Hướng dẫn làm tiểu luận môn Luật hành chính

Chuyên mụcCafe Dân Luật, Luật hành chính Tiểu luận môn Luật hành chính

Một bài viết được kỳ công, vô cùng hữu ích với các bạn sinh viên của tác giả Đào Anh Dũng (fb.com/anhdunghienlanhtotbung). Xin chia sẻ để các bạn tham khảo. 

 

Những nội dung liên quan:

 

Gợi ý hướng dẫn làm tiểu luận môn Luật hành chính – Phần 1:

Chào các em, một bài viết nữa đến từ DAD.

Nội dung bài viết lần này đề cập một số gợi ý hướng dẫn làm tiểu luận môn Luật hành chính. Trước tiên, anh có một số lưu ý cho các em sau:

+) Những gì đã được đề cập ở các bài viết trước anh sẽ không nhắc lại.

+) Một lần nữa, anh không chắc chắn những gợi ý sau đây đúng 100%, anh sẽ để dấu * đối với những vấn đề anh không thật sự chắc chắn.

+) Không inbox, nếu hỏi gì thì có thể cmt ở bài viết hoặc trong nhóm.

+) Anh chỉ hướng dẫn một số đề mà các bạn cmt, việc đánh số các đề 01, 02 chỉ có giá trị trong việc gọi tên và được đánh dấu theo thứ tự các bạn ý cmt. Đồng thời việc viết hoa hoặc không viết hoa không ảnh hưởng tới nội dung được trình bày.

+) Bài viết rất dài, nếu không quan tâm, không muốn đọc, mong bạn bỏ qua, không cần cmt.

+) Mỗi bài viết hiện tại đều chỉ có thể đăng bằng điện thoại, nên anh không thể sửa hình thức chữ đậm hay note được. Nếu bạn nào biết sửa thì cho anh xin gợi ý.

Như các em cũng đã được trải nghiệm, môn Luật hành chính mang một vẻ đẹp đầy bí ẩn, chỉ dành cho những người thực sự muốn mạo hiểm khám phá và dành thời gian để chinh phục vẻ đẹp trí tuệ đó. Thế nên, một số có thể như đi lạc giữa mê cung kiến thức của môn Luật hành chính mà ậm ừ tìm một lối ra, để kết thức. Tuy nhiên, đây lại là một môn học rất quan trọng và phổ biến cũng như có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các em, và những chủ thể khác, do đó, cố gắng làm một bài tiểu luận tốt nhé.

Quay lại vấn đề, thật khó để phân loại các dạng đề hành chính. Tuy nhiên, theo anh thấy vẫn sẽ có 3 dạng chính: (i) phân tích vấn đề, (ii) áp dụng kiến thức vào giải quyết một vụ việc, (iii) kiến nghị.

Nội dung chính:

1. Phân tích vấn đề

Đối với dạng đề này, các em sẽ phải có một lượng kiến thức lý luận nhất định (lý luận, đặc điểm, ý nghĩa….), và lượng kiến thức đó là cơ sở để phân tích và bình luận, sau khi phân tích thì thấy chỗ được và chưa được để đưa ra kiến nghị hoàn thiện (đương nhiên là không có kiến nghĩ anh nghĩ cũng không sao, nhưng có thể bài chưa hoàn chỉnh lắm, điểm sẽ thấp hơn xíu).

Lý luận phải bám sát những từ khóa yêu cầu của đề bài, là những vấn đề lý luận chính và cơ bản. Và có thể lấy ví dụ thực tế vào để phân tích.

Sau đây, là một số dạng đề cụ thể:

Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội

Đề số 01. Phân tích khái niệm nguồn của Luật hành chính, phân loại nguồn của Luật hành chính và bình luận về chất lượng các văn bản nguồn của luật hành chính hiên nay.

1.1 Khái niệm: có 4 yếu tố (i) văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo thủ tục và hình thức nhất định, (ii) nội dung là các quy phạm pháp luật hành chính, (iii) có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng liên quan, (iv) được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.

Nếu đề chỉ nói khái niệm, thì các em trích dẫn vậy có thể ok, nhưng đề yêu cầu phân tích khái niệm vì vậy các em phải phân tích những yếu tố trên tới mức rõ ràng nhất có thể. Ví dụ: (i) có mâu thuẫn với khái niệm quản lý hành chính nhà nước không (khi mà khái niệm quản lý hành chính nhà nước là đưa luật, nghị quyết, pháp lệnh của cơ quan quyền lực nhà nước vào trong đời sống xã hội)? (ii) một bộ luật có phải tất cả Bộ luật/ chương/ điều/ khoản là nguồn của ngành luật hành chính (hay các em cần làm rõ các bộ phận kết cấu của một bộ luật và đâu mới là nguồn của ngành luật hành chính) ? Đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính là gì, làm sao nhận biệt?……

1.2. Các em cũng có thể suy nghĩ về ý nghĩa của việc xác định nguồn của ngành luật hành chính?

1.3 Phân loại nguồn luật hành chính? Trong giáo trình đang phân loại nguồn của nguồn luật hành chính theo cơ quan ban hành. Các em có thể suy nghĩ về việc tại sao phải phân loại nguồn của luật hành chính? Cơ sở để phân loại/ cũng như có thể phân loại theo cách khác không?

1.4 Phân tích các nguồn của ngành luật hành chính. Nếu các em phân tích theo cơ quan ban hành, thì anh gợi ý có thể theo mô tip: (a) tên gọi của văn bản+ cơ quan ban hành, (b) nội dung của loại nguồn đó dựa trên gì và giải quyết những vấn đề gì? (ví dụ Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ dựa vào thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, quy đinh về…), (c) một văn bản quy phạm cụ thể, nội dung giải quyết vấn đề cụ thể gì, cơ sở cho ai áp dụng, phân tích rõ ràng nhất có thể….

1.5 Nguồn của luật hành chính được tiếp cận ở góc độ là văn bản quy phạm pháp luật chứa dựng quy phạm pháp luật hành chính. Vậy nhưng văn bản hành chính (không phải văn bản quy phạm) như các chỉ thị, công điện, khuyến nghị của Bộ y tế lại đang góp phần giải thích, đưa ra những xử sự cho hành vi con người để những văn bản quy phạm pháp luật hành chính có thể áp dụng? Các em có thể tìm hiểu trong bối cảnh covid hiện nay, để phân tích và gọi tên nó.

1.6 Các em có thể phân tích xung đột (mâu thuẫn, chồng chéo, đối lập cách giải quyết…) giữa các nguồn luật hành chính với nhau và hướng giải quyết? Ngoài ra có thể suy nghĩ vì sao ngành luật hành chính không có Bộ luật hành chính?

1.7 Đánh giá, các em có thể dựa vào xung đột tại 1.6 để đánh giá. Đánh giá có thể hợp lý hoặc chưa hợp lý, mâu thuẫn chồng chéo, đối lập, tản mạn….. tùy vào sự cảm nhận của các em vào hệ thống nguồn luật hành chính. Nhưng nhớ C: hợp lý hay khôn, E: vì sao? R: biểu hiện trên thực tế, T: kết luận.

1.8 Sau khi đánh giá có thể đưa ra kiến nghị hoàn thiện?

Đề số 02. Hãy phân tích vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý hành chính nhà nước?

2.1 Đầu tiên phải xác định quản lý hành chính là gì? :(i) hình thức hoạt động của nhà nước, (ii) được hiện chủ yếu bởi cơ quan hành chính nhà nước, (iii) nội dung bảo đảm chấp hành Luật, Nghị quyết, pháp lệnh của cơ quan quyền lực nhà nước, (iv) nhằm quản lý các lĩnh vực kinh tế- xã hội…..

Hiểu đơn giản là đưa ý chí được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực vào trong đời sống xã hội. Vì vậy nó sẽ có các giai đoạn : (a) xây dựng nguồn của ngành luật hành chính, (b) tổ chức thực hiện, (c) khác (có thể giám sát, phản biện xã hội, nhân sự trong cơ quan hành chính nhà nước…). Từ đó để xác định vai trò của tổ chức chính trị trong quản lý hành chính nhà nước trong ba mục a,b,c.

2.2 Em đã bao giờ đọc điều lệ của một tổ chức chính trị xã hội? Em đã bao giờ tìm trong các văn bản quy phạm pháp luật để tìm cơ sở pháp lý cho các tổ chức chính trị?

2.3 Cần hiểu các tổ chức chính trị xã hội là gì? Có bao nhiêu tổ chức? Tại sao lại cần tổ chức chính xã hội tham gia quản lý nhà nước, đóng góp vai trò trong quản lý hành chính nhà nước? Mối quan hệ của các tổ chức chính trị xã hội này với nhà nước là gì?

2.4 Dựa vào 2.1 để phân tích các vai trò của tổ chức chính trị xã hội trong quản lý hành chính nhà nước (ở 2.1 các hoạt động của tổ chức chính trị xã hội là nhân danh chính mình). Tuy nhiên, trong giáo trình có đề cập tổ chức chính trị xã hội có tham gia quản lý hành chính nhà nước trực tiếp trong vai trò nhân danh quyền lực nhà nước (được trao quyền), các em có thể phân tích 01 tổ chức chính trị xã hội tham gia hoạt động trên hoặc là tất cả trong một trường hợp cụ thể? (trong trường hợp này cũng có thể so sánh hoạt động quản lý của tổ chức xã hội trong những vấn đề thuộc tổ chức với trường hợp được trao quyền quản lý hành chính nhà nước).

2.5 Nếu em nào thấy hứng thú, có thể đánh giá vai trò hoặc thực trạng vai trò của các tổ chức? Và đề xuất giải pháp để các tổ chức chính trị phát huy vai trò của mình hơn trong quản lý hành chính.

Đề số 03*. Phân tích các biện pháp kiểm soát hành chính được thực hiện bởi cơ quan hành chính nhà nước?

3.1 Đây là một bài mà bản thân anh không chắc lắm, các em có thể tham khảo chương 12 Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước(phần nào thì các em mở ra sẽ thấy) và chương 3 các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước, chương 7 địa vị pháp lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước.

1 link bài tạp chí, nhớ là đọc để hiểu chứ đừng đọc để copy, ý tưởng có thể giống nhau nhưng dấu ấn riêng của mỗi người là khác nhau (http://lapphap.vn/…/Vai-tro-cua-co-quan-thanh-tra-doi…)

3.2 Xây dựng khái niệm kiểm soát hành chính được thực hiện bởi cơ quan hành chính nhà nước? (a nghĩ mỗi em có thể bóc tách nghĩa của từ hoặc tra cứu đâu đó một khái niệm uy tín, nếu không bắt buộc phải đi từ hành chính là? Kiểm soát là gì? (Theo từ điển tiếng việt do Viện Ngôn ngữ khoa học chủ trì soạn thảo và GS.TS Hoàng Phê chủ biên, xuất bản năm 2019, kiểm soát được định nghĩa là 1. Xem xét ngăn chặn những gì trái với quy định. Kiểm soát giấy tờ. Trạm kiểm soát giao thông) thì anh hiểu kiểm soát hành chính được thực hiện bởi cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi cơ quan hành chính nhà nước thực hiện một số biện pháp nhằm bảo đảm hoạt động quản lý hành chính nhà nước đúng theo quy định của pháp luật.

luật Hành chính

3.3 Dựa vào khái niệm và nội dung trình bày tại chương 13 của giáo trình thì có hai biện pháp chính là kiểm tra và thanh tra? Trong kiểm tra các em suy nghĩ xem có những nội dung gì? Xuất phát từ nguyên tắc nào? Phạm vi tới đâu và chủ thể thực hiện? Liệu giải quyết khiếu nại, tố cáo có phải hoạt động của kiểm tra. Đối với thanh tra cũng có nội dung tương tự vậy.

>>> Xem thêm: [PDF] Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội

3.4 Ý nghĩa/ sự cần thiết của các biện pháp kiểm soát hành chính ? Có đặt ra những yêu cầu nào đối với các biện pháp kiểm soát hành chính nêu trên không?

3.5 Phân tích các vụ việc cụ thể? Liệu vụ việc Chính phủ chỉ đạo kiểm tra làm rõ thông tin tiêm vaccxine không cần đăng ký hoặc chỉ đạo Hải phòng xem lại thủ tục xin giấy xác nhận trong đợt dịch trước có phải hoạt động kiểm tra không? Nếu không , thì là gì? (các vụ việc kiểm tra, thanh tra trên báo chí đăng rất nhiều).

3.6 Các em có thể đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát hành chính của cơ quan hành chính mặt được, chưa được? Và có thể gắn liền với một số chủ trương lớn như cải cách bộ máy hành chính nhà nước? Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả.

Đề số 04. Phân tích các hình thức thực hiện qui phạm pháp luật hành chính, bình luận việc thực hiện qui phạm pháp luật hành chính và đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện qui phạm pháp luật hành chính trên thực tế.

Đây là một dạng đề các bạn rất quen thuộc rồi, hãy cố làm mới nó khi tiến hành phân tích và bình luận.

4.1 Các em có thể phân tích theo logic nó là gì? Các yêu cầu đối với thực hiện hình thức đó? Nó khác các hình thức khác như thế nào? (ví dụ đối với hình thức tuân thủ pháp luật, quy định cấm là những quy định như thế nào?, nghĩa là mình bóc tách nó ra tới mức nhỏ nhất có thể). Các em cũng có thể phân tích thêm trách nhiệm pháp lý khi không tuân thủ những hình thức trên? Phân biệt với khuyến nghị người dân nên làm thế này thế kia?

4.2. Bình luận việc thực hiện qui phạm pháp luật hành chính? Mỗi hình thức các em có thể một hai vụ việc để phân tích như việc anh đi mua bánh mỳ bị xử phạt VPHC, người dân ra đường tập thể dục, trốn cách ly,…. Khi bình luận thì xác định đó là hình thức nào, có đáp ứng yêu cầu của hình thức đó không,…

4.3 Từ bình luận tại điều 4.2 có thể đúc rút ra một số nguyên nhân khiến việc thực hiện qui phạm pháp luật hành chính chưa được tốt và đề xuất giải pháp.

Đề bài số 05. Hãy bình luận các biện pháp cưỡng chế thi hành qyết định xử phạt VPHC theo Luật XLVPHC 2012. Minh họa bằng ví dụ?

4.1 Khái niệm các em có thể tham khảo khái niệm cưỡng chế hành chính trong từ điển luật học.

4.2 Cơ sở pháp lý là điều 86.2 Luật XLVPHC 2012.

4.3 Bình luận các biện pháp các em có thể: điều kiện áp dụng, chủ thể áp dụng, thủ tục (chia ý theo nghị định hướng dẫn cũng được).

4.4 Mối quan hệ của các biện pháp cưỡng chế? Giả dụ, có thể áp dụng đồng thời biện pháp nào không? Giả dụ, một ông không có tiền trong tài khoản, không có tài sản, thì tính cưỡng chế hay áp dụng biện pháp cưỡng chế kiểu gì?

4.5 Khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế đòi hỏi có những yêu cầu gì? Trong trường hợp áp dụng các biện pháp cưỡng chế sai thì trách nhiệm thuộc về ai và giải quyết như thế nào?

4.6 Các ví dụ minh họa nên lên báo lấy các vụ việc để bảo đảm mình ngồi bịa ra ví dụ không hợp lý bị trừ điểm. Nếu em nào trình độ cao thì có thể kiến nghị hoàn thiện các biện pháp cưỡng chế đó.

Chúc mọi người buổi sáng vui vẻ!

DAD.

Gợi ý hướng dẫn làm tiểu luận môn Luật hành chính – Phần 2:

Chào các em!
Nối tiếp những vấn đề được trình bày ở phần 1, phần 2 tập trung giải quyết những vấn đề và đề bài còn lại. Hi vọng những chia sẻ sẽ mang tới sự hữu ích khi các em làm bài tập và như “ rắc thêm chút gia vị cho món chính các em trình bày trong bài tiểu luận”.
Tiếp…

Đề số 05. Hình thức xử phạt tiền và những yêu cầu đối với áp dụng hình thức xử phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính? Hãy lấy ví dụ vi phạm về thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tiền?

5.1 Để tiện giải quyết những dạng đề như thế này, các em có chú ý và phân chia: đối tượng bị xử phạt vphc là cá nhân hay tổ chức/ người thành niên hay chưa thành niên, lĩnh vực cụ thể như an toàn giao thông, môi trường, (bởi những lĩnh vực cụ thể sẽ có mức phạt, quy định cụ thể về những yêu cầu đối với việc xử phạt tiền như khi nào được dừng xe người tham gia giao thống…), thẩm quyền xử phạt vphc, thủ tục, thời hiệu,..

5.2 Hình thức xử phạt tiền thì phải biết nó là gì? Điều kiện áp dụng hình phạt tiền (khi nào áp dụng hình phat tiền)? Ngoại lệ/ trường hợp không áp dụng mặc dù đủ căn cứ áp dụng/ có sự kiện loại bỏ trách nhiệm hành chính (ví dụ như có cụ ông không bị phạt tiền khi ra đường sau 18h ở TP. HCM)?

5.3 Sau đó các em phân tích điều luật về hình phạt tiền tại điều 23, 24 . Nếu chỉ copy lại và phân tích theo điều luật thì có vẻ không ổn lắm, mà nên gom các điều luật đó lại thành các tiêu chí và lấy ví dụ phân tích cho cái mình muốn làm rõ. Ví dụ nhé k1 điều 23 là mức khung tối thiểu và tổi đa hình phạt tiền, tuy nhiên sẽ áp dụng đối với 1 hành vi vi phạm, ngoại lệ khoản 3 điều 24 (ví dụ mức phạt tiền tối đa đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là 10% tổng doanh thu…..điều 111.1 luật cạnh tranh 2019) các em cũng có phân tích vì sao có ngoại lệ này?

5.4 tiếp, Xác định khung hình phạt và mức hình tiền phạt : (i) do Chính phủ, (ii) Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Sau đó trích luật và phân tích, cũng có thể tìm xem chính phủ ban hành bao nhiêu nghị định xử phạt, mức tổi 5.5 Áp dụng tương tự với điều 24.

5.6 Yêu cầu đối với hình thức xử phạt tiền. Vì có rất nhiều tố và quy định tản mạn nên a nghĩ có thể chia ra: (i) yêu cầu chung đối với hình phạt tiền, (ii) yêu cầu riêng trong từng lĩnh vực.

(i) yêu cầu chung đối với hình phạt tiền:

– Vì hình phạt tiền là một hình thức xử phạt vi phạm hành chính vì vậy yêu cầu đầu tiên là phải đáp ứng quy định tại điều 3.

– yêu cầu về thủ tục :

Thẩm quyền

Lập biên bản/ không lập biên bản

Thủ tục khác:

– thời hiệu (tại điều 6)

– mức phạt

– xử phạt có cơ sở pháp lý: về mặt nội dung có hành vi vi phạm được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật

(ii) yêu cầu riêng trong từng lĩnh vực: chủ yếu đối với từng lĩnh vực cụ thể, sẽ có thể quy định riêng phù hợp với lĩnh vực đó, chỉ cần tìm một số yêu cầu riêng trong 1 2 lĩnh vực cụ thể thôi.

5.7 tiếp. Ngoài ra, việc xử phạt cũng cần phải xem xét thêm yếu tố hợp tình (như những câu chuyện trong mùa dịch covid 19): cơ sở cho yếu tố hợp tình không thực sự hợp lý về mặt pháp lý, có thể viện dẫn yêu cầu khi áp dụng đối với thủ tục hành chính, tuy nhiên cũng có thể là một ngoại lệ của hình phạt tiền khi không áp dụng phạt tiền mà nhắc nhở….

Luật xử lý vi phạm hành chính

Đề số 6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính; từ đó nêu vai trò của hai loại thời hiệu này trong xử phạt hành chính.

6.1 Sự khác biệt cơ bản nhất là ở giai đoạn áp dụng thời hiệu và hậu quả pháp lý.

6.2 Đây là một đề mà khá khó để viết đột biến và viết dài, một số tiêu chí các em có thể tham khảo: thời hạn, ngoại lệ, thời điểm để tính thời hiệu, cơ sở để tính thời hạn,.. (do đó nếu em nào làm đề này có ý tưởng thêm có thể inbox anh).

6.3 Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thông thường là 1 năm, vậy xử phạt vi phạm hành chính có bao gồm thủ tục xử phạt như lập biên bản, ra quyết định và thi hành. Nếu bao gồm thì liệu có mâu thuẫn với thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không?

6.4 Nếu quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành không đúng quy định của pháp luật thì thời hiệu thi hành tính ra sao?

6.5 Vai trò: các e cần liên kết với các nguyên tắc ở điều 3, mục tiêu, nhiệm vụ các cơ quan nhà nước…..

Đề số 07. Phân tích nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điều 52 Luật xử ý vi phạm hành chính năm 2012. Lấy ví dụ cho từng khoản.

7.1 Các em có thể phân tích theo khoản, hoặc gọi tên nó thành tiêu chí, và xem xét văn bản hướng dẫn.

7.2 Không tìm dược bài viết chính thống nên a đưa ra một số tên gọi dựa trên cách hiểu của mình:

– Nguyên tắc 01 hành vi: nghĩa là thẩm quyền theo điểu 38 đến 51 dựa trên mức phạt tiền là xác định với 01 hành vi, nếu có 02 hành vi thì tổng phạt tiền có thể cao hơn quy định tại điều 38 đến 51, tuy nhiên mỗi lần không được vượt quá.

– nguyên tắc đối tượng thực hiện: nếu là cá nhân thì giữ theo quy định 38 đến 51 về mức phạt tiền, tuy nhiên tổ chức thì thẩm quyền dựa vào mức phạt tiền được x2

– nguyên tắc ưu tiên: (i) ưu tiên áp dụng mức phạt của chính phủ, (ii) người thụ lý đầu

– Nguyên tắc thẩm quyền chung và riêng: chủ tịch ủy ban nhân dân và các cơ quan quản lý ngành mình quản lý

– Nguyên tắc xác định thẩm quyền đối với nhiều hành vi vi phạm hành chính: khoản 4

[ Theo 5 Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định xác định về thẩm quyền xử phạt, trong một số trường hợp thay tỷ lệ % thì phải quy định mức cụ thể. Các em có thể lấy các nghị định xử phạt để phân tích thêm các điều 38 đến 51 : https://thuvienphapluat.vn/…/Nghi-dinh-117-2020-ND-CP… ]

7.3 Nên lên mạng tìm các vụ việc cụ thể để lấy ví dụ cho từng khoản và phân tích.

2. Áp dụng kiến thức vào giải quyết vụ việc

Một số lưu ý chung:

– Dạng đề này đòi hỏi các em phân tích các dữ kiện thông tin và áp dụng trực tiếp quy định của pháp luật, vì vậy đừng kiểu trích dẫn những đoạn như là nghiên cứu, khái niệm…

– Phải liệt kê hết những văn bản quy phạm pháp luật liên quan .

– Việc đánh số lại là do có thể bỏ sót đề ở các dạng bài, nếu đánh số tiếp sẽ ảnh hưởng khá nhiều.

Dưới đây là các dạng bài cụ thể:

Đề số 1. Trường tiểu học X

1.1 Không thiếu những bài viết phân biệt công chức và viên chức trên mạng, hãy làm nó thú vị hơn. Đi từ một cái gốc khác biệt nhất rồi ra các khác biệt khác và có thể phân tích cụ thể hơn.

1.2 Hợp đồng làm việc, câu này trong luật có, cơ mà có thể giải thích rõ hơn hoặc tách ra từng ý để phân tích các ý cụ thể hơn.

1.3 Tại thời điểm hiện tại đã có những thay đổi về quy định của pháp luật? Vấn đề chính của câu này là áp dụng quy định của pháp luật trong trường hợp có thay đổi, thì cần tìm hiểu trong quy định mới có quy định về áp dụng giải quyết sự thay đổi (thường gọi là điều khoản chuyển tiếp), và chế độ, chính sách bà H đang hưởng là của công chức hay viên chức?

1.4 thẩm quyền bổ nhiệm, thực tế nếu gõ google các em sẽ thấy có sự phân vân, chồng chéo và ngay cả thực tế cũng không thật sự chắc chắn. Tuy nhiên mấu chốt ở đây là hiệu lực pháp lý của các văn bản PL là cơ sở áp dụng thẩm quyền bổ nhiệm cái nào cao hơn cái nào(giải quyết xung đột pháp luật), các em cũng có thể sử dụng thêm nguyên tắc trong quản lý hành chính học trong những bài đầu để bổ sung lập luận để đưa ra một đáp án? Hoặc cũng có thể đi nước đôi,…

1.5. Căn cứ tại 1.3 để xác định cơ sở xem xét xử lý kỷ luật? Đồng thời xem xét quy định pháp luật thời điểm hiện tại để xem xét 2 hành vi: liên quan thực hiện nhiệm vụ và vi phạm pháp luật.

1.6 Thủ tục kỷ luật thì quy định pháp luật khá rõ rồi.

3. Dạng kiến nghị

Đề số 01. Trong vòng 10 năm từ 2010 đến 2020…..

1.1 Các em cần biết, các Nghị định đó quy định về gì, có phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh, kết cấu nghị định ra sao? Các căn cứ để ban hành Nghị định,….

1.2 Sử dụng tài khoản thuvienphapluat hoặc cấc trang tương tự bật chức năng so sánh văn bản thay thế để so sánh từng văn bản với nhau.

1.3. Một số gợi ý về lý do:

– Mức phạt tiền không còn phù hợp

– Vấn đề quy định chung, quy định riêng: Một số quy định chung thì nghị định không còn quy định…

– Các văn bản mà Nghị định căn cứ, ảnh hưởng tới hiệu lực của văn bản hướng dẫn là nghị định (đọc luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

– Do sự thay đổi của các quan hệ xã hội: tìm kiếm quy định về hành vi vi phạm và khác, cũng có thể bổ sung một số quy đinh xử phạt,….

– Do thực tiễn áp dụng: một số cần giải thích rõ hơn, một số cụ thể….

– Một mẹo nữa là lên mạng tìm bài báo về bối cảnh hoặc việc thông qua các nghị định để hiểu rõ hơn vì sao?

1.4 Bất lợi và có lợi các em phải đánh giá dựa trên quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ, cũng như các đối tượng bị ảnh hưởng bởi Nghị định.

1.5 Việc trao quyền cho cá nhân tổ chức thực hiện quản lý hành chính nhà nước? Dễ dàng nhất cá tìm những trường hợp nhà nước trao quyền cho cá nhân và tổ chức vừa để lấy ví dụ phân tích vừa để hiểu vì sao? Sau đó liên kết với các nguyên tắc pháp lý về tổ chức quyền lực và chế độ dân chủ? Cũng có thể xem xét về vấn đề nhân lực hoặc chính do lĩnh vực/ công việc đó đòi hỏi phải trao quyền? Nhớ lấy ví dụ chứng minh, đừng suốt ngày phi cơ trưởng nhé.

Đề số 02. Tại sao nói quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài……

2.1 Các em cần hiểu rõ bản chất người nước ngoài và công dân khác nhau ở chỗ nào, đã bao giờ nghe bảo hộ công dân chưa? Ngoài ra để hay có thể đọc thêm một số công ước quốc tế về quyền con người. Ví dụ rất phổ biến nhé, lấy ví dụ và phân tích có cơ sở pháp lý (quy đinh pháp luật) rõ ràng.

2.2 Đọc : https://thuvienphapluat.vn/…/Luat-Nhap-canh-xuat-canh…. Cố gắng đừng copy trên mạng, nên viết dạng luận.

2.3 Hộ chiếu vác xin là gì? Có thể tách từ hộ chiếu + vacxin để dịch nghĩa, hoặc em nào giỏi tiếng anh thì tra cụm từ hộ chiếu vacxin, nó được thông dụng hơn ở nước ngoài. https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/-/6847912-114

2.4 Hộ chiếu vác xin thực chất liên quan đến: quy định phòng chống dịch, xuất nhập cảnh, tiêm phòng vacxin. Dựa vào 3 trụ cột đó các em tra các quy định pháp luật liên quan để tìm kiếm cơ sở cho việc chấp nhận hộ chiếu vacxin sẽ an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, thông lệ tại một số nước áp dụng hộ chiếu vacxin, cam kết hoặc mục tiêu của VN cũng là một lý do.

2.5 Đừng trả lời dạng kiến nghị chỉ có lập luận mà không có căn cứ pháp luật? Cần tìm hiểu các vấn đề sau đây:

– Hộ chiếu vacxin mang lại ý nghĩa gì? Nó có thể làm giả không?

– Điều kiện tiêm vacxin ở Việt Nam? Từ các nhóm đối tượng, cho đến quy trình, chi phí, phân phối các loại vacxin.

– Có liên hệ với điều kiện vào sân khi đã tiêm vacxin ở nước ngoài, hoặc một số quy định VN dành cho người đã tiêm vacxin (nếu có)

– Nếu có sự phân phối không đồng đều hoặc khó khăn tiếp cận cần hiểu rõ nguyên nhân và phân biệt liệu có bất bình đẳng không?

– Giải pháp phải xuất phát từ nguyên nhân và thực trạng? Quỹ mua vacxin (một hình thức xã hội hóa cũng là cách),…..

Tớm lại, những hướng dẫn chỉ mang tính chất tham khảo, kể cả một người biết đâu là đúng đâu là sai cũng sẽ thật vô nghĩa nếu không thể minh chứng cho những lập luận bằng cơ sở pháp lý chắc chắn, bằng lối viết thông minh, ngắn gọn và phân tích sâu hợp lý. Vì vậy, hãy cố gắng vận dụng khả năng của mình để thêm các gia vị, thành phần khác trong bài tiểu luận của mình. Dù không phải đầu bếp thượng hạng, nhưng các em hoàn toàn có thể chinh phục thầy cô với món ăn tiểu luận hấp dẫn và đầy tâm huyết của bản thân mình trong đó.

Chúc may mắn!

DAD.

Link bài viết gốc:

– Phần 1: https://www.facebook.com/anhdunghienlanhtotbung/posts/1161972024310555
– Phần 2: https://www.facebook.com/anhdunghienlanhtotbung/posts/1163869694120788
4.8/5 - (16105 bình chọn)

Phản hồi

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền