Tam quyền phân lập là gì? Thể hiện qua hiến pháp như thế nào?

Tam quyền phân lập

Tam quyền phân lập là gì?

Tam quyền phân lập là nội dung học thuyết của Montesquieu, trong đó phân chia quyền lực nhà nước cho ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Mục đích là để tạo cơ chế nội bộ giám sát, ngăn ngừa sự lạm quyền trong bộ máy nhà nước.

 

Các nội dung liên quan:

 

Trong thực tế, tư tưởng về việc phân chia quyền lực trong tổ chức nhà nước đã được đề cập bởi một số nhà triết học khác, bao gồm John Locke, và đã được áp dụng (ở mức độ nhất định) từ thời La Mã cổ đại. Tuy nhiên, chỉ đến Montesquieu thì tư tưởng này mới được phát triển thành một học thuyết độc lập, hoàn chỉnh.

Tam quyền phân lập thể hiện qua hiến pháp như thế nào?

Học thuyết tam quyền phân lập được áp dụng một cách phổ biến trong hiến pháp của các nước tư sản (mà điển hình là Hiến pháp Hoa Kỳ). Dựa trên học thuyết này, hiến pháp của các nước tư sản giao quyền lập pháp cho nghị viện (là cơ quan đại diện được bầu ra bằng tuyển cử, được coi là biểu hiện ý chí chung của quốc gia), quyền hành pháp cho chính phủ (là cơ quan có trách nhiệm thực thi luật pháp đã được nhà nước ban hành), quyền tư pháp cho toà án (để phán xử những vi phạm pháp luật). Bên cạnh đó, tuỳ quốc gia, hiến pháp còn có nhiều quy định về mối quan hệ ràng buộc giữa ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ví dụ, theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Nghị viện có quyền thông qua luật nhưng để có hiệu lực phải được Tổng thống ký phê chuẩn. Ngược lại, Tổng thống có quyền ký kết các điều ước quốc tế nhưng phải được Thượng viện phê chuẩn. Từ sau vụ Marbury kiện Madison, nhánh tư pháp ở Hoa Kỳ có quyền xem xét các đạo luật đã được ban hành liệu có vi hiến hay không …

Tính đến nay, sự phân quyền và ràng buộc theo học thuyết tam quyền phân lập tạo ra cơ chế nội bộ hữu hiệu nhất để các nhánh quyền lực nhà nước giám sát, kiềm chế và đối trọng nhau, ngăn ngừa sự lạm quyền; đồng thời vẫn bảo đảm những mối liên hệ cần thiết giữa các nhánh quyền lực bị chia tách để những cơ quan này có thể cộng tác với nhau vì lợi ích chung của đất nước…Chính vì vậy, không chỉ hiến pháp các nước tư sản mà hiến pháp của hầu hết quốc gia trên thế giới hiện nay đều được xây dựng dựa theo lý thuyết tam quyền phân lập, dù mức độ và cách thức áp dụng ít nhiều khác nhau.

2.5/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền