Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính trong QHPL HC

luật Hành chính

Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính được thể hiện trong quan hệ pháp luật hành chính như thế nào?

Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính

Luật hành chính có 2 phương pháp điều chỉnh cơ bản là phương pháp quyền uy – phục tùng và phương pháp thỏa thuận:

Phương pháp quyền uy:

Là đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là tính mệnh lệnh.

Trong quan hệ pháp luật hành chính thường một bên được giao quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước để ra các họat động đơn phương kiểm tra hoạt động của bên kia, áp dụng các biện pháp cướng chế nhà nước.

Một số trường hợp quyết định được theo sáng kiến của bên ko nắm quyền lực nhà nước như công dân xin cấp đất làm nhà, công dân đi khiếu nại….

Phương pháp thỏa thuận:

Được tồn tại dưới hình thức giao kết hợp đồng hành chính, ban hành các văn bản liên tịch.

Trong các trường hợp trên thì quan hệ ngang hàng cũng chỉ là tiền đề cho sự xuất hiện các quan hệ dọc.

* Quan hệ dọc

1. Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc. Ðó là những cơ quan nhà nước có cấp trên, cấp dưới phụ thuộc nhau về chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu, tổ chức…

Ví dụ: Mối quan hệ giữa Chính phủ với UBND tỉnh Cần Thơ; Bộ Tư pháp với Sở Tư pháp…

2. Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung cấp dưới trực tiếp nhằm thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Mối quan hệ giữa Bộ Tư pháp với UBND tỉnh Cần Thơ; giữa Sở Thương mại tỉnh Cần Thơ với UBND huyện Ô Môn…

3. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị, cơ sở trực thuộc.

Ví dụ: Quan hệ giữa Bộ Giáo dục – Ðào tạo với Trường đại học Cần Thơ, Giữa Bộ Y tế và các bệnh viện nhà nước.

* Quan hệ ngang

1. Quan hệ hình thành giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.

Ví dụ: Mối quan hệ giữa UBND tỉnh Cần Thơ với Sở Thương mại tỉnh Cần Thơ ; Giữa Chính Phủ với Bộ Tư pháp …

2. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp với nhau. Các cơ quan này không có sự phụ thuộc nhau về mặt tổ chức nhưng theo quy định của pháp luật thì có thể thực hiện 1 trong 2 trường hợp sau:

– Một khi quyết định vấn đề gì thì cơ quan này phải được sự đồng ý, cho phép hay phê chuẩn của cơ quan kia trong lĩnh vực mình quản lý.

Ví dụ: Mối quan hệ giữa Bộ Tài chính với Bộ Giáo dục – Ðào tạo trong việc quản lý ngân sách Nhà nước; giữa Sở Lao động Thương binh -Xã hội với các Sở khác trong việc thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước.

– Phải phối hợp với nhau trong một số lĩnh vực cụ thể

Ví dụ: Thông tư liên Bộ do Bộ giáo dục đào tạo phối hợp với Bộ tư pháp ban hành về vấn đề liên quan đến việc đào tạo cử nhân Luật.

Thông tư liên ngành do Bộ trưởng Bộ tư pháp phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao liên quan đến lĩnh vực tội phạm ban hành.

3. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương với các đơn vị, cơ sở trựcthuộc trung ương đóng tại địa phương đó.

Ví dụ: quan hệ giữa UBND tỉnh Cần Thơ với Trường đại học Cần Thơ.

 


Các tìm kiếm liên quan đến Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính được thể hiện trong quan hệ pháp luật hành chính như thế nào, phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương bắt buộc, phương pháp quyền uy phục tùng, đối tượng điều chỉnh của luật hành chính, ví dụ về 3 quan hệ xã hội thuộc 3 nhóm đối tượng điều chỉnh của luật hành chính, dấu hiệu nhận diện quan hệ pháp luật hành chính, các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật hành chính, phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương, phương pháp điều chỉnh của luật hình sự

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền