Vấn đề bầu cử được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới?

Chuyên mụcLuật hiến pháp Quyền bầu cử
Người dân thực hiện quyền bầu cử để cử đại diện cho mình tham gia quản lý nhà nước

Bầu cử là gì? Vấn đề bầu cử được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới?

 

Các nội dung liên quan:

 

Bầu cử là gì?

Bầu cử là một định chế trọng tâm của một nền dân chủ, nơi mà quyền lực của nhà nước xuất phát từ ý chí của người dân. Bầu cử, tuân thủ nguyên tắc tự do và công bằng, thường được tổ chức theo phương thức bầu cử đa số hoặc bầu cử theo tỉ lệ.

Vấn đề bầu cử được quy định như thế nào trong hiến pháp trên thế giới?

Bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ cơ bản nhất của hiến pháp. Có hai hình thức cơ bản để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình là dân chủ trực tiếp (người dân tự mình thể hiện quan điểm trong các cuộc trưng cầu ý kiến) và dân chủ gián tiếp. Dân chủ gián tiếp là việc nhân dân bầu ra những người đại diện để thực hiện các công việc để mang lại lợi ích cho toàn dân. Hình thức dân chủ gián tiếp này còn được gọi là hình thức dân chủ đại diện. Bầu cử trở thành một trong những hình thức thực hiện quyền dân chủ, một biện pháp để nhân dân trao quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước. Chế độ bầu cử được xác định bởi tổng thể các mối quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình tiến hành các cuộc bầu cử, từ lúc lập danh sách cử tri, cho đến khi kết thúc việc xác định được danh sách những người trúng cử.

Nhìn chung, hiến pháp các quốc gia quy định tương đối chi tiết về các vị trí được bầu ra (thành viên nghị viện, tổng thống…), điều kiện bầu cử, điều kiện ứng cử, việc phân xác định khu vực bầu cử, việc phân bổ số ghế cho các khu vực… Trong chế độ đại nghị, nhân dân trực tiếp bầu ra hạ viện (viện dân biểu), đảng chiếm đa số tại hạ viện hay liên minh các đảng cầm quyền thành lập ra chính phủ do một thủ tướng đứng đầu. Do vậy, chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện. Trong chế độ cộng hòa tổng thống, nhân dân trực tiếp hoặc có thể gián tiếp bầu ra nguyên thủ quốc gia (tổng thống) đồng thời là người trực tiếp lãnh đạo hành pháp. Chính phủ và người đứng đầu chính phủ không chịu trách nhiệm trước nghị viện, mà phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Nhân dân trực tiếp hạn chế quyền lực của tổng thống qua các cuộc đầu phiếu phổ thông.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền