị

  1. Việc từ chối của người thụ lý đơn của cục Sở hữu trí tuệ đúng hay sai.
  2. Tứ vấn gì cho anh B.

Bài làm

Về luật áp dụng

Việc nôp đơn liên quan tới bằng sáng chế là quyền sh công nghiệp, người nộp đơn là cá nhân VN đáp ứng đủ dk về năng lực. Do đó QH của anh Anh A với cục Sở hữu trí tuệ thuộc điều chỉnh cua Luật Sở hữu trí tuệ

Cơ sở pháp lý: điều 1, 2 Luật Sở hữu trí tuệ.

Về việc bộc lộ

Việc bộc lộ phải hiểu rằng sáng chế đó đã được công khai cho người khác biết, việc công khải phải bằng (i) sử dụng, (ii) mô tả bằng vb và (iii) hình thức khác

Việc anh A nộp đơn sau đó hủy bỏ, có thể thấy các vấn đề sau

Thứ nhất, việc anh A nộp đơn không thể xem là mô tả bằng văn bản vì đó là các giấy tờ gửi lên cho cục đăng ký Sở hữu trí tuệ, việc này đang trong giai đoạn thụ lý nên không thể xem là công khai các văn bản đó ra công chúng.

Thứ hai, A chỉ mới nộp đơn, tức sản phẩm chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng nào (sản xuất, khai thâc, quảng cáo…) nên không thể xem là đã bị bộc lộ.

Thứ ba, các hình thức khác: anh A ngoài việc nộp đơn, đơn còn đang trong quá trình thụ lý nên không thể xem đây là việc công khai bộc lộ ở các hình thức khác.

Do đó, hoàn toàn có thể khẳng định sáng chế trên chưa bị mất tính mới nên việc từ chối của cục Sở hữu trí tuệ là sai quy định.

Cơ sở pháp lý: K1-60, K1-124, 111 Luật Sở hữu trí tuệ.

Anh B có quyền phản đối từ chối trong TH nhà cục quy định để yêu cầu cục Sở hữu trí tuệ thẩm định lại. Cục phải thẩm định lại trong vòng 18 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu của anh Anh B

Cơ sở pháp lý: 3a-117, 2a-119 Luật Sở hữu trí tuệ.

Tình huống 7: Bài tập môn Luật Sở hữu trí tuệ về phát minh và sáng chế

Anh A là nhân viên Công ty X (công ty này chuyên sản xuất các mặt hàng công nghiệp) và là tác giả của phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp. Tuy nhiên, giữ anh Anh A và Công ty X xảy ra bất đồng trong việc xác định tác giả của phương pháp này. Theo anh/chị:

a. Tác giả của phương pháp này là anh A hay Công ty X?

b. anh A/Công ty X nên đăng ký bảo hộ sáng chế hay bảo mật phương pháp với ý nghĩa là một bí mật kinh doanh?

Bài làm

a. Tác giả của phương pháp này là anh A hay Công ty X?

Về luật áp dụng: tranh chấp xảy ra giữa các bên là tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện về năng lực của LSở hữu trí tuệ, đối tượng tranh chấp “PP xủ lý nước thải’ là đối tượng thuộc quyền shCN và phạm vi tranh chấp liên quan tới quyền này.

Do đó luật áp dụng trong tình huống này là luật  Sở hữu trí tuệ

Cơ sở pháp lý: điều 1, 2, 3 Luật Sở hữu trí tuệ.

Về đối tượng tranh chấp:

Đối tượng ở đây là phương pháp xử lý nước thải, là một giải pháp cho một vấn đề xác định, do đó có thể xem là 1 đối tượng thuộc quyền SHCN

 

 

Cơ sở pháp lý: k4-4 Luật Sở hữu trí tuệ.

Về tác giả của PP:

TH 1: anh A vì là nhân viên, thường xuyền thực hiện hoạt động của công ty nên đã tự minh nảy ra ý tưởng về PPXLNT. anh A là người trực tiếp sáng tạo ra PP này, do đó anh A chính là tác giả của PPXLNT

Cơ sở pháp lý: K1-122 Luật Sở hữu trí tuệ.

TH2: anh A cùng chính công ty nghiên cứu,’ hợp tác để sáng tạo  ra PP xử lý nước thải, khi này cả 2 là đồng tác giả

Cơ sở pháp lý: K1-122 Luật Sở hữu trí tuệ.

b. anh A/Công ty X nên đăng ký bảo hộ sáng chế hay bảo mật phương pháp với ý nghĩa là một bí mật kinh doanh?

Về tính pháp lý khi đăng ký

TH1: anh A đăng ký BH sáng chế.

PP này của anh Anh A rõ ràng là 1 quy trình nhằm giải quyết vấn đề xác định là nước thải DN bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, rõ rằng là phù hợp với định nghĩa sáng chế.

Cơ sở pháp lý: K12-4 Luật Sở hữu trí tuệ.

PP của anh Anh A có thể có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng được trong công nghiệp . Ngoài ra, nếu không có tính mới thì vẫn được bảo hộ với hình thức giải pháp hữu ích.

Cơ sở pháp lý: K1-58 Luật Sở hữu trí tuệ.

Do đó về tính chất pháp ly thì khả năng được chấp nhận đăng ký với hình thức sáng chế khá cao.

TH2: anh A đăng ký bí mật kinh doanh.

Để là bí mật kinh doanh phải không là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được. Việc hệ thống xử lý nước thải ở nước ta hiệ nany cũng đã có nhiều quy trình như vậy, việc trùng lặp là khó tránh, nên không thể coi là không phải hiểu biết thông thường. Ngoài ra đây là 1 PP giải quyết vấn đè kĩ thuật, không hẳn là 1 PP giúp tạo lợi thế hơn hẳn trong quá trình  kinh doanh so với các DN khác.

Do đó, khả năng được chấp nhân với hình thức này là không cao

Cơ sở pháp lý: Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ.

Về các quyền áp dụng

Nếu dk sáng chế, anh A có được các quyền như (i) sx (ii) áp dụng (iii) khai thác (iv) lưu thông và (v) nhaapj khẩu. Trong khi đó, nếu với hình thức bí mậ kinh doanh, anh A chỉ được  (i) áp dụng và (ii) bán bí mật đó, mà quyền áp dụng thì nếu đăng ký sáng chế anh A cũng có quyền tương tự.

Ngoài ra, với thực tiễn sử dụng của PP này, có thể sử dụng trên thực tế cả 4 quyền sử dụng trên. Nếu anh A dk bí mật thì sẽ tự thu hẹp khả năng sử dụng của PP khi mà thực tế khả sử dụng là nhiều hơn.

Về rủi ro

Nếu đk bí mật, anh A luôn phải đảm bảo việc luôn có các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh không bị bộc lộ và tiếp cận, đồng thời sẽ luôn có nhuwxg người muốn tiếp cận bí mật đó để ứng dujgn. Giả sử vì rủi ro anh A không đảm bảo được bí mật thì sẽ mất ngay lợi thế khi kinh doanh, hoặc anh A không còn muốn bảo về nữa thì không còn là bí mật và không được bảo hộ nữa.

Cơ sở pháp lý: Đ84 Luật Sở hữu trí tuệ.

Còn nếu dk dạng sáng chế, khi này sáng chees đã công khai, anh A không phải lo lắng việc bảo mật nữa, chỉ việc tạp trung sử dụng quyền của minh một các h tốt nhất. Kể cả khi anh A không sử dụng thì vẫn được bảo hộ trong 1 tác giả là 5 năm liên tiếp cho đến khi anh A muốn thì vẫn có thể tiếp tục mà không phải lo lắng lúc nào cũng giữ bí mật như trên

Cơ sở pháp lý: k2-136, K1-124 Luật Sở hữu trí tuệ.

Tóm lại anh  A nên dk dạng sáng chế

Tác giả của phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp là anh A chứ không phải Công ty X

Vì: Quá trình tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học là quá trình hoạt động sáng tạo của cá nhân. Tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học chỉ có thể là những con người cụ thể, họ đã bằng lao động sáng tạo của mình để trực tiếp tạo ra tác phẩm.

Điều 736 BLDS 2005 có quy định như sau:

1. Người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (sau đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó. Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả.

2. Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó.

Theo quy định tại Điều 8 NĐ 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan thì tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm: “Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả”.

Như vậy, trong tình huống nêu trên thì anh A chính là cá nhân bằng sức lao động của mình trực tiếp tạo ra tác phẩm. Để tạo ra phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp nêu trên thì anh A đã phải bỏ sức lao động và khả năng sáng tạo của mình để tìm hiểu, nghiên cứu và chế tạo ra phương pháp đó. Và như tình huống đã nêu ở trên, Công ty X chỉ là cơ quan chủ quản của anh Anh A chứ không hề tham gia vào một phần nào trong việc tạo ra tác phẩm khoa học của anh Anh A.

Ngoài ra, anh A còn đáp ứng được những yêu cầu mà tác giả của tác phẩm cần có:

– Thứ nhất, anh A là người trực tiếp thực hiện các hoạt động sáng tạo để tạo ra phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp. Hoạt động sáng tạo của tác giả là sự lao động trí óc để tạo ra các tác phẩm một cách sáng tạo hay nói cách khác, các tác phẩm phải là kết quả của hoạt động sáng tạo được thể hiện trên hình thái vật chất hoặc được thể hiện thông qua hình thức nhất định, có tính độc lập tương đối, mang tính mới về nội dung, ý tưởng hoặc mang tính mới về sự thể hiện tác phẩm. Có thể nói, ở đây anh A đã phải sử dụng trí óc của bản thân mình để đưa ra các phương pháp hợp lý cho việc xử lý nước thải công nghiệp.

Tuy anh A có thể chế tạo phương pháp xử lý nước thải đó là dựa trên kinh phí, vật chất, phương tiện, tư liệu hoặc những ý kiến đóng góp của Công ty X nhưng ở đây, Công ty X cũng không được công nhận là tác giả của phương pháp đó. Căn cứ theo Khoản 2

Điều 8 NĐ 100/2006/NĐ-CP: “2. Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.”.

– Thứ hai, người tạo ra tác phẩm phải ghi tên thật hoặc bút danh của mình trên tác phẩm được công bố. Vì tác phẩm của anh Anh A chưa được công bố nên không thể biết được anh A có ghi tên thật hay bút danh của mình trên tác phẩm không. Nhưng vì anh A là nhân viên của Công ty X nên chỉ được thực hiện những việc mà Công ty X đã giao, khi anh A muốn chế tạo phương pháp xử lý nước thải đó thì chắc chắn anh A phải đưa ra được bản đề án thuyết phục được Công ty X. Và trong bàn đề án đó chắc chắn phải có đề tên thật và chứ ký của anh Anh A.

– Thứ ba, phương pháp xử lý nước thải từ các nhà máy công nghiệp được tạo ra là

Tình huống 8: Bài tập môn Luật Sở hữu trí tuệ về phát minh và sáng chế

Ông A nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế X ngày 1/2/2012 tại Cộng hòa Pháp và đã được cấp văn băng bảo hộ.

Ngày 1/9/2012, ông B nộp đơn đăng ký bảo hộ cũng sáng chế X tại Việt nam. Ngày 1/12/201,2 ông A phản đối ông B và yêu cầu cơ quan chức năng Việt Nam không cấp bằng. Phản đối được chấp nhận. Ngày 1/3/2013, ông A nôp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế X tại Việt Nam.

Là người có thẩm quyền anh (chị) giải quyết đơn của ông A như thế nào?

Bài làm

Về luật điều chỉnh:

2 bên tranh chấp là tổ chức đáp ứng dk về chủ thể, tranh chấp giữa 2 bên liên quan tới QSHCN, đối tượng tranh chấp là đối tượng thuộc SHCN thuộc ĐTđược của Luật Sở hữu trí tuệ

Do đó luật áp dụng là luật Luật Sở hữu trí tuệ.

Cơ sở pháp lý: Đ1, Đ2, Đ3 Luật Sở hữu trí tuệ.

Về đối tượng tranh chấp

Nhãn hiệu của A là “thiên thai”, của B là “Bồng lai” là khác nhau nên không thể là ĐT tranh chấp

Cơ sở pháp lý: Đ72, Đ74 Luật Sở hữu trí tuệ.

Tên TM của A và B giống nhau ở phần tên riêng, cụ thể là “thiên thai”. Tuy nhiên, sự giống nhau này vẫn không gây ra sự nhầm lẫn, tức vẫn có khả năng phân biệt A Và B bởi khu dk thứ 2 là phải có cùng khu vực KD. Trong đó, A KD ở tác phẩm HCM, còn B KD ở địa bàn tỉnh BD (không xét TH địa bàn tác phẩm HCM của A bao gồm luôn cả tỉnh BD). Do có sự phân biệt này nên tên TM cũng không phải là Đt tranh chấp

Cơ sở pháp lý: 76, k2 – 78 Luật Sở hữu trí tuệ.

Việc ghi “…” của B kèm theo tên TM, đó là chỉ dẫn TM, bởi đây là chỉ dẫn nhằm hướng dẫn TM HH (nhãn hiệu, tên TM) để giúp NSD xác định chủ thể KD (đóng chai tại cơ sở nước TTTT)

Do đó đây chính là ĐT tranh chấp

Cơ sở pháp lý: k2 – Đ130 Luật Sở hữu trí tuệ.

Về quyền của A

A là DN hợp phá và đã được CQ có thẩm quyền là CQ ĐKKD tại HCM cho phep thành lập DN lấy tên TM là “…Thiên Thai”. A đang HĐ hợp pháp do đó cũng là CSH hợp pháp tên TM NÀY< có các quyền hợp pháp của CSH. Tên TM này của A được sử dụng vào 1990, tức trước TG DN B hoạt động

Cơ sở pháp lý: 3b-6, 76 Luật Sở hữu trí tuệ.

Về hành vi của B

Hành vi xâm phạm với chỉ dẫn TM phải thỏa điều kiện:

  • Trung hoặc tương tự tên TM: với chỉ dẫn “sx tại TT”, rõ ràng tên TT là hoàn toàn trùng với tên TM, cụ thể là phần tên riêng – phần quan trọng nhất để xác định, phân biệt DN với nhau
  • Tên TM đã được sử dụng trước chỉ dẫn đó: như đã nêu, tên TM của A đã có trc khi B có chỉ dẫn TM này
  • Cùng SP, dv: cả 2 đều KD SP là nước khoáng

Do đó, có thể xác định HV của B là HV xâm phạm đối với tên TM (thuộc quyền SHCN) của B.

Cơ sở pháp lý: Kkhoản 2 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.

Bài tập tình huống môn Luật Sở hữu trí tuệ PDF

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File Bài tập tình huống môn Luật Sở hữu trí tuệ PDF trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Các tìm kiếm liên quan đến Bài tập tình huống môn Luật Sở hữu trí tuệ: câu hỏi ôn tập Luật Sở hữu trí tuệ, bài tập sở hữu trí tuệ có đáp án, bài tập tình huống về nhãn hiệu, đề thi Luật Sở hữu trí tuệ thầy châu quốc an, bài tập tình huống về quyền tác giả, bài tập lớn sở hữu trí tuệ, bài tập tình huống về sáng chế, đề thi Luật Sở hữu trí tuệ đại học luật hà nội

5/5 - (1 bình chọn)

Phản hồi

  1. Tình huống 7 mình không hiểu sao lại dùng nghị định quy định về quyền tác giả và quyền liên quan để đem ra áp dụng cho đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền