Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh

Chuyên mụcLuật cạnh tranh canh-tranh

Các quy phạm về xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh, đặc biệt là đối với các hành vi vi phạm về hạn chế cạnh tranh cũng là một trong những điểm đột phá nữa của Luật Cạnh tranh.

Từ trước tới nay, các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực đều được xử lý theo các khung phạt tiền đã được định trước. Cách tiếp cận này có ưu điểm là dễ dàng áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có nhược điểm lớn là khung phạt tiền thường nhanh chóng lạc hậu theo thời gian nên  trong nhiều trường hợp mức phạt tiền không còn tác dụng răn đe đối tượng có hành vi vi phạm.

Lần đầu  tiên, Quốc hội đã cho phép áp dụng biện  pháp phạt  tiền theo  tỉ lệ phần trăm trên doanh thu của  doanh nghiệp vi phạm trong Luật Cạnh tranh. Cụ thể, Khoản 1 Điều 118 Luật Cạnh tranh quy định “đối với hành vi vi phạm quy định về thoả  thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống  ĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử phạt  có thể phạt  tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân  vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.”

Cách  tiếp cận  này đảm  bảo  rằng  biện pháp xử lý của  Nhà nước  sẽ không bị lạc lậu theo thời gian, công bằng trong việc áp dụng. Quan  trọng hơn, việc Quốc  hội quy định mức trần phạt tiền là 10% sẽ đảm  bảo tính răn đe cao đối với các hành  vi vi phạm pháp luật cạnh tranh,  góp  phần phòng ngừa  vi phạm pháp luật nói chung.

Ngoài các hình thức phạt  chính là cảnh cáo hoặc phạt  tiền, Luật Cạnh  tranh còn quy định các  hình thức phạt  bổ sung và khắc  phục hậu  quả  sau  đây:

– Các hình thức xử phạt  bổ sung:

  • Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành  nghề;
  • Tịch thu tang  vật, phương tiện sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

– Các biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
  • Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;
  • Cải chính công khai;
  • Loại bỏ những điều  khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;
  • Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác  động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.

Riêng đối với hành  vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các  hành vi khác  vi phạm quy  định của Luật Cạnh  tranh, cơ quan có  thẩm  quyền xử phạt  tiến hành  phạt  tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc theo quy định của  pháp luật có liên quan.

Là một đạo  luật mang dáng dấp  của Luật công, Luật Cạnh  tranh sẽ không thể đi vào cuộc sống nếu không có đồng bộ các  cơ quan thực thi và cưỡng chế  thực thi. Chính vì vậy, Luật Cạnh  tranh  đã dành một điều  (Điều 121) để quy định về việc thi hành  quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Cụ thể, sau thời hạn ba mươi ngày,  kể từ ngày quyết  định xử lý vụ việc cạnh tranh  có hiệu lực pháp luật, nếu bên phải thi hành  không tự nguyện thi hành, không khởi kiện ra Tòa án theo quy định tại Mục 7 Chương V Luật Cạnh  tranh thì bên  được thi hành  quyết  định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền tổ chức  thực hiện quyết  định xử lý vụ việc cạnh tranh  thuộc  phạm vi chức  năng, nhiệm  vụ, quyền hạn  của  cơ quan đó.  Các  cơ quan Nhà nước  có thẩm  quyền có thể kể ra ở đây chính  là Cơ quan Quản  lý cạnh tranh,  Cơ quan đăng ký doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký hợp đồng.v.v.

Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành  thì bên được thi hành  có quyền yêu cầu cơ quan thi hành  án dân sự tỉnh, thành phố  trực thuộc  trung ương nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản  của  bên  phải thi hành  tổ chức  thực hiện quyết  định xử lý vụ việc cạnh tranh.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh, xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xử lý vụ việc cạnh tranh, đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, ví dụ cạnh tranh không lành mạnh, luật cạnh tranh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, nghị định 71 xử lý vi phạm cạnh tranh, quy trình xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền