Tổng hợp những cuốn sách hay mà dân luật nên đọc

Sách hay dân luật nên đọc

Những cuốn sách hay về ngành luật – Tôi sẽ không nói đến lợi ích của nó bởi mỗi người sẽ có cách cảm nhận riêng. Nhưng cuốn sách này cho ta cái nhìn đa diện về (ngành luật) pháp luật, hình thành nên tư duy luật học và tạo cho ta cơ hội cảm nhận về chiều sâu của hai từ “Công lý”. Xin trân trọng giới thiệu đến bạn:

 

Những nội dung liên quan:

 

Những cuốn sách hay về ngành luật

Nếu có điều kiện, hãy mua sách để trải nghiệm tốt hơn cũng như là ủng hộ tác giả!

  1. Tinh thần pháp luật – Montesquieu
  2. Khế ước xã hội – Rousseau
  3. Cộng hòa – Plato
  4. Quân vương – Machiavelli
  5. Chính trị luận – Aristotle
  6. Chính thể đại diện – John Stuart Mill
  7. Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? – Nguyễn Cảnh Bình
  8. Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân sự – John Locke.
  9. Từ độc tài đến dân chủ – Gene Sharp
  10. Nền Dân trị Mỹ – Alexis De Tocqueville

Download tài liệu về máy

>>> Tải về máy: Giáo trình Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam – NXB Công an Nhân dân 2002

Do hệ thống lưu trữ dữ liệu của Hocluat.vn thường xuyên bị quá tải nên Ban biên tập không đính kèm File trong bài viết. Nếu bạn cần File word/pdf tài liệu này, vui lòng để lại Email ở phần bình luận dưới bài. Chúng tôi vô cùng xin lỗi vì sự bất tiện này!

1. Tinh thần pháp luật – Montesquieu

Tinh thần pháp luật là tuyệt tác triết học của Montesquieu, là một trong những tác phẩm vĩ đại trong lịch sử triết học chính trị và trong lịch sử luật học.  Mục đích cuốn sách, như chính tác giả đã nêu, là: Trình bày những nguyên nhân quyết định nền pháp lý cho mỗi quốc gia; trình bày sự phù hợp cần thiết giữa luật lệ và chế độ cai trị của một nước; trình bày những quan hệ giữa các luật lệ với nhau. Ông đã phải mất gần 20 năm cho tác phẩm này.

Tinh thần pháp luật - Montesquieu
Tinh thần pháp luật – Montesquieu

Trong khoa học luật hiện đại trên thế giới những người học Luật thường bắt đầu bằng việc đọc bộ đôi tác phẩm kinh điển: “Khế ước xã hội” của Rousseau và “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu; Tư tưởng của hai tác giả được coi là bộ đôi khai sáng về quan điểm pháp lý, mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc cách mạng tư sản 1789, bởi lẽ các tác giả của nó đã khiến cho dân pháp khinh sợ sự độc tài, đồng thời khích lệ họ vươn tới khát vọng tự do, đạo đức và bình đẳng hướng tới xây dựng một xã hội công dân và nhà nước pháp quyền. Ngày nay tư tưởng của các ông cùng những quan đểm lập pháp hiện đại phương Tây (Châu Âu và Châu Mỹ) vẫn đang dẫn dắt hàng tỷ người hàng trăm dân tộc tiến bước vào khát vọng tự do, dân chủ và thiêng liêng quyền của con người.

>>> Tải về máy: Ebook Tinh thần pháp luật .pdf 

2. Khế ước xã hội – Rousseau

Khế Ước Xã Hội là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng, mở đường cho Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền Pháp năm 1789.

Khế ước Xã hội gồm bốn quyển, mỗi quyển từ mười tới mười lăm chương. Trong lời mở đầu Rousseau viết: “Với bản chất con người như ta biết, và với tính chất có thể xảy ra của luật pháp, tôi muốn tìm xem trong trật tự của một xã hội dân sự có thể có một luật lệ cai trị nào chắc chắn và hợp tình hợp lý…”

Khế ước xã hội - Rousseau
Khế ước xã hội – Rousseau

Trong cuộc hành trình này, Rousseau cũng như các nhà tư tưởng trước ông như Thomas Hobbes và John Locke đều bắt đầu từ nguyên thủy, nhận diện con người trong trạng thái thiên nhiên của nó. Mở đầu chương thứ nhất Rousseau viết: “Con người sinh ra được tự do, nhưng ở đâu họ cũng bị xiềng xích.” Đối với Rousseau, tự do là điều kiện thiết yếu để con người là một con người. Trong trạng thái thiên nhiên mỗi con người là chủ của chính mình, nhưng từng cá nhân một không thể chống chọi với thiên nhiên để tự tồn mà phải cùng chung sống với nhau hầu có đủ sức để sống còn.

Từ xã hội sơ khai đầu tiên là gia đình, con người quần tụ thành những cộng đồng lớn hơn, nhưng trong cộng đồng lớn hơn này cần phải có luật lệ để điều hành trật tự sao cho phúc lợi và tự do của mỗi người vẫn được bảo đảm. Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ là “người” đặt ra những luật lệ này khi mỗi cá nhân đều bình đẳng như nhau? Rousseau phủ nhận mô thức chính quyền quân chủ do Grotius và Hobbes đề ra, và lý giải rằng một xã hội dân sự hợp lý, hợp tình chỉ có thể được tạo nên bởi sự thỏa thuận của mọi người tham gia. Hay nói một cách khác bởi một khế ước xã hội do mọi người cùng lập nên và mọi người phải tuân thủ.

Rousseau viết: “Cái mà con người mất đi khi chấp nhận khế ước xã hội là sự tự do thiên nhiên và sự vô giới hạn trong những việc anh ta muốn làm và những gì anh ta muốn giữ khi chiếm được; bù lại cái mà anh ta nhận được là sự tự do trong văn minh và quyền sở hữu chính đáng những gì mà anh ta có”. “Người” có thẩm quyền làm ra luật để cai trị một cộng đồng lập nên bởi khế ước xã hội, theo Rousseau, không ai khác hơn là tất cả mọi người đồng trao quyền đó cho một con người nhân tạo gọi là “Hội đồng Tối cao” (sovereign) bao gồm tất cả mọi người; con người nhân tạo này khi được thành hình bởi khế ước xã hội có đời sống và ý chí riêng. Ý chí riêng của con người nhân tạo này là ý chí của cả tập thể, gọi là “ý chí tập thể” (general will) nhằm đạt tới cái tốt chung cho cả cộng đồng.

>>> Tải về máy: Ebook Khế ước xã hội .pdf 

3. Cộng hòa – Plato

Ralph Waldo Emerson đã viết về Plato như thế này: “Plato chính là triết học, triết học chính là Plato. Ông không vợ, không con nhưng tất cả các nhà tư tưởng của tất cả các dân tộc văn minh đều là hậu duệ của ông. Biết bao nhiêu con người vĩ đại Tự nhiên đang không ngừng sản sinh ra đều là môn đệ của ông – những người theo chủ nghĩa Plato.”

Cộng hòa - Plato
Cộng hòa – Plato

Cộng Hòa (The Republic) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Plato và là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất lên sự phát triển tư duy của triết học và học thuyết chính trị. Tác phẩm bàn về nhiều lĩnh vực: thần học, đạo đức học, siêu hình học, tâm lý học, giáo dục học, chính trị học, và lý thuyết về nghệ thuật. Những vấn đề của triết học hiện đại đều được đặt ra tại đây. Nhân vật chính trong tác phẩm là Socrates cùng với nhiều học giả Athen và các nơi thảo luận về ý nghĩa của công lý. Đây cũng là một tác phẩm mà Plato viết để tôn vinh người thầy đã quá cố của mình – Socrates.

Cộng Hòa của Plato được xem là cột mốc lớn của triết học phương Tây. Mặc dù chủ đề chính là về một nhà nước lý tưởng nhưng nó xoay quanh giáo dục, tâm lý, đạo đức và chính trị. Trong những mục chính của “Cộng hòa”, Plato sử dụng những huyền thoại để khám phá bản chất tự nhiên của thực tế, truyền đạt cái nhìn về sự tiên đoán của con người và vai trò của triết học trong việc thiết lập tự do. Ông tưởng tượng ra một cái hang mà những con người bị xiềng xích từ khi mới sinh ra, chỉ làm bạn với cái bóng của chính mình. Vai trò của triết học là đưa con người thoát ra khỏi cái bóng, và hướng bản thân họ đến với thực tế. Đây chính là bản chất của việc theo đuổi sự khôn ngoan mà không một nhà nước lý tưởng nào không làm.

Cộng Hòa là tác phẩm có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tư duy triết học và học thuyết chính trị suốt hơn hai ngàn năm qua. Có người đã cho rằng, nếu đem tất cả sách vở trên thế giới ra đốt hết thì cũng không hề hấn gì, ngoại trừ cuốn “Cộng hòa” của Plato.

>>> Tải về máy: Ebook Cộng hòa .pdf

4. Quân vương – Machiavelli

Quân vương - Machiavelli
Quân vương – Machiavelli

Quả thật, hiếm có cuốn sách nào thực sự “vượt thời gian” như Quân vương, cuốn sách nhỏ khiêm nhường song vô giá của Niccolo Machiavelli. Kể cả ngày nay, và kể cả dù bản thân ta không phải một quân vương hay nhà cai trị, ta vẫn có thể rút ra từ cuốn sách này những lời khuyên đầy minh triết về thuật đối nhân xử thế, có thể dựa vào cuốn sách này để hiểu hơn về động cơ ẩn sau những động thái của các chính trị gia hiện đại – tức là, dẫu ta chỉ là một thường dân “hèn mọn”, ta vẫn có tầm nhìn thấu suốt của một đấng quân vương.

>>> Tải về máy: Ebook Quân vương .pdf 

5. Chính trị luận – Aristotle

Cuốn sách này được xem là căn bản cho Chính trị học Tây phương và ảnh hưởng sâu rộng tới các tư tưởng gia đời sau như Cicero, St. Augustine, Aquinas, và các lý thuyết gia khác thời Trung Cổ. Các lý thuyết gia hiện đại như Machiavelli, Hobbes, và các nhà tư tưởng thời Khai Sáng đều dựa trên nền tảng này mà phê phán lý thuyết và mô hình chính trị kiểu Aristotle. Nhờ vậy, họ đã phát triển nên các hệ tư tưởng mới. Vì thế, dù ta đồng ý hay không với lập luận và lý thuyết của Aristotle, hiểu rõ các nguyên lý căn bản mà Aristotle đã đề ra vẫn là điều cần thiết để có thể hiểu được các nhà tư tưởng thời Khai sáng và Hậu hiện đại.

Chính trị luận - Aristotle
Chính trị luận – Aristotle

Trong Chính Trị Luận, Aristotle dùng phương pháp luận lý quy nạp, đi từ đơn vị xã hội nhỏ nhất là gia đình tới xã hội và cuối cùng là quốc gia, để tìm ra những đặc tính thiết yếu mà nhà nước phải có để trở thành một nhà nước lý tưởng. Ngoài phương pháp quy nạp, Aristotle cũng dùng phương pháp so sánh giữa mô hình nhà nước “lý tưởng” và mô hình nhà nước trong thực tế và đưa ra những nguyên lý xây dựng một nền chính trị mang lại “điều tốt nhất” cho con người.

>>> Tải về máy: Ebook Chính trị luận .pdf 

6. Chính thể đại diện – John Stuart Mill

Chính thể đại diện (Representative government), Bàn về Tự Do (On Liberty) và Chủ nghĩa công lợi (Utilitarianism) là ba tác phẩm được chọn lựa như các tác phẩm tiêu biểu của John Stuart Mill trong bộ sách Great Books Of The Western World (Encyclopedia Britanica, 1994). Chính thể đại diện là một tác phẩm thuộc lĩnh vực triết học về chính trị và xã hội được xuất bản năm 1861. Như vậy tác phẩm này được viết cách đây đã gần một thế kỷ rưỡi và người ta có thể đặt câu hỏi liệu nó có thể có giá trị gì với độc giả Việt Nam ngày nay? Đó cũng là câu hỏi mà người dịch tự đặt ra cho mình khi bắt tay vào công việc đầy khó khăn và mạo hiểm là dịch một tác phẩm không mấy “hấp dẫn” như tác phẩm này.

Chính thể đại diện - John Stuart Mill
Chính thể đại diện – John Stuart Mill

Theo hiểu biết của tôi thì đây là một trong các tác phẩm kinh điển về nền dân chủ phương Tây. Cùng với tác phẩm Nền dân trị Mỹ của Alexis Tocqueville tác phẩm Chính thể đại diện của J.S. Mill được xem như những khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị-xã hội ở các nước Anh và Hoa Kỳ thế kỷ XIX. J.S. Mill xem xét vấn đề với tinh thần khách quan khoa học; mọi phán xét ông đưa ra đều có căn cứ lập luận rõ ràng và dựa trên những bằng chứng thực tế đương thời hay lịch sử. Vì vậy tác phẩm này cung cấp cho ta những tri thức khả tín để hiểu được cơ sở của nền dân chủ phương Tây. Từ đó ta mới có căn cứ để nhận dạng xã hội phương Tây hiện đại một cách chính xác. Đất nước ta đã chọn lựa hội nhập với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế thì nhất thiết phải hiểu biết về những đối tác của mình.

Hơn thế nữa, hai chục năm đã trôi qua kể từ khi đất nước ta chọn lựa chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường. Những biến đổi kinh tế dẫn đến nhiều đổi thay lớn, tốt cũng như xấu, trong xã hội. Tình hình tất yếu đòi hỏi phải có những điều chỉnh đối với các thiết chế tổ chức xã hội và để làm điều này đúng đắn thì phải học hỏi tri thức của nhân loại. Chúng tôi cho rằng tác phẩm Chính thể đại diện của J.S. Mill xứng đáng để chúng ta quan tâm tham khảo. Tác phẩm này từ thời Minh Trị đã được người Nhật dịch sang tiếng Nhật với nhan đề “Chính thể đại nghị”. Chúng tôi không dùng cách chuyển ngữ này vì e ngại độc giả hiểu lầm chủ đề của tác phẩm chỉ giới hạn thảo.

>>> Tải về máy:Ebook chính thể đại diện .pdf 

7. Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? – Nguyễn Cảnh Bình

Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? - Nguyễn Cảnh Bình
Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? – Nguyễn Cảnh Bình

Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? Bao gồm những mẩu chuyện rất lý thú về quá trình soạn thảo Hiến pháp, về những cuộc tranh luận cực kỳ gay go và nan giải trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, những bức thư đầy tính nhân bản và trách nhiệm của những người tham dự Hội nghị. Đặc điểm của cuốn sách này là không chỉ trình bày những luận điểm hậu thuẫn cho việc thành lập ra Nhà nước Liên bang với tên gọi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ như hiện nay mà cả những luận điểm chống lại sự hình thành này, đó là những điều chúng ta chưa hoặc là rất ít có điều kiện biết đến. Qua những tranh luận đó, dù tán thành hay phản đối, thì những lập luận đó cũng rất chân thành và đều chung một mong ước thiết lập một quốc gia thịnh vượng và bền vững. Có thể nói bản Hiến pháp được xây dụng như ngày nay cũng một phần nhờ những chống đối đó, điển hình là Tuyên ngôn nhân quyền.

Do đó, cuốn Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? có cách tiếp cận về lịch sử lập hiến khá toàn diện, không chỉ góp phần giái thích ý nghĩa của bản Hiến pháp Mỹ mà còn giúp người đọc hiểu được quá trình xây dựng một đạo luật.

>>> Tải về máy: Ebook Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào? .pdf 

8. Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân sự – John Locke.

Là một trong những danh tác chính trị thế giới, cuốn sách Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân sự này vừa tiếp nối dòng chảy liên tục của tư tưởng nhân loại về phạm trù “nhà nước”, “quyền lực” từ thời Hy Lạp – La Mã cổ đại đến thời Phục hưng, vừa góp phần tạo tiền đề trực tiếp cho trào lưu Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII và ghi dấu ấn rõ nét trong tư duy và hành động của các nhà lập quốc Mỹ sau này…

Triết gia người Anh John Locke (1632-1704) là một trong những tên tuổi nổi bật nhất trong lịch sử tư tưởng phương Tây thế kỷ XVII và được xem là một trong những cội nguồn tri thức của phong trào Khai sáng của châu Âu. Cuốn sách “Khảo luận thứ hai về chính quyền” của Locke là một chuyên luận về nguồn gốc, phạm vi và mục đích chân chính của chính quyền dân sự. Với tác phẩm này, Locke đã trực tiếp đưa ra học thuyết của mình về nhà nước.

>>> Tải về máy: Ebook Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân sự – Tập 1 .pdf 

>>> Tải về máy: Ebook Khảo luận thứ hai về chính quyền – Chính quyền dân sự – Tập 2 .pdf 

9. Từ độc tài đến dân chủ – Gene Sharp

Từ Độc Tài Đến Dân Chủ chỉ dày khoảng 100 trang, nhưng đã trở thành “giáo trình đấu tranh dân chủ” giúp nhân dân ở nhiều nơi trên thế giới. Từ Độc Tài Đến Dân Chủ lần đầu tiên xuất hiện dưới dạng một chuỗi bài báo đăng nhiều kỳ trong tạp chí Khit Pyaing (“Thời Đại Mới”) ở Thái Lan bằng tiếng Anh và tiếng Miến Điện, trước khi được in thành sách.

Từ độc tài đến dân chủ - Gene Sharp
Từ độc tài đến dân chủ – Gene Sharp

Đây là tác phẩm được dịch và phổ biến nhất của Tiến sĩ Gene Sharp. Cuốn sách được dịch ra 30 thứ tiếng. Theo New York Times, đây là tác phẩm nổi bật nhất của tác giả, đã cổ vũ người chống độc tài trên toàn thế giới, gồm có Miến Điện, Bosnia, Estonia và Zimbawe, và nay là Tunisia và Ai Cập.

Cuốn sách là phần quan trọng với các cuộc cách mạng tại Serbia, Georgia, Ukraine, Kyrgyzstan và Belarus. Lãnh đạo cách mạng tại Serbia, ông Oleh Kyriyenko nói trong cuộc phỏng vấn với đài Radio Netherlands:

Từ Độc Tài Đến Dân Chủ khiến tác giả của nó trở thành “kẻ thù số 1” của các chế độ có tính chất độc tài. Ở Nga, những cửa hàng bán sách này bị đốt cháy. Iran làm chương trình truyền hình tố cáo Sharp là tay sai của CIA với âm mưu lật đổ chế độ ở Iran, còn Chavez ở Venezuela nói rằng Sharp là mối đe dọa với an ninh quốc gia của nước này.

Tiến sĩ Gene Sharp là chuyên gia hàng đầu thế giới về cách mạng bất bạo động. Tác phẩm của ông đã được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ. Các cuốn sách của ông được bí mật chuyền qua biên giới trốn tránh cảnh sát mật ẩn ở khắp nơi trên thế giới. Gene Sharp chính là người nay được công nhận là tác giả chiến lược đằng sau cuộc lật đổ chính phủ Ai Cập tháng 2/2011.

>>> Tải về máy: Từ độc tài đến dân chủ .pdf

10. Nền Dân trị Mỹ – Alexis De Tocqueville

Nền Dân trị Mỹ - Alexis De Tocqueville
Nền Dân trị Mỹ – Alexis De Tocqueville

Nền Dân trị Mỹ – cuốn sách này không thực sự nhằm vào một đối tượng nào. Khi viết sách này, Alexis De Tocqueville không quan tâm phục vụ hoặc chống lại bất kỳ phe phái nào. Tác giả tìm cách hiểu thấu vấn đề không theo cách làm cho nó khác đi mà theo cách nhìn xa hơn các phe phái. Và trong khi các phe phái lo toan đến ngày mai thì tôi muốn lo nghĩ cho tương lai.

Theo tác giả, nền dân trị  hứa hẹn được những gì cho tương lai là tuỳ thuộc vào yếu tố quyết định: tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề còn nóng bỏng tính thời sự:

– Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trí đến đâu?

– Làm thế nào để hợp nhất sự tham gia của toàn dân với  thể chế chính trị đại diện?

– Xã hội hiện đại đứng trước nguy cơ nào khi sự thờ ơ, tính phi chính trị và xu hướng trở về với cuộc sống riêng tư ngày càng gia tăng trong nhân dân?

– Làm sao cân đối được mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế, giữa cá nhân và xã hội: hay nói cách khác, giữa tự do và bình đẳng?

>>> Tải về máy: Ebook Nền Dân trị Mỹ – Tập 1 .pdf 

>>> Tải về máy: Ebook Nền Dân trị Mỹ – Tập 2 .pdf


Các tìm kiếm liên quan đến những cuốn sách dân luật nên đọc, những cuốn sách mà dân luật nên đọc, sách hay về nghề luật sư, sách hay về luật, sách sinh viên luật nên đọc, học luật cần đọc sách gì, những cuốn sách về luật, sách về pháp luật, sách dành cho sinh viên luật, sách về ngành luật, sách hay về luật kinh tế, ngành luật nên đọc sách gì, sách hay về luật học

5/5 - (19012 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.

Phản hồi

  1. Thông tin rất hữu ích trong bối cảnh Kinh tế và Trật tự xã hội có nhiều biến động trong xu hướng hội nhập và phát triển. Rất cảm ơn