So sánh biện pháp ngăn chặn và hình phạt

Chuyên mụcLuật hình sự, Luật tố tụng hình sự Tạm giam, tạm giữ

So sánh biện pháp ngăn chặn và hình phạt để làm rõ điểm giống và khác nhau cơ bản giữa biện pháp ngăn chặn và hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành.

 

Những nội dung liên quan:

 

Sự giống nhau giữa biện pháp ngăn chặn và hình phạt

  • Đều là những biện pháp nhằm hạn chế một hoặc một số quyền, lợi ích của người nào đó được quy định trong Bộ luật hình sự.
  • Đang cập nhật…

Phân biệt biện pháp ngăn chặn và hình phạt

  Biện pháp ngăn chặn Hình phạt
Khái niệm Biện pháp ngăn chặn là biện pháp để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong BLHS, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
Đối tượng áp dụng Người bị buộc tội Người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội
Căn cứ tiến hành Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình. Khi người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội mà Nhà nước nhận thấy cần phải có biện pháp cưỡng chế ước nhằm nhằm trừng trị mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới đồng thời giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Thời điểm tiến hành Sau khi có lệnh hoặc quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn của cơ quan có thẩm quyền Sau khi Tòa án có quyết định áp dụng hình phạt đối với với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội.
Hình thức – Giữ người trong trường hợp khẩn cấp

 

– Bắt

– Tạm giữ

– Tạm giam

– Bảo lĩnh

– Đặt tiền để bảo đảm

– Cấm đi khỏi nơi cư trú

– Tạm hoãn xuất cảnh.

Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam có hệ thống hình phạt, được sắp xếp theo trật tự nhất định tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm khắc của mỗi loại hình phạt. Hình phạt được phân loại thành 2 nhóm: Hình phạt chính và hình phạt bổ sung

 

– Hình phạt hính bao gồm: cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình.

– Hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế, tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền, khi không áp dụng hình phạt chính; trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính

 …    
 …    

Các tìm kiếm liên quan đến so sánh biện pháp ngăn chặn và hình phạt: so sánh hình phạt và các biện pháp tư pháp, hình phạt trong luật hình sự, khái niệm biện pháp tư pháp, so sánh các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, so sánh hình phạt chính và hình phạt bổ sung, mục đích của biện pháp tư pháp, các biện pháp tư pháp trong luật hình sự, so sánh tạm giữ hành chính và tạm giữ hình sự, so sánh bpnc với biện pháp cưỡng chế khác trong tths, đặc điểm các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự

Khái niệm biện pháp ngăn chặn và hình phạt?

Biện pháp ngăn chặn là biện pháp để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình.
– Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong BLHS, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.

Sự giống nhau giữa biện pháp ngăn chặn và hình phạt

Đều là những biện pháp nhằm hạn chế một hoặc một số quyền, lợi ích của người nào đó được quy định trong Bộ luật hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền