Quyền bình đẳng được đề cập trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào?

Chuyên mụcLuật hiến pháp Bình đẳng giới

Quyền bình đẳng được đề cập trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào?

 

Các nội dung liên quan:

 

Bình đẳng vừa là một quyền, vừa là một nguyên tắc của quyền con người. Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định ở Điều 52 “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, Điều 54 “công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”

Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013 có bổ sung điều khoản “không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (khoản 2 Điều 17). Tuy nhiên, cả Hiến pháp hiện hành và Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đều chưa đề cập đến quy định trong Điều 16 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966, đó là quyền được coi là thể nhân trước pháp luật. Quyền này có ý nghĩa rất quan trọng, được xem là điều kiện đầu tiên để thực hiện các quyền dân sự khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền