Vì sao chủ thể của điều ước quốc tế phải là chủ thể của Luật quốc tế?

Chuyên mụcCông pháp quốc tế Điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là văn bản ghi nhận thoả thuận của các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận được ghi nhận trong một văn kiên duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của các văn kiện đó (Điểm a, Khoản1 Điều 2 Công ước Viên năm 1969)

 

Các nội dung liên quan:

 

Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ ký kết và thực hiện điều ước quốc tế

a. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quá trình ký kết điều ước quốc tế

– Xuất phát từ đặc điểm cơ bản của luật quốc tế là không có các cơ quan lập pháp chuyên trách nên quá trình xây dựng luật quốc tế luôn được tiến hành bởi chính các chủ thể luật quốc tế. Đặc điểm này chi phối và có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế theo hướng việc ký kết này sẽ hoàn toàn dựa trên cơ sở là ý chí  Như vậy, sự bình đẳng trong quan hệ tự nguyện của các bên tham gia kết ước.  này trở thành căn cứ để đánh giá tính hợp pháp của một điều ước quốc tế.

– Điều 49 Công ước Viên 1969 ghi nhận “Nếu một quốc gia đi đến quyết định ký kết một điều ước do việc xử sự dối trá của một quốc gia tham gia đàm phàn khác, thì quốc gia đó có thể nêu lên sự man trá này như là khiếm khuyết của sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của điều ước”; hay tại điều 52 ” Mọi điều ước, mà việc ký kết đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực trái với những nguyên tắc của pháp luật quốc tế…đều là vô hiệu”. Như vậy, với những quy định trên đây của Công ước Viên 1969, thì những điều ước được ký kết mà có sự lừa dối, có sử dụng vũ lực hoặc ép buộc sẽ không có giá trị pháp lý.

Đây là nguyên tắc có ý nghĩa[ tiên quyết, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia quan hệ điều ước, tránh mọi sự áp đặt mang tính quyền lực từ bên ngoài. Đồng thời, nguyên tắc này cũng đã hạn chế sự lạm quyền và tình trạng không bình đẳng trong quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh của các chủ thể luật quốc tế.

b. Nguyên tắc điều ước quốc tế phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

– Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được xem là thước đo giá trị hợp pháp của các quy phạm pháp luật quốc tế. Do đó, mọi quy phạm pháp luật quốc tế dù tồn tại dưới hình thức thành văn hay bất thành văn đều phải có nội dung không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

– Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa nội dung của điều ước quốc tế với các nguyên tắc cơ bản thì điều ước quốc tế sẽ đương nhiên không có giá trị pháp lý. Kể cả đối với các điều ước quốc tế đang có hiệu lực thi hành, nhưng khi xuất hiện một quy phạm Jus cogens mới của luật quốc tế thì điều ước đó cũng chấm dứt hiệu lực thi hành.

c. Nguyên tắc Pacta sunt servanda

– Đây là nguyên tắc rất quan trọng được nhắc đến trong hầu hết tất cả các quan hệ pháp luật quốc tế, trong đó bao gồm cả quan hệ điều ước. Điều 26 Công ước Viên 1969 quy định “Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên thi hành với thiện chí”. Như vậy, sự tận tâm và thiện chí của các bên tham gia kết ước trong trường hợp này đóng vai trò quan trọng, vừa là cơ sở, vừa là bảo đảm để chủ thể ký kết tự ràng buộc mình vào các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ điều ước. Việc không thi hành điều ước chỉ có thể được áp dụng trong một số trường hợp nhất định (xem lại chương 2).

* Căn cứ vào các quy định của luật quốc tế và thực tiễn sinh hoạt quốc tế, điều ước quốc tế được hiểu “là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trang một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó”.

– Liên quan đến khái niệm điều ước quốc tế, bên cạnh khái niệm chung được đưa ra trong các văn bản pháp lý quốc tế, luật quốc tế cũng tạo điều kiện cho các quốc gia, trong khả năng của mình được phép ban hành các văn bản pháp luật (nhưng phải đảm bảo tính phù hợp với pháp luật quốc tế) quy định về vấn đề trên. Cùng với pháp luật của các quốc gia khác, trong Luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam năm 2005 cũng đã đưa ra khái niệm về điều ước quốc tế, theo đó điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là một bên ký kết được hiểu “là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi như hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, công hàm trao đổi và danh nghĩa ký kết”.

Cách xác định trên đây của pháp luật Việt nam là có sự tương đồng và[ phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến khái niệm điều ước quốc tế.

Các đặc điểm đặc trưng của điều ước quốc tế:

Từ định nghĩa nêu trên về điều ước quốc tế, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một số đặc điểm đặc trưng tạo ra sự khác biệt giữa điều ước quốc tế và văn kiện quốc tế khác, cũng như thấy được sự khác biệt giữa điều ước quốc tế và các văn bản pháp lý quốc gia. Theo đó, để được coi là điều ước quốc tế, văn kiện pháp lý quốc tế phải đảm bảo một số đặc trưng sau:

Đặc trưng về chủ thể: chủ thể của điều ước quốcv tế phải là chủ thể của luật quốc tế (bao gồm: quốc gia, tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của LQT).

Đặc trưng về hình thức của điều ước quốc tế: Trước tiên, chúng ta cần khẳng định ngay rằng: điều ước quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hình thức văn bản. Trước đây, trong quan hệ quốc tế có sự xuất hiện của một số điều ước quân tử (bất thành văn), tuy nhiên các điều ước loại này hiện nay hầu như không còn tồn tại trong quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế. Xem xét đặc trưng về hình thức của điều ước quốc tế, chúng ta sẽ cùng xem xét một số vấn đề liên quan đến tên gọi của điều ước quốc tế, cơ cấu của điều ước quốc tế và ngôn ngữ của điều ước quốc tế.

* Về tên gọi của điều ước quốc tế: “Điều ước quốc tế” là tên khoa học pháp lý chung (gần giống với danh từ “văn bản quy phạm pháp luật” trong hệ thống pháp luật quốc gia) để chỉ các văn bản pháp luật quốc tế do hai hay nhiều chủ thể luật quốc tế ký kết.

– Việc xác định tên gọi cụ thể cho một điều ước quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, phụ thuộc vào phạm vi và nội dung của điều ước, mà điều ước quốc tế có thể có một số tên gọi khác nhau như: Hiệp ước, công ước, định ước, nghị định thư, hiệp định…Việc một văn bản được xác định là điều ước quốc tế hay không không phụ thuộc vào tên gọi của điều ước đó là gì, và cũng không phụ thuộc vào việc điều ước đó được ghi nhận trong một hay nhiều văn kiện. Luật quốc tế không đưa ra một quy tắc chung nào để bắt buộc các bên liên quan đến việc sử dụng tên gọi nào đó cho điều ước quốc tế được ký kết. Tuy nhiên, việc đặt tên cho một điều ước quốc tế cụ thể nào đó không thể mang tính tùy tiện mà phải tuân theo những thông lệ nhất định.

VD: Khi nói đến Công ước, chúng ta nhận thấy ngay đó là điều ước quốc tế có số lượng thành viên đông và chúng thường là các điều ước quốc tế mang tính đa phương toàn cầu (Công ước Viên 1969 ..)

– Các điều ước quốc tế song phương và khu vực thường có tên gọi như Hiệp ước, Hiệp định (Hiệp ước Bắc đại tây dương…);

– Nghị định thư không bao giờ đứng độc lập, nó luôn gắn với các Hiệp định vì nhiệm vụ của nó là nhằm sửa đổi hoặc bổ sung cho điều ước quốc tế đã ký trước đó;

– Hiến chương là văn bản pháp lý mang tính chính trị cao, nó thường được gắn với 1 tổ chức quốc tế nhất định;…..v..v

* Về cơ cấu của điều ước quốc tế: Hầu hết các điều ước quốc tế song phương và đa phương thường được kết cấu thành 3 phần chính:

– Phần lời nói đầu: Phần này không được chia thành từng chương, từng điều hoặc từng khoản. Trong phần lời nói đầu không chứa đựng các quy phạm cụ thể nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cho các bên mà chỉ nêu các nội dung như: lý do ký kết, mục đích ký kết, tên của các bên tham gia ký kết…

– Phần nội dung chính: Đây là phần quan trọng nhất của điều ước. Nó chứa đựng các quy phạm pháp lý quốc tế nhằm xác lạp quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia kết ước. Phần này thường được chia thành từng chương, điều cụ thể nhằm điều chỉnh các lĩnh vực hợp tác giữa các bên.

– Phần cuối cùng: Phần này thường bao gồm các điều khoản quy định về thời hạn, thời điểm có hiệu lực của điều ước, ngôn ngữ soạn thảo điều ước, vấn đề sửa đổi, bổ sung, bảo lưu điều ước….

Ngoài cơ cấu 3 phần[ trên đây, trong một số điều ước quốc tế đa phương phổ cập còn có một hoặc một số phụ lục đính kèm. Các phụ lục này cũng chính là phần không thể tách rời và luôn đi kèm với điều ước quốc tế đó.

* Về ngôn ngữ của điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế được soạn thảo bằng ngôn ngữ nào là do sự thỏa thuận, lựa chọn của các bên tham gia kết ước. Tuy nhiên, yếu tố thỏa thuận này chủ yếu được thể hiện trong việc lụa chọn ngôn ngữ của các điều ước quốc tế song phưong và thường được ghi nhận trong phần cuối cùng của điều ước. Các văn bản pháp lý quốc tế được soạn thảo bằng ngôn ngữ được lựa chọn đều là văn bản gốc và có giá trị pháp lý như nhau. Thông thường, điều ước quốc tế song phương thường được soạn thảo bằng ngôn ngữ của cả 2 bên (trừ khi có thỏa thuận khác). Riêng đối với các điều ước quốc tế đa phương phổ cập thường được soạn thảo bằng các ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên hợp quốc đó là: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập.

Đặc trưng về bản chất của điều ướcv quốc tế: là sự thỏa thuận tự nguyện của các bên tham gia kết ước.
Đặcv trưng về luật điều chỉnh quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế: Quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế phải được điều chỉnh bằng các quy định của luật quốc tế và phải tuân thủ các quy phạm Jus cogens của luật quốc tế.

Nhận xét: Từ những đặc điểm ban đầu này của điều ước quốc tế, chúng ta[ thấy rằng không phải mọi văn bản pháp lý quốc tế hay thỏa thuận quốc tế đều là điều ước quốc tế, để có thể trở thành điều ước quốc tế văn bản pháp lý quốc tế hay thỏa thuận quốc tế đó phải đáp ứng một số điều kiện nhất định.

VD: thỏa thuận quốc tế giữa quốc gia A và công ty B (thuộc quốc gia B) liên quan đến vấn đề thương mại…đây không phải là điều ước quốc tế, và quan hệ này cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế, mà là quan hệ thuộc sự điều chỉnh của tư pháp quốc tế.

– Ngoài những điều kiện nêu trên, giữa điều ước quốc tế và các thỏa thuận quốc tế khác có sự khác biệt cơ bản nữa là tính ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia kết ước. VD đối với các tuyên bố chung trong quan hệ quốc tế. Các tuyên bố này không tạo ra sự ràng buộc cho các bên mặc dù nó cũng là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên, tuy nhiên nội dung của nó không nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ cho các bên, mà chủ yếu để thể hiện quan điểm, lập trường của quốc gia tuyên bố về một vấn đề nào đó.

Đặc trưng vềv phân loại điều ước quốc tế: Có thể phân chia điều ước quốc tế thành nhiều loại trên cơ sở các căn

cứ khác nhau, nhìn chung việc phân loại thường dựa vào các cơ sở sau:

– Dựa vào số lượng các bên kết ước, điều ước được phân thành: điều ước quốc tế song phương, điều ước quốc tế đa phương;

– Dựa vào lĩnh vực điều chỉnh, điều ước được phân thành: điều ước về chính trị, điều ước về kinh tế…;

– Dựa vào phạm vi áp dụng, có điều ước song phương, điều ước khu vực, điều ước phổ cập.
Đặc trưng về giá trị pháp lý của điều ước quốc tếv

– Là hình thức pháp luật cơ bản chứa đựng các quy phạm LQT để xây dựng và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển.

– Là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể.

– Là đảm bảo pháp lý quan trọng cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ thể LQT.

– Là công cụ để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại, cũng như để tiến hành hiệu quả việc pháp điển hóa LQT.

Ký điều ước quốc tế

 

đánh giá bài viết

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền