Mối quan hệ biện chứng giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Chuyên mụcCông pháp quốc tế Luật quốc tế

Giữa luật quốc tế và luật quốc gia có mối quan hệ biện chứng. Mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế là vấn đề lí luận truyền thống của luật quốc tế nhưng vẫn đồng thời mang tính thời sự sâu sắc đối với mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng hoàn thiện và phát triển pháp luật.

 

Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Mục lục:

  1. Lịch sử hình thành quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia
  2. Mối quan hệ biện chứng giữa luật quốc tế và luật quốc gia
    1. Pháp luật quốc gia ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế
    2. Pháp luật quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia

Luật quốc tế

1. Lịch sử hình thành quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia

Mối quan hệ giữa các quốc gia được hình thành và phát triển cùng với sự xuất hiện của các quốc gia độc lập qua các giai đoạn lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Ngay từ thời chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện những nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia.Tuy nhiên, do trình độ sản xuất thấp kém, chưa hình thành thị trường chung thế giới nên các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế còn rất thô sơ, chỉ áp dụng để diều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực. Bước sang thời kỳ phong kiến, cùng với sự phát triển của chế độ phong kiến, quan hệ giữa các quốc gia phong kiến ngày càng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực như. Từ đây pháp luật quốc tế có sự phát triển vượt bậc với sự gia tăng của quy phạm tập quán về biển, hình thành cơ quan ngoại giao, lãnh sự của một số quốc gia trên lãnh thổ của quốc gia khác và sử dụng phổ biến điều ước quốc tế như một công cụ để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Thời kỳ tư bản chủ nghĩa đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của các quan hệ quốc tế. Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ngày càng chặt chẽ mà biểu hiện cụ thể đó là sự xuất hiện và được thừa nhận rộng rãi của những nguyên tắc, quy phạm tiến bộ: nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác…. Những nguyên tắc này dần trở thành những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế. Nhưng những nội dung tiến bộ của pháp luật quốc tế thời kỳ này chỉ mang tính hình thức vì nó chỉ là công cụ dể giai cấp tư sản bảo vệ lợi ích của mình trên trường quốc tế. Pháp luật quốc tế chỉ thực sự có bước ngoặt đáng kể sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đánh dấu sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và tiếp theo là sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Pháp luật quốc tế thời kỳ này có sự biến đổi về chất với những nội dung dân chủ, tiến bộ. Pháp luật quốc tế vẫn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với pháp luật quốc gia. Trải qua các giai đoạn phát triển, mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia luôn chặt chẽ và từng bước phát triển ngày càng hoàn thiện.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa luật quốc tế và luật quốc gia

Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có mối quan hệ biện chứng, xuất phát từ lợi ích chung của quốc gia, dân tộc và cộng đồng quốc tế. Sự tác động qua lại giữa pháp luật quốc tếpháp luật quốc gia được thể hiện ở hai khía cạnh:

a) Pháp luật quốc gia ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế

Sự hình thành các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế cũng như nội dung của chúng hoàn toàn tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các quốc gia. Quan điểm của mỗi quốc gia trong quá trình thỏa thuận đó phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc và quy phạm nền tảng của chính pháp luật quốc gia. Pháp luật quốc gia thể hiện sự định hướng về nội dung, tính chất của pháp luật quốc tế. Mọi sự thay đổi và phát triển tiến bộ của pháp luật quốc gia đều tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế.

Luật quốc tế

b) Pháp luật quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia

Tính chất tác động của luật quốc tế đối với luật quốc gia được đánh giá bằng thực tiễn thực thi nghĩa vụ thành viên diều ước quốc tế, tổ chức quốc tế của quốc gia, thể hiện ở những hoạt động cụ thể khác nhau trong đó có hành vi sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của luật quốc gia sao cho phù hợp với những cam kết quốc gia đó đã ký kết hoặc tham gia. Chính vì thế, các quy định có nội dung tiến bộ thể hiện thành tựu mới của khoa học pháp lý quốc tế sẽ dần được chuyển tải vào văn bản quy phạm pháp luật quốc gia. Điều đó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc gia để quốc gia vừa có thể hội nhập vào nền tảng pháp lý chung vừa có thể thiết lập được một hệ thống pháp luật quốc gia hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, luật quốc tế còn tác động đến luật quốc gia thông qua vai trò của hệ thống này đối với đời sống pháp lý tại mỗi quốc gia, phản ánh tương quan giữa hai hệ thống khi điều chỉnh những vấn đề thuộc lợi ích phát triển và hợp tác quốc tế của quốc gia.

Những câu hỏi về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia

  • Những vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia

  • Bài giảng mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế

  • Nội dung mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia

  • Mối quan hệ giữa luật quốc tế với luật quốc gia trong bảo vệ quyền con người


Các tìm kiếm liên quan đến mối quan hệ biện chứng giữa luật quốc tế và luật quốc gia, mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia về bảo vệ quyền con người, điểm giống nhau giữa luật quốc tế và luật quốc gia, mối quan hệ giữa pháp luật wto và pháp luật quốc gia, ví dụ về pháp luật quốc gia, mối quan hệ giữa luật nhân quyền quốc tế và pháp luật quốc gia, mối quan hệ giữa luật quốc tế về quyền con người và pháp luật quốc gia, luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia, mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực quyền con người, so sánh bản chất của luật quốc tế và luật quốc gia

5/5 - (20550 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền