Vì sao phải bảo vệ Hiến pháp? Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay?

Bảo vệ Hiến pháp

Bảo vệ Hiến pháp chính là bảo vệ chủ quyền của nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, từ nền tảng pháp lý và những giá trị, cao quý nhất của xã hội. Thông qua đó, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững chế độ chính trị của đất nước.

..

Những nội dung liên quan:

..

Bảo vệ Hiến pháp là gì?

Bảo vệ Hiến pháp (hay còn gọi là bảo hiến) là tổng hợp các hoạt động được tiến hành bởi các cơ quan, cá nhân mà Hiến pháp quy định nhiệm vụ và quyền hạn nhằm bảo đảm sự tôn trọng và thi hành Hiến pháp, ngăn ngừa và xử lý mọi hành vi vi phạm Hiến pháp.

Vì sao phải bảo vệ Hiến pháp?

Bảo vệ Hiến pháp có vai trò, ý nghĩa chính trị pháp lý đặc biệt đối với chế độ chính trị của mỗi quốc gia đặc biệt là đối với Việt Nam bởi:

Về phương diện chính trị, Hiến pháp là văn bản xác định chế độ chính trị, phản ánh tổ chức chính trị của quốc gia đó.

Mỗi quốc gia phải lựa chọn cho mình một chế độ chính trị phù hợp, sự phù hợp đó là điều kiện cho sự phát triển xã hội và từng con người. Nếu áp dụng một chế độ chính trị không phù hợp sẽ là rào cản kìm hãm sự phát triển xã hội. Để chế độ chính trị của quốc gia ổn định phải dựa trên nền tảng chính trị vững chắc và thống nhất của Hiến pháp. Ở Việt Nam, Hiến pháp 2013 xác định mô hình chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa với các thành tố cơ bản: Chủ quyền Nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội.

Về phương diện pháp lý, Hiến pháp là văn bản chứa đựng những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội chủ đạo, nền tảng và quan trọng nhất của quốc gia.

Hiến pháp 2013 điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản về: chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội; tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước… Chính vì vậy, Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, định hướng cho các văn bản quy phạm pháp luật khác.

>>> Xem thêm: Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất

Về phương diện xã hội, Hiến pháp ghi nhận và thể hiện những giá trị xã hội như: tự do, công lý, bình đẳng, dân chủ, nhân quyền…

Đây là những giá trị mà toàn xã hội muốn hướng tới. Với vai trò và tính chất đặc biệt quan trọng như vậy, bảo vệ Hiến pháp chính là bảo vệ chủ quyền của nhân dân, vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, từ nền tảng pháp lý và những giá trị, cao quý nhất của xã hội. Thông qua đó, bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững chế độ chính trị của đất nước.

Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp được quy định như thế nào?
Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp được quy định như thế nào?

Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp thuộc về ai?

Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp thuộc về Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân (Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp được quy định tại Khoản 2 Điều 119 Hiến pháp năm 2013).

Bảo vệ Hiến pháp như thế nào?

Bảo vệ Hiến pháp gồm những nội dung cụ thể sau:

Giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết hoặc gia nhập.

Trên cơ sở hoạt động này, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp sẽ loại trừ, vô hiệu hóa các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp, trái với Hiến pháp hoặc đề nghị cơ quan nhất định phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm quyền hiến định.

Giải thích Hiến pháp.

Hiến pháp chứa đựng những nguyên tắc và khung pháp lý rất rộng, trừu tượng, ổn định trong thời gian dài, cần phải được giải thích chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: “thông qua giải thích chính thức, nội dung và ý nghĩa của các quy định của Hiến pháp được hiểu một cách thống nhất, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể. Theo đó, Hiến pháp phát huy được vai trò của mình là nhân tố đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của một chế độ chính trị – xã hội, là nền tảng pháp lý của một nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”(1).

Giải quyết khiếu kiện vi hiến (trong đó có cả khiếu kiện liên quan đến hành vi vi phạm quyền và tự do hiến định của công dân).

Pháp luật một số nước quy định, quyền khởi kiện trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những hành vi vi hiến. Cơ quan bảo vệ Hiến pháp ra phán quyết về tính hợp hiến hay không hợp hiến của hành vi bị khiếu kiện, buộc cơ quan hoặc cá nhân có liên quan phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nào đó nhằm khôi phục lại trật tự hiến định, bảo đảm và bảo vệ quyền và tự do hiến định của công dân.

Xem xét tính hợp hiến của các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân.

Bầu cử và bỏ phiếu trưng cầu ý dân là hai hình thức dân chủ hiến định, vì vậy, hoạt động bảo vệ Hiến pháp cũng bao hàm việc giám sát tính hợp hiến của các cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân.

Vấn đề bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay

Đang cập nhật…

——————

(1) Lê Hồng Hạnh: “Khả năng thực hiện việc trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp cho Tòa án ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số18-2008, tr.5.


Tìm kiếm có liên quan: Bảo vệ Hiến pháp là trách nhiệm của ai, Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp được quy định như thế nào, Bảo vệ Hiến pháp là gì, Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp thuộc về ai, Tại sao nói Hiến pháp là luật bảo vệ, Hiến pháp là luật bảo vệ, Vấn đề bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay, Cơ chế bảo hiến ở Pháp, luận văn: cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật ở việt nam

Bảo vệ Hiến pháp là gì?

Bảo vệ Hiến pháp là tổng hợp các hoạt động được tiến hành bởi các cơ quan, cá nhân mà Hiến pháp quy định nhiệm vụ và quyền hạn nhằm bảo đảm sự tôn trọng và thi hành Hiến pháp, ngăn ngừa và xử lý mọi hành vi vi phạm Hiến pháp.

Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp thuộc về ai?

Trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp thuộc về Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân (Khoản 2 Điều 119 Hiến pháp 2013).

4.7/5 - (48063 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.