So sánh công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn

Doanh nghiệp

So sánh công ty cổ phần (CP) và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 để chỉ rõ điểm giốngkhác nhau cơ bản giữa 02 loại hình doanh nghiệp này.

 

Những nội dung liên quan:

 

So sánh công ty TNHH và công ty cổ phần

Sự giống nhau giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty TNHH và công ty cổ phần đều có tư cách pháp nhân;

Công ty TNHH và công ty cổ phần đều có sự tách bạch về tài sản của công ty và tài sản của các thành viên;

Công ty TNHH và công ty cổ phần đều là loại hình công ty đối vốn;

– Thành viên có thể là cá nhân, tổ chức;

– Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình;

– Thành viên công ty có quyền chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật.

Phân biệt công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn

Tiêu chí Công ty Cổ phần Công ty trách nhiệm hữu hạn
Số lượng Không giới hạn cổ đông, tuy nhiên tối thiểu phải có 3 cổ đông trở lên. Thành viên giới hạn từ 1 đến 50 tùy thuộc TNHH 1 thành viên hoặc TNHH 2 thành viên trở lên.
Tính chất hoạt động – Công ty cổ phần là loại hình công ty có tổ chức phức tạp hơn so với công ty TNHH, hoạt động mang tính xã hội sâu rộng.

– Dễ dàng huy động được nguồn vốn lớn thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu, do đó chia sẻ được rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty TNHH chịu ít ràng buộc pháp lý hơn so với công ty cổ phần, có số vốn ít hơn do công ty TNHH chỉ có quyền phát hành trái phiếu, do vậy khả năng chịu rủi ro cao hơn.
Vốn – Được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn;

– Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

– Góp vốn: Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua tối thiểu 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Trường hợp cổ đông không thanh toán hoặc thanh toán không đủ vốn góp trong thời hạn trên => Xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2014.

– Không được phép phát hành cổ phiếu;

– Vốn điều lệ của Công ty TNHH tính theo tỷ lệ % vốn góp;

– Góp vốn: Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập Doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp. Được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp khi góp đủ và đúng loại tài sản như cam kết trong đúng thời gian đã quy định.

– Trường hợp không góp đủ và đúng hạn: công ty làm thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn của thành viên theo thực tế góp.

Chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần – Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.

– Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.

– Nếu thành viên muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình thì trước tiên phải chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty TNHH với cùng điều kiện.

– Thành viên chỉ có thể chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty TNHH không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

Cơ cấu – Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), Hội đồng quản trị (HĐQT), Chủ tịch HĐQT, và Giám đốc/Tổng giám đốc.

– Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty cổ phần phải có ban kiểm soát.

– Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất.

– Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty cổ phần.

– Công ty TNHH 2 thành viên có Hội đồng thành viên (HĐTV), Chủ tịch HĐTV, và Giám đốc/Tổng giám đốc. Công ty TNHHcó từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát.

– Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.

Chế độ quản lý Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn so với công ty TNHH do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật.

Các trường hợp hoạt động đối kháng nhau về lợi ích luôn xảy ra ở các công ty này.

– Quyền quản lý công ty được gắn chặt với các thành viên tham gia thành lập công ty dựa theo số vốn đóng góp.

– Các trường hợp hoạt động đối kháng nhau về lợi ích ít xảy ra hơn so với công ty cổ phần.

Căn cứ pháp lý Luật Doanh nghiệp 2014

Những nội dung liên quan đến công ty TNHH và công ty cổ phần

  • So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần công nghệ 10

  • So sánh công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên theo Luật doanh nghiệp 2014

  • Điểm khác nhau giữa công ty TNHH và công ty cổ phần công nghệ 10

  • So sánh công ty hợp danh và công ty cổ phần

  • So sánh công ty TNHH 1 thành viên và doanh nghiệp tư nhân

  • So sánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh

  • So sánh doanh nghiệp và công ty công nghệ 10

  • Đặc điểm công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần

5/5 - (21568 bình chọn)

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Nếu cần BQT hỗ trợ gấp, vui lòng liên hệ hotline 1900.0164 bấm phím 0.