Câu hỏi ôn tập môn Luật cạnh tranh

Chuyên mụcĐề cương ôn tập, Luật cạnh tranh Luật Cạnh tranh

Tổng hợp các câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận môn Luật cạnh tranh (có kèm theo file đáp án) để các bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi 2022-2023 tới.

..

Những tài liệu liên quan:

..

Câu hỏi ôn tập môn Luật cạnh tranh

Download tài liệu về máy

Câu hỏi ôn tập môn Luật cạnh tranh

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Mục lục:

Câu hỏi ôn tập môn Luật cạnh tranh

Chương 1: Những vấn đề lí luận về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh

1. Phân tích bản chất của cạnh tranh kinh tế.

2. Phân tích tác động tích cực và tiêu cực của cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.

3. Trình bày những đặc điểm cơ bản của cạnh tranh trong các hình thái thị trường: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền cho ví dụ.

4. Tại sao nhà nước phải điều tiết cạnh tranh bằng chính sách cạnh tranh.

5. Phân tích những đặc điểm cơ bản của pháp luật cạnh tranh.

6. Trình bày những điểm khác nhau giữa pháp luật kiểm soát hạn chế cạnh tranh và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.

7. Trình bày khái quát quá trình phát triển của pháp luật cạnh tranh Việt Nam.

8. Trình bày phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của luật cạnh tranh.

Chương 2: Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh

1. Phân tích ý nghĩa của việc xác định thị trường liên quan trong điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh.

2. Thị trường liên quan trong vụ việc hạn chế cạnh tranh được xác định như thế nào?

3. Hãy cho biết cách thức tiến hành và ý nghĩa của thử nghiệm SSNIP?

4. Ý nghĩa của việc xác định sức mạnh thị trường trong luật cạnh tranh?

5. Phân tích vai trò của thị trường trong việc xác định sức mạnh thị trường.

Chương 3: Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

1. Phân tích các dấu hiệu để xác định đã tồn tại một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

2. Phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chủ rộng.

3. Phân tích các hình thức thỏa thuận cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

4. Phân tích sự khác nhau giữa các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối và các thỏa thuận bị cấm có điều kiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam? Anh chị có bình luận gì về sự khác biệt này?

5. Tại sao pháp luật cạnh tranh Việt Nam quy định về các trường hợp được miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm? Phân tích ý nghĩa của từng trường hợp miễn trừ đối với chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam?

Chương 4: Pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền

1. Phân tích sự khác biệt căn bản giữa hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh? Sự khác biệt đó có ảnh hưởng gì đến cách thức xử lý của pháp luật đối với hai loại hành vi này?

2. Những cơ sở pháp lý và kinh tế để khẳng định pháp luật cạnh tranh không có mục đích xóa bỏ vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền của doanh nghiệp?

3. Ý nghĩa của các quy định về vị trí thống lĩnh của nhóm doanh nghiệp?

4. Phân biệt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của nhóm doanh nghiệp với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh?

6. Phân biệt hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ và hành vi bán hàng hóa với mức giá nhằm ngăn cản đối thủ cạnh tranh?

7. Liệt kê và phân biệt các hành vi liên kết theo chiều dọc trong nhóm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để loại bỏ hoặc ngăn cản đối thủ cạnh tranh?

Chương 5: Pháp luật về kiểm soát tập trung kinh tế

1. Phân tích đặc điểm pháp lý của tập trung kinh tế.

2. Phân tích các hình thức tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam.

3. Phân tích các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm, các trường hợp tập trung kinh tế phải thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam.

4. Phân tích các trường hợp vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế và các biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế.

5. Phân tích các trường hợp tập trung kinh tế có điều kiện và hậu quả pháp lý khi doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế.

Chương 6: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh

1. Trình bày khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

2. Phân tích đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh tranh Việt Nam.

3. Phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh với hành vi hạn chế cạnh tranh.

4. Phân tích các dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm được quy định tại điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018.

Chương 7: Tố tụng cạnh tranh và xử lí vi phạm pháp luật cạnh tranh

1. Khái niệm và đặc điểm của tố tụng cạnh tranh.

2. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cạnh tranh.

3. So sánh tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tố tụng cạnh tranh đối với hành vi tập trung kinh tế và thủ tục cạnh tranh đối với hành vi hạn chế cạnh tranh.

4. Phiên điều trần trong tủ tụng cạnh tranh và so sánh với trình tự, thủ tục phiên tòa tại tòa án.

5. Phân tích các hình thức xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

6. Phân tích thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

[Download] Đáp án câu hỏi ôn tập môn Luật cạnh tranh PDF

Download tài liệu về máy

Đáp án câu hỏi ôn tập môn Luật cạnh tranh

Nếu quá trình download tài liệu bị gián đoạn do đường truyền không ổn định, vui lòng để lại Email nhận tài liệu ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

Tìm kiếm có liên quan: Bài tập nhóm Luật cạnh tranh, Câu hỏi lý thuyết môn luật cạnh tranh, Trắc nghiệm Luật cạnh tranh có đáp AN, Câu hỏi về chính sách cạnh tranh, Câu hỏi về quy luật cạnh tranh, Các Câu hỏi về cạnh tranh, Câu hỏi trắc nghiệm luật cạnh tranh, Câu hỏi về cạnh tranh độc quyền

Nội dung của môn học Luật cạnh tranh?

Môn học Luật cạnh tranh cung cấp những kiến thức cơ bản về những vấn đề lí luận về cạnh tranh; căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh; pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền; kiểm soát tập trung kinh tế; cạnh tranh không lành mạnh; tố tụng cạnh tranh, thủ tục miễn trừ và xử lí vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Tôi muốn tham khảo thêm tài liệu về môn Luật cạnh tranh?

Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích khác tại chuyên mục: Luật cạnh tranh hoặc yêu cầu tài liệu tại đây cũng như nhận tài liệu từ hòm thư điện tử: tailieu@hocluat.vn.
Bài tập luật cạnh tranh có đáp án
100 câu hỏi trắc nghiệm môn luật cạnh tranh (có đáp án)
[PDF] Giáo trình Luật cạnh tranh – Đại học Luật Hà Nội

4.6/5 - (182 bình chọn)

Phản hồi

    • Cho em xin file đáp án câu hỏi lý thuyết với ạ. Em cảm ơn admin nhiều ạ.

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền